Vì sao nhân viên khách sạn

Vì sao nhân viên khách sạn Sau khi bài viết “Bạn đã “ngộ” ra được điều gì khi theo nghề khách sạn?” được chia sẻ trên các Fanpage, Group của GTOP - trong rất nhiều bình luận, cộng đồng nhân sự nghề thừa nhận rằng mình khẩu nghiệp nhiều hơn. Trong bài viết sau đây, hãy cùng GTOP tìm hiểu vì sao nhân viên khách sạn - nhà hàng hay “khẩu nghiệp”? Điều gì khiến nhân viên khách sạn – nhà hàng hay khẩu nghiệp? ► Khẩu nghiệp là gì? Trước hết, chúng ta cần làm rõ khái niệm khẩu nghiệp là gì? Theo đó, sẽ có: - Khẩu nghiệp lành: lời nói tạo ra những kết quả tốt lành, đem lại lợi ích cho chính người nói và những người liên quan. - Khẩu nghiệp ác: lời nói tạo ra những hậu quả xấu, làm hại cho chính người nói, những người liên quan và...

Sau khi bài viết “Bạn đã “ngộ” ra được điều gì khi theo nghề khách sạn?” được chia sẻ trên các Fanpage, Group của GTOP - trong rất nhiều bình luận, cộng đồng nhân sự nghề thừa nhận rằng mình khẩu nghiệp nhiều hơn. Trong bài viết sau đây, hãy cùng GTOP tìm hiểu vì sao nhân viên khách sạn - nhà hàng hay “khẩu nghiệp”?

Vì sao nhân viên khách sạn - nhà hàng hay “khẩu nghiệp”

Điều gì khiến nhân viên khách sạn – nhà hàng hay khẩu nghiệp?

► Khẩu nghiệp là gì?

Trước hết, chúng ta cần làm rõ khái niệm khẩu nghiệp là gì?

Vì sao nhân viên khách sạn - nhà hàng hay “khẩu nghiệp”

Theo đó, sẽ có:

- Khẩu nghiệp lành: lời nói tạo ra những kết quả tốt lành, đem lại lợi ích cho chính người nói và những người liên quan.

- Khẩu nghiệp ác: lời nói tạo ra những hậu quả xấu, làm hại cho chính người nói, những người liên quan và có khi còn ảnh hưởng cả cộng đồng, xã hội.

Đa phần chúng ta hiện nay, đều hiểu và sử dụng từ khẩu nghiệp theo nghĩa là khẩu nghiệp ác.

► Vì sao nhân viên khách sạn – nhà hàng hay “khẩu nghiệp”?

Xuất phát từ chính sự thừa nhận của cộng đồng nhân sự làm nghề, GTOP mới mạnh dạn triển khai bài viết với mong muốn đi tìm nguyên do của vấn đề.

Chúng ta dễ dàng nhận thấy rằng môi trường làm việc trong ngành dịch vụ, 3 bên – 4 bề là chằng chịt những mối quan hệ khác nhau - với khách hàng, đồng nghiệp, cấp trên, cấp dưới… khiến nhân viên khách sạn, nhà hàng phải chịu rất nhiều áp lực.

Vì sao nhân viên khách sạn - nhà hàng hay “khẩu nghiệp”

Nhân viên khách sạn – nhà hàng chịu rất nhiều áp lực từ các mối quan hệ trong công việc (Ảnh nguồn Internet)

Gặp những vị “thượng đế” đưa ra câu hỏi – yêu cầu hay than phiền kiểu như là: “Có được bỏ bọc mang về không em?” (khi vào nhà hàng Buffet), “Cho anh ly cà phê sữa nóng có đá”, “Chị đã ở nhiều khách sạn rồi, mà chưa có khách sạn nào giữ chứng minh thư của khách như khách sạn em”… hay biến căn phòng khách sạn thành một bãi rác đúng nghĩa… thì chắc hẳn trong thâm tâm mỗi nhân viên làm nghề ít nhiều sẽ có sự khó chịu.

Ấy là chưa kể đến chuyện làm việc chung với những đồng nghiệp cậy quen biết, ưa xu nịnh – việc khó toàn đẩy hết cho mình làm, trong khi tiền tip thì “hớt tay trên”. Hay gặp những quản lý suốt ngày chỉ bởi móc tìm những lỗi nhỏ nhặt của nhân viên để bắt lỗi, trong khi ngày nào cũng yêu cầu nhân viên phải đi sớm và về trễ tí cũng được…

Bị “bủa vây” bởi những điều khó chịu, nhiều nhân viên khách sạn – nhà hàng chọn cách khẩu nghiệp – tất nhiên là sẽ nói ở “sau lưng” chủ thể hoặc mang lên mạng xã hội. Có nhiều biểu hiện lời nói khác nhau (chuyện có nói không, chuyện không nói có/ nói lời thêu dệt/ nói lưỡi đôi chiều…) sẽ bị xem là khẩu nghiệp, nhưng với nhân viên khách sạn – nhà hàng thì đa phần đó là lời nói chửi rủa, mắng nhiếc, nói tục…

Vì sao nhân viên khách sạn - nhà hàng hay “khẩu nghiệp”

Nhân viên khách sạn – nhà hàng hay khẩu nghiệp là để “xả cảm xúc tiêu cực”

Khi cảm thấy không thoải mái về chuyện gì đó, hay có xích mích với một người, chúng ta có khuynh hướng muốn than phiền – thậm chí là chửi bậy, mục đích là để bõ tức và đỡ khó chịu. Ở góc nhìn tâm lý, hành động này rất nên làm – giúp bạn giải quyết được nhu cầu “xả cảm xúc tiêu cực”. Nếu không xả cảm xúc đó ra, chẳng khác nào bạn đang tích tụ quả bom nổ chậm trong người và lâu ngày có thể dẫn đến trầm cảm. Tuy nhiên, hành động “xả cảm xúc” đó được xem là đúng về động cơ nhưng sai về phương pháp.

Người ta hay nói “Gieo lời nói – gặt hành động, gieo hành động – gặt thói quen, gieo thói quen – gặt tính cách” – rõ ràng khi nói những điều không hay ho, lâu dần sẽ hình thành thói quen không tốt. Việc khẩu nghiệp từ người, có thể chuyển sang vật vô tri vô giác - khẩu nghiệp ngay cả với cái ghế ngán đường khiến bạn làm đổ bể 1 ly cocktail… trong khi nguyên do là bạn mải tia một “anh đẹp trai” mà không chú ý đường đi. Khi không làm chủ được cảm xúc của mình, chúng ta dễ mang những phiền muộn từ công việc vào cuộc sống, ứng xử tiêu cực, gắt gỏng với chính người thân – bạn bè trong khi chuyện chẳng có gì. Và tính cách của bạn cũng sẽ thay đổi dần theo chiều hướng tiêu cực nếu bạn cứ thích – cứ quen “khẩu nghiệp”.

► Nên làm gì để bớt “khẩu nghiệp”?

Chúng ta đều thừa nhận rằng “khẩu nghiệp” là cách xả cảm xúc sai phương pháp. Vậy thì nên làm gì để bớt hoặc tốt nhất là không nên “khẩu nghiệp” nữa.

Vì sao nhân viên khách sạn - nhà hàng hay “khẩu nghiệp”

Nên làm gì để không phải xả cảm xúc theo cách tiêu cực?

Nếu chọn đi theo nghề dịch vụ - phục vụ nhu cầu, sở thích, ý muốn của khách hàng  bạn cần xác định tâm lý rằng “9 khách hàng sẽ có đến 10 ý kiến khác nhau”; có những khách vô cùng dễ thương: mỉm cười chào nhân viên trước khi nhân viên kịp chào, chỉ việc được báo thức đúng giờ mà cảm ơn nhân viên đến 3 – 4 lần, không chỉ để lại tiền tip còn viết thư cảm ơn vô cùng chân tình… thì cũng sẽ có những khách cực kỳ khó chịu; những chuyện “trời ơi đất hỡi” - “từ trên trời rơi xuống”, nghịch lý, không công bằng có thể xảy ra bất cứ khi nào… Khi "tư tưởng không thông thì mang bình đông cũng nặng" nên nếu đã xác định rõ tư tưởng ấy thì bạn sẽ xem những trở ngại của nghề nghiệp như là điều tất yếu, hiển nhiên.

Trong bộ phim 3 chàng ngốc nổi tiếng của Ấn Độ, mỗi khi làm điều gì đó dại dột hay có việc gì xấu xảy ra với mình – 3 anh chàng này đều sử dụng một câu thần chú, đó là “All izz well” (có nghĩa là mọi chuyện đều ổn) để đối mặt. Vì thế, khi hoàn cảnh tiêu cực xảy ra, bạn có thể nói với bản thân mình rằng: mọi chuyện đều ổn hay cứ bình tĩnh – mọi thứ sẽ đâu vào đó. Việc lặp đi lặp lại nhiều lần điều này là cách bạn huấn luyện cho bộ não của mình không phản ứng theo vô thức mà luôn nhìn mọi việc tiêu cực theo chiều hướng tích cực nhất có thể.

Giải thích điều này có vẻ hơi nhuốm màu khoa học nhưng thực tế là “Khi bạn phản ứng với hoàn cảnh bằng năng lượng tích cực – bạn sẽ nhận lại được năng lượng tốt từ vũ trụ, còn khi bạn phản ứng với hoàn cảnh bằng năng lượng tiêu cực – năng lượng xấu từ vũ trụ sẽ phả lại vào bạn” - ấy gọi là lý giải ứng dụng của định luật vạn vật hấp dẫn trong cuộc sống. Chọn thái độ nào để phản ứng với hoàn cảnh là do ở bạn – và tất nhiên thái độ khác nhau sẽ cho ra kết quả khác nhau.


Nếu chọn theo nghề dịch vụ khách sạn – nhà hàng và mong muốn thăng tiến lên cao hơn, bản thân nhân viên theo nghề nên răn mình không bị ảnh hưởng bởi những điều tiêu cực từ nghề nghiệp. Mà trước tiên, hãy cùng học cách làm thế nào để không “khẩu nghiệp” nữa nhé!

Ms. Smile

Có thể bạn muốn xem