Việt Nam sẽ áp dụng “Hộ chiếu vaccine”, sớm mở cửa du lịch?

Việt Nam sẽ áp dụng “Hộ chiếu vaccine”, sớm mở cửa du lịch? Các bộ, ngành liên quan tích cực xem xét, nghiên cứu để lên phương án triển khai áp dụng “Hộ chiếu vaccine” - từng bước mở lại đường bay quốc tế - giao thương có kiểm soát trong tình hình dịch Covid-19 cơ bản được kiểm soát tốt – phát biểu kết luận của Thủ tướng tại cuộc họp trực tuyến toàn quốc của Thường trực Chính phủ với Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19 cùng các địa phương diễn ra mới đây. Liệu Việt Nam sẽ sớm mở cửa du lịch nếu triển khai áp dụng "Hộ chiếu vaccine"? Việt Nam nên hay không triển khai “Hộ chiếu vaccine”? Nếu đề xuất áp dụng “Hộ chiếc vaccine” - “giấy thông hành” cho người nước ngoài muốn nhập cảnh vào Việt Nam ở thời điểm vẫn còn dịch Covid-19, được thông qua và triển khai rộng rãi...

Các bộ, ngành liên quan tích cực xem xét, nghiên cứu để lên phương án triển khai áp dụng “Hộ chiếu vaccine” - từng bước mở lại đường bay quốc tế - giao thương có kiểm soát trong tình hình dịch Covid-19 cơ bản được kiểm soát tốt – phát biểu kết luận của Thủ tướng tại cuộc họp trực tuyến toàn quốc của Thường trực Chính phủ với Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19 cùng các địa phương diễn ra mới đây.

việt nam sẽ áp dụng
Liệu Việt Nam sẽ sớm mở cửa du lịch nếu triển khai áp dụng "Hộ chiếu vaccine"?

Việt Nam nên hay không triển khai “Hộ chiếu vaccine”?

Nếu đề xuất áp dụng “Hộ chiếc vaccine” - “giấy thông hành” cho người nước ngoài muốn nhập cảnh vào Việt Nam ở thời điểm vẫn còn dịch Covid-19, được thông qua và triển khai rộng rãi -  nhiều hoạt động sẽ từng bước trở lại trong bối cảnh “bình thường mới” trong và sau dịch, bao gồm cả đón và phục vụ du khách quốc tế. Điều này được kỳ vọng sẽ là “chìa khóa” mở cửa lại đường bay quốc tế, giao thương hàng không quốc tế, mở cửa lại ngành du lịch và dịch vụ, tạo mới và giải quyết nhu cầu việc làm cho hàng chục triệu lao động trên cả nước…

Tuy nhiên, còn đó nhiều bất cập và rủi ro nếu việc nghiên cứu triển khai “Hộ chiếu vaccine” không đảm bảo tính toàn diện. Nổi cộm như: vaccine không mang lại hiệu quả phòng bệnh tối đa, mỗi người khác nhau thì khả năng miễn dịch khác nhau, chưa kể không đáp ứng với người nhiễm biến thể mới, được phát hiện sau vaccine - mỗi vaccine lại cho hiệu lực không đồng đều như mong đợi - xuất hiện “hộ chiếu vaccine” giả… Những bất cập này tiềm ẩn nguy cơ gây lây lan và làm bùng phát dịch bệnh từ bất cứ ai, tại bất cứ đâu, vào bất cứ thời điểm nào vì không được kiểm soát tốt. Do đó, nên hay không nên triển khai “hộ chiếu vaccine” tại Việt Nam vẫn là vấn đề cần các chuyên gia, bộ, ngành liên quan xem xét, nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi đề xuất ý kiến lên Chính phủ.

Thêm nữa là, Việt Nam đang xem xét để lựa chọn và khuyến khích một số nơi thí điểm đón khách quốc tế, giới hạn địa điểm di chuyển để dễ quản lý và kiểm soát, tổ chức cho người dân tại đó (ưu tiên nhân sự phục vụ du lịch) được tiêm vaccine để tạo miễn dịch cộng đồng.

việt nam sẽ áp dụng
"Hộ chiếu vaccine" được xem là tấm thẻ thông hành để một người đi ra nước ngoài thời dịch

Tích cực phục hồi ngành du lịch và hàng không

Hơn 1 năm qua, trong tình cảnh tích cực phòng và chống dịch, Việt Nam đã, đang và sẽ nỗ lực thực hiện mục tiêu kép: vừa phòng, chống dịch hiệu quả, vừa thúc đẩy phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống trong bối cảnh “bình thường mới”.

Dịch bệnh diễn biến phức tạp và tái lây nhiễm nhiều lần khiến nhiều hoạt động và ngành nghề bị ảnh hưởng. Lao đao nhất là khối ngành dịch vụ như hàng không, vận chuyển, du lịch, khách sạn, nhà hàng. Trên cả nước, hàng nghìn doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh từng “cửa đóng then cài”, hoạt động cầm chừng đến ngừng kinh doanh - nhân sự ngành thì bị giảm thu nhập, nghỉ giãn ca, giảm ngày công, mất việc. Điều kiện kinh tế và đời sống tinh thần của hàng triệu người bị tác động nghiêm trọng.

Nói như thế để nhấn mạnh tính cấp thiết của việc tích cực triển khai các biện pháp hỗ trợ bổ sung, đưa ra các chính sách phù hợp và kịp thời giúp phục hồi những ngành bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, đặc biệt là du lịch và hàng không, nỗ lực giải quyết nạn thiếu việc làm cho người lao động đồng thời tiếp tục đặt ra gói an sinh xã hội cho những đối tượng liên quan, bao gồm cả người dân bị thiệt hại và doanh nghiệp gặp khó khăn.

Trước đó, Việt Nam đã và đang trao đổi với một số đối tác có hệ số an toàn cao (tức kiểm soát dịch tốt) để triển khai nối lại đường bay thương mại trong khi một số đối tác khác có mong muốn mở lại đường bay thương mại đến Việt Nam thì cần phải nghiên cứu và trao đổi thêm về quy trình cũng như thời điểm cụ thể, đảm bảo phù hợp với tình hình dịch bệnh tại quốc gia đó và ở Việt Nam.

Được biết, Việt Nam từng triển khai 2 chuyến bay quốc tế thử nghiệm chở khách từ Seoul (Hàn Quốc) đến Hà Nội và Tp.HCM hồi cuối tháng 9/2020, tuy nhiên, các chuyến bay thương mại quốc tế phải tạm dừng vì phương thức quản lý, cách ly khách chưa thống nhất.

việt nam sẽ áp dụng
Du khách nhập cảnh vào sân bay Nội Bài, Hà Nội trong chuyến bay quốc tế thử nghiệm hồi tháng 9/2020

 

Trước thế mạnh phòng chống dịch tốt, gây ấn tượng với bạn bè quốc tế; triển khai tiêm chủng toàn dân – Việt Nam đang là điểm “đặt cọc” của nhiều doanh nghiệp FDI, tổ chức, doanh nghiệp và du khách nước ngoài ngay khi có thể đến. Vì vậy, xem xét, nghiên cứu mở cửa đường bay quốc tế thương mại thường lệ trong điều kiện vẫn đảm bảo an toàn sức khỏe và kiểm soát, phòng dịch tốt là thực sự cần thiết để chớp lấy thời cơ. Tốc độ triển khai càng nhanh chóng và quyết liệt, cơ hội nhận về càng nhiều và khả quan.

(Theo Báo Thanh niên + VnExpress)

Có thể bạn muốn xem