web stats

Những trang phục dân tộc Việt Nam đẹp ngẩn ngơ làm nên bản sắc văn hóa Việt

Những trang phục dân tộc Việt Nam đẹp ngẩn ngơ làm nên bản sắc văn hóa Việt Có rất nhiều những mẫu trang phục dân tộc Việt Nam đẹp đại diện cho các dân tộc đang sinh sống khắp 3 miền Tổ quốc. Mỗi trang phục với kiểu dáng, chất liệu riêng, làm nên nét đặc trưng cho văn hóa truyền thống của người Việt.  Những trang phục dân tộc Việt Nam đẹp làm nên bản sắc văn hóa Việt  1. Áo dài của người Kinh  Áo dài là một trong những trang phục dân tộc Việt Nam đẹp đã được từ điển thế giới ghi nhâận với tên gọi “ao dai”. Đây là trang phục của phụ nữ người Kinh nói riêng và cả nước ta nói chung. Tà áo dài với vẻ đẹp mềm mại, thướt tha, vừa đủ kín đáo nhưng đồng thời tôn lên những đường nét gợi cảm của người mặc.    Tà áo dài Việt có lịch sử phát triển qua...

Có rất nhiều những mẫu trang phục dân tộc Việt Nam đẹp đại diện cho các dân tộc đang sinh sống khắp 3 miền Tổ quốc. Mỗi trang phục với kiểu dáng, chất liệu riêng, làm nên nét đặc trưng cho văn hóa truyền thống của người Việt. 

Những trang phục dân tộc Việt Nam đẹp làm nên bản sắc văn hóa Việt 

1. Áo dài của người Kinh 

Áo dài là một trong những trang phục dân tộc Việt Nam đẹp đã được từ điển thế giới ghi nhâận với tên gọi “ao dai”. Đây là trang phục của phụ nữ người Kinh nói riêng và cả nước ta nói chung. Tà áo dài với vẻ đẹp mềm mại, thướt tha, vừa đủ kín đáo nhưng đồng thời tôn lên những đường nét gợi cảm của người mặc.   

Tà áo dài Việt có lịch sử phát triển qua nhiều thế kỷ. Ảnh: @aodai.vietnam.page

Áo dài truyền thống của người người Việt có lịch sử hình thành và phát triển qua rất nhiều thời kỳ, xuất hiện cách đây hàng ngàn năm. Tiền thân của trang phục này là áo giao lĩnh với đường may rộng, cổ tay rộng, xẻ hai bên hông và tà áo dài chấm gót. Người ta sử dụng 4 tấm vải để may thân áo tương tự như áo tứ thân, mặc kèm váy đen, có thắt lưng.  

Áo dài và nón lá làm nên hình ảnh người phụ nữ Việt Nam dịu dàng, đằm thắm. Ảnh: @myhanoii

Vào thế kỷ 17, áo dài tứ thân ra đời, sau đó là áo dài ngũ thân rồi đến áo dài lemur vào những năm đầu thế kỷ 20. Về sau, áo dài tiếp tục phát triển thành áo dài Lê Phổ, áo dài Raglan và hình thành áo dài truyền thống từ những năm 1970. Từ đó đến nay, trang phục áo dài truyền gồm 2 tà trước và sau, quần dài chấm gót, cổ đứng hoặc cổ tròn.   

Tà áo dài trắng kín đáo mà vẫn rất quyến rũ. Ảnh: @photobyfule

Tà áo dài được may từ nhiều chất liệu như lụa, voan, vải trơn nhằm tôn lên nét đẹp mềm mại của người mặc. Ngày nay, áo dài được cách tân để phù hợp với xu hướng phát triển của thời trang. Nhiều trang phục áo dài với cổ nơ, áo dài tay ngắn, áo dài yếm,… ra đời mang lại sự đa dạng cho loại trang phục này. 

2. Áo cóm, váy đen và khăn piêu của người Thái

Mỗi dân tộc của nước ta đều có trang phục truyền thống riêng và dân tộc Thái cũng vậy. người Thái nổi tiếng với áo cóm, váy đen và chiếc khăn piêu đã đi vào thơ ca, âm nhạc. Đây cũng là trang phục dân tộc Việt Nam đẹp, tôn lên vẻ đẹp của người mặc và làm đa dạng thêm nét đẹp văn hóa của người Việt.  

Người Thái cũng có trang phục truyền thống rất đẹp. Ảnh: @aeng1698

Dân tộc Thái được chia thành hai nhóm là người Thái Đen và người Thái Trắng. Tuy nhiên, trang phục truyền thống của người Thái vẫn thống nhất với 3 món chính là áo cóm, váy đen và chiếc khăn piêu. Ngoài ra, người Thái còn nhiều phụ kiện khác như hoa tai, vòng cổ,… để tạo nên một bộ trang phục đẹp và ấn tượng.   

Chiếc khăn piêu là biểu tượng của trang phục truyền thống dân tộc Thái. Ảnh: @mooclee_03magazine

Điều làm nên vẻ đẹp của trang phục người dân tộc Thái chính là các hoa văn, họa tiết vô cùng ấn tượng. Người Thái ưa chuộng hoa văn hình hoa lá thiên nhiên, mặt trời, rồng, mây,…  Chiếc áo của phụ nữ Thái được may để ôm vừa vặn cơ thể để tôn lên những đường nét tự nhiên của người mặc.  

Váy áo của người Thái cũng rực rỡ sắc màu. Ảnh: @__shynn.2899__

Ngoài 3 món chính là một bộ trang phục Thái được đánh giá là chỉn chu khi có thêm: thắt lưng, nón, xà cạp, các loại vòng đeo tay, đeo cổ. Vào những dịp quan trọng nhưng lễ hội truyền thống, phụ nữ Thái thường ăn diện rất đẹp với đầy đủ phụ kiện, xuất hiện vô cùng xinh đẹp và lộng lẫy. 

3. Áo tầm vông và xà rông của người Khmer 

Có rất nhiều trang phục dân tộc Việt Nam đẹp, làm nên sự phong phú cho văn hóa nước này. Một trong số đó là trang phục truyền thống của người Khmer. Đây là một trong những dân tộc ở Việt Nam sở hữu trang phục cầu kỳ, độc đáo và nổi bật nhất. Dù là quần hay váy đều có sự kết hợp của nhiều màu sắc rực rỡ, nổi bật.   

Trang phục của người Khmer lộng lẫy với gam màu vàng chủ đạo. Ảnh: @sory__dance_artistic_work_

Hai bộ phận cấu thành nên trang phục của người Khmer chính là váy và áo. Váy thường may rộng, luồn từ sau ra phía trước qua hai chân, sau đó dắt bên hông khá độc đáo. Trong khi đó, áo có thể biến tấu thành kiểu áo lệch một bên vai hoặc trễ một bên vai vừa kín đáo, lại vừa gợi cảm đủ để tôn lên nét đẹp của phụ nữ.    

Điểm nhấn của trang phục Khmer truyền thống là chiếc mũ cầu kỳ, tinh xảo. Ảnh: @sory__dance_artistic_work_

Vào những ngày quan trọng như cưới hỏi, phụ nữ Khmer chọn mặc những bộ trang phục có màu sắc, hoa văn và họa tiết cầu kỳ, sặc sỡ. Trên váy áo có đính nhiều kim sa lấp lánh, trang phục chủ yếu có màu vàng, giúp cô dâu, chú rể luôn nổi bật trong các bữa tiệc cưới hỏi.   

Khmer là một trong những dân tộc có trang phục ấn tượng nhất ở Việt Nam. Ảnh: @darakhmerart

Trang phục truyền thống của phụ nữ Khmer không chỉ có màu sắc và thiết kế cầu kỳ mà còn có trang sức công phu, tinh xảo. Vào những dịp quan trọng, người Khmer sẽ đeo hạt cườm, hoa tai bằng vàng, đồng, bạc để tôn lên vẻ đẹp vô cùng ấn tượng.  

4. Váy áo hoa của người Mông 

Nhắc đến những trang phục dân tộc Việt Nam đẹp mà quên những bộ váy sặc sỡ của người Mông thì thật là thiếu sót to lớn. Đồng bào dân tộc Mông sinh sống chủ yếu tại các tỉnh miền núi cao như Sapa, Hà Giang, Yên Bái,.. nên có trang phục được dệt từ chất liệu vải lanh dày, nhiều màu sắc và hoa văn cầu kỳ.  

Em bé người Mông với trang phục truyền thống đẹp. Ảnh: @yentrangnguyen_

Bộ trang phục truyền thống của phụ nữ Mông gồm có váy xòe xếp ly, áo xẻ cổ, mũ đội đầu và xà cạp. Để tạo thêm điểm nhấn cho trang phục, người Mông còn đính thêm nhiều chuỗi hạt, đồng xu bằng bạc lên thân váy và áo, vừa mang lại vẻ đẹp lộng lẫy, vừa thể hiện được quan niệm tâm linh của dân tộc Mông.   

Người Mông mặc trang phục dêt từ vải lanh. Ảnh: @andrewpmq

Khi tìm hiểu về dân tộc Mông, bạn sẽ thấy người Mông gồm nhiều nhóm khác nhau. Mỗi nhóm lại có sự biến tấu phù hợp. Ví dụ, người Mông Trắng và Mông Hoa sử dụng các họa tiết thổ cẩm hình thoi, hình chữ nhật trang trí trên lưng áo, người Mông Đen lại có nhiều họa tiết ở trước ngực và tay áo.   

Du khách đi du lịch Tây Bắc có thể thuê trang phục của người Mông để mặc chụp ảnh. Ảnh: @m.by_hhl

Trang phục của người Mông gồm có những màu chủ đạo là đen, đỏ, xanh, trắng, vàng,… Bằng sự kết hợp thông minh, người dân tộc Mông tạo nên rất nhiều bộ váy hoa sặc sỡ sắc màu, chủ yếu là các gam màu ấm. Vải may quần áo người Mông chủ yếu là vải lanh, mềm mại và mát vào mùa hè, ấm áp vào mùa đông rất độc đáo. 

4. Trang phục của nhiều dân tộc khác 

Ngoài những trang phục của người Kinh, Khmer, Thái và Mông thì các dân tộc còn lại của Việt Nam cũng sở hữu những bộ trang phục dân tộc đẹp và ấn tượng. Người Chăm có kiểu áo dài may kín kèm khăn đội đầu kín đáo, ý nhị. Người Thổ có áo màu trắng, thân váy đen kèm thắt lưng xanh nổi bật. Người Hà Nhì lại có áo, quần, khăn đa dạng về màu sắc, kiểu dáng.   

Trang phục của người Hà Nhì cũng rất đẹp và ấn tượng. Ảnh: @_huynn911

Có thể nói rằng trang phục dân tộc Việt Nam đẹp và vô cùng phong phú. Mỗi dân tộc lại mang đến một dấu ấn riêng, thể hiện qua thiết kế, màu sắc và chất liệu. Nhờ đó mà văn hóa trang phục của người Việt trở nên cực kỳ đa dạng, không dễ bị nhầm lẫn với bất kỳ trang phục nào trên thế giới.   

Trà Văn (tổng hợp) - luhanhvietnam.com.vn

Ảnh: Instagram

Có thể bạn muốn xem