CFO là gì? Tiết lộ 6 bí quyết thăng tiến thành CFO nhà hàng, khách sạn
Bạn đã từng nghe đến vị trí CFO trong nhà hàng, khách sạn chưa? Vị trí này thường sẽ làm những công việc gì? Làm thế nào để thăng tiến lên chức vụ này?... GTOP sẽ giải thích “CFO là gì” ở nhà hàng, khách sạn trong bài viết dưới đây nhé.
Ít ai biết CFO là một trong vị trí đóng vai trò quan trọng với quá trình hoạt động của nhà hàng, khách sạn. Tuy nhiên, không nhiều người hiểu tường tận “CFO là gì?” và các công việc cụ thể của vị trí này. Nếu bạn cũng đang băn khoăn, đừng bỏ qua nội dung thú vị này của GTOP nhé.
CFO là gì?
CFO nhà hàng, khách sạn là gì?
CFO - viết tắt của Chief Finance Officer, nghĩa là Giám đốc tài chính, một vị trí quan trọng tại nhà hàng, khách sạn, nhằm thực hiện nhiệm vụ quản lý tài chính, xây dựng các kế hoạch tài chính, khai thác, dùng nguồn vốn hiệu quả và đưa ra những dự báo về nguy cơ cho tổ chức nhanh chóng, kịp thời.
Giám đốc tài chính còn thực hiện công việc tìm hiểu, nghiên cứu, phân tích, triển khai và xử lý các vấn đề liên quan đến tài chính. Dựa vào các công cụ thông minh, họ sẽ đưa ra kế hoạch sử dụng nguồn vốn hiệu quả, tối ưu, nhằm tiết kiệm chi phí mà vẫn đảm bảo nhà hàng, khách sạn vận hành tốt.
Tầm quan trọng của CFO trong nhà hàng, khách sạn phải kể đến như sau:
- Hỗ trợ Giám đốc điều hành đưa ra các quyết định về tài chính một cách chính xác, nhanh chóng, kịp thời dựa trên năng lực tổng hợp, bao quát số liệu, phán đoán tốt của mình. Bên cạnh đó, họ sẽ sử dụng kỹ năng hoạch định kế hoạch để xây dựng chiến lược quản lý tài chính tối ưu.
- Dựa trên báo cáo tài chính của nhân viên và quản lý cấp cao, CFO sẽ đưa ra kế hoạch nhằm nâng cao hiệu quả của dịch vụ và cân bằng chi phí hợp lý, nhằm tiết kiệm vốn và mang lại lợi nhuận cao cho nhà hàng, khách sạn.
- CFO còn đảm nhiệm vai trò lãnh đạo, góp phần giúp đội nhóm hoạt động tốt, thực hiện kế hoạch tài chính đột phá, đạt thành tích cao.
Từ nhân viên làm thế nào để lên Sup trong khách sạn - nhà hàng
Mô tả công việc CFO nhà hàng, khách sạn chuẩn nhất
Nhiệm vụ chính |
Công việc cụ thể |
Lãnh đạo, giám sát bộ phận tài chính kế toán |
- Lãnh đạo, giám sát hoạt động của nhân viên trong bộ phận tài chính như: Kiểm soát viên, thủ quỹ, nhân viên phân tích tài chính,... nhằm đảm bảo kế hoạch tài chính được thực hiện đúng thời hạn, hạn chế rủi ro phát sinh. - Đảm bảo toàn bộ hệ thống nhân viên trong nhà hàng, khách sạn đều dễ dàng tiếp cận, nhằm giúp các bộ phận đưa ra phương án giải quyết vấn đề tài chính nhanh chóng, kịp thời. - Giám sát, quản lý hệ thống giao dịch dịch vụ, công nghệ liên quan đến tài chính của nhà hàng, khách sạn. - Góp phần xây dựng hệ thống quy định, tiêu chuẩn văn hóa làm việc trong nhà hàng, khách sạn tinh tế, lịch sự mang lại trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng. - Hướng dẫn, đào tạo, cố vấn, đưa ra lời khuyên khích lệ đội ngũ nhân sự làm việc, bồi dưỡng nhân tài trong tương lai. |
Quản lý tất cả quy trình về tài chính |
- Giám sát, quản lý tất cả quy trình liên quan đến tài chính, ngân sách của nhà hàng, khách sạn nhằm góp phần gia tăng lợi nhuận, doanh thu tốt hơn. - Truyền tải thông tin về tài chính một cách chính xác, minh bạch đến bộ phận, để ban lãnh đạo đưa ra quyết sách chuẩn xác, phù hợp trong tình hình thực tế. - Tiến hành tổng hợp, phân tích, trình bày kết quả phân tích chiến lược tài chính cho những bộ phận liên quan. - Trực tiếp tham gia vào quá trình xây dựng kế hoạch tài chính, nhằm giúp nhà hàng, khách sạn quản lý dòng tiền tốt. |
Phân tích nguy cơ, rủi ro về tài chính cho nhà hàng, khách sạn |
- Phân tích và phán đoán rủi ro từ các khoản nợ mà nhà hàng, khách sạn đang có. - Quản lý tất cả những vấn đề liên quan đến pháp lý, tài chính nhằm đảm bảo đội ngũ nhân sự tuân thủ quy định, không ảnh hưởng xấu đến tổ chức. - Thiết lập hệ thống kiểm soát đáng tin cậy, duy trì việc kiểm soát nội bộ nhân viên, góp phần giúp đảm bảo việc hoạt động theo pháp luật an toàn, nhân văn. - Tìm hiểu các vấn đề bảo hiểm của nhân sự, khách hàng, nhằm đưa ra các sửa đổi, chính sách phù hợp. - Đọc, bảo quản và lưu trữ hồ sơ, tài liệu của cơ quan kiểm toán, chính phủ an toàn, đáp ứng tất cả yêu cầu của cơ quan chức năng. - Nếu phát hiện các rủi ro xảy ra, CFO sẽ nhanh chóng báo cáo với ban lãnh đạo nhằm đưa ra hướng giải quyết kịp thời. |
Dự đoán chiến lược kinh tế hiện tại, tương lai |
- Dựa trên kết quả phân tích, đánh giá về tài chính trên thị trường, nhằm đưa ra các phán đoán dự báo về tài chính cho nhà hàng, khách sạn, nhằm gia tăng lợi nhuận. - Làm việc với bộ phận lãnh đạo, xây dựng chiến lược thuế, quản lý các quy trình gọi vốn đầu tư. |
Xây dựng mối quan hệ với những đơn vị tài chính khác |
- Tham gia, giao lưu trò chuyện tại những cuộc họp hội nghị, hợp tác, đại diện cho các doanh nghiệp hợp tác dự án. - Thực hiện xây dựng mối quan hệ với đối tác ngân hàng, nhà đầu tư. |
Các công việc khác |
- Báo cáo toàn bộ công việc của nhân sự trong đội nhóm cho cấp trên. - Đánh giá kết quả làm việc của nhân viên trong đội nhóm và đưa ra ý kiến, hướng dẫn đề xuất cải thiện. - Thực hiện các công việc khác của ban lãnh đạo (nếu có). |
Tiêu chuẩn nghề nghiệp CFO nhà hàng, khách sạn
Để trở thành CFO nhà hàng, khách sạn, bạn phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
- Có bằng thạc sĩ hoặc cao hơn về kinh tế, kế toán, tài chính hoặc bằng cấp liên quan khác.
- Kinh nghiệm làm việc ít nhất 10 năm trong lĩnh vực tài chính hoặc các vị trí cao khác trong nhà hàng, khách sạn, tập đoàn lớn khác.
- Kỹ năng phân tích tài chính giỏi, phát hiện những lỗ hổng trong quá trình quản lý doanh thu và nắm rõ được tình hình ngân sách của nhà hàng, khách sạn.
- Kỹ năng xây dựng kế hoạch tài chính tốt, sử dụng tiền vốn hợp lý vào các hoạt động kinh doanh của nhà hàng, khách sạn.
- Kỹ năng quản lý tài chính tốt, hạn chế tình trạng thất thoát, phân phối thu chi tốt, góp phần giúp nhà hàng, khách sạn hoạt động tốt.
- Kỹ năng giải quyết vấn đề liên quan đến tài chính phát sinh như số liệu, dòng tiền, đưa ra hướng xử lý kịp thời, nhanh chóng, giảm bớt rủi ro.
- Kỹ năng quản lý tài chính cho các dự án của nhà hàng, khách sạn tốt, đọc hiểu, phân tích báo cáo tài chính, tư duy mang lại lợi nhuận cho tổ chức.
- Kỹ năng thuyết phục, đàm phán, thương lượng tốt, hoạch định chiến lược tầm nhìn, tạo lòng tin ở người khác.
- Có tầm nhìn xa trông rộng, dự đoán được nguy cơ, rủi ro xuất hiện, hạn chế cám dỗ phát sinh.
- Kỹ năng quan sát, nhạy bén, nắm bắt vấn đề trên nhiều khía cạnh, khảo sát thị trường, tìm hiểu được bản chất của sự việc một cách thông minh.
- Kiên trì, nhẫn nại, học hỏi kinh nghiệm từ người đi trước, khiêm nhường và luôn cởi mở, chấp nhận sự khác biệt.
- Khả năng làm việc tập trung cao độ, rèn luyện tư duy tốt, hiệu quả nhất, tránh việc lan man, xao nhãng.
CFO nhà hàng, khách sạn đòi hỏi nhiều kỹ năng, kiến thức, kinh nghiệm chuyên môn
Thu nhập CFO nhà hàng, khách sạn
Với tất cả những yêu cầu công việc khắt khe trên, Giám đốc tài chính nhà hàng khách sạn thường sẽ có mức lương khá cao, cùng chế độ đãi ngộ tốt. Tùy theo kinh nghiệm, năng lực của từng ứng viên, quy mô đơn vị mà CFO sẽ có mức thu nhập khác nhau. Tuy nhiên, trung bình sẽ dao động từ 15 - 25 triệu đồng/ tháng.
Bắt đầu từ bộ phận nào để dễ thăng tiến thành GM khách sạn
Bí quyết thăng tiến thành CFO nhà hàng, khách sạn xuất sắc?
Muốn thăng tiến lên vị trí CFO nhà hàng, khách sạn, mỗi nhân viên nên có lộ trình trau dồi kiến thức, kỹ năng chuyên môn kỹ càng như:
- Tích lũy kiến thức chuyên ngành sâu rộng về tài chính, kinh doanh, ngân hàng, tín dụng,...
- Rèn luyện khả năng quan sát, phân tích, lập kế hoạch báo cáo tài chính chiến lược khá tốt.
- Rèn luyện đạo đức nghề nghiệp tốt, chí công vô tư, công tư phân minh.
- Hiểu rõ về lộ trình thăng tiến trở thành CFO: Bắt đầu từ vị trí chuyên viên tài chính đến chuyên viên phân tích tài chính cấp cao, chuyên viên hoạch định tài chính, đến trưởng phòng phân tích tài chính rồi cuối cùng là Giám đốc tài chính.
- Hoặc bạn có thể đi lên từ kế toán viên trau dồi kinh nghiệm lâu năm rồi tích lũy kiến thức về quản lý dòng tiền, phân tích tài chính, lập kế hoạch tài chính. Sau nhiều năm đảm đương vị trí kế toán trưởng, bạn sẽ từng bước vươn lên Giám đốc tài chính.
- Bạn cũng nên tích lũy kiến thức trên giảng đường như bằng thạc sĩ về kế toán hoặc tài chính rồi học thêm các khóa cao cấp hơn về tài chính như ACCA (Association of Chartered Certified Accountants), Chartered Financial Analyst (CFA, Certified Public Account (CPA),... để có chứng chỉ nghề quốc tế.
Bí quyết thăng tiến thành·CFO nhà hàng, khách sạn là sự kiên trì, bền bỉ
Làm thế nào để thăng tiến trong ngành nhà hàng - khách sạn
Cơ hội việc làm CFO nhà hàng, khách sạn
Hiện nay, với sự trở lại của ngành du lịch trên khắp cả nước đã khiến cho hàng loạt nhà hàng, khách sạn ra đời ngày càng nhiều. Do đó, nhu cầu tuyển dụng vị trí CFO càng cao, đặc biệt với những đơn vị có quy mô lớn.
Nếu bạn đang tìm kiếm vị trí việc làm CFO nhà hàng, khách sạn có thể vào các trang website, mạng xã hội. Hiện GTOP - kênh tuyển dụng việc làm nhà hàng, khách sạn số một trên toàn quốc đang có menu jobs xịn sò cho ứng viên tham khảo: Tại đây.
Trên đây là tất tần tật thông tin về “CFO là gì?”. Mong rằng với những kiến thức này, bạn đã có thể hiểu rõ hơn về vị trí này và đưa ra lộ trình phát triển sự nghiệp cụ thể, chắc chắn hơn.
Phương Thảo