Top những món đặc sản Đồng Tháp khó quên không thể bỏ qua

Top những món đặc sản Đồng Tháp khó quên không thể bỏ qua Bánh phồng tôm Sa Giang Nói đến “Top” đặc sản Đồng Tháp Mười đầu tiên phải nhắc đến đó là bánh phồng tôm Sa Giang – Sa Đéc. Bánh phồng tôm mang thương hiệu Sa Giang đã được xuất khẩu trên 40 quốc gia và vùng lãnh thổ toàn thế giới, được người tiêu dùng khá ưa chuộng. Bánh được chế biến từ bột khoai mì tinh chế kết hợp với tôm xay nhuyễn, một ít hạt tiêu đập dập và một số gia vị: muối, đường, bột ngọt. Các thành phần nguyên liệu sau khi trộn với nhau sẽ được nhồi vào những chiếc túi vải hình ống và đưa vào nồi hấp. Sau khi hấp chín, những cây bột này sẽ được cắt thành từng lát tròn mỏng rồi đem phơi khô, đóng gói cẩn thận và cung cấp ra thị trường. Bánh phồng tôm Sa Giang có...
Bánh phồng tôm Sa Giang

Nói đến “Top” đặc sản Đồng Tháp Mười đầu tiên phải nhắc đến đó là bánh phồng tôm Sa Giang – Sa Đéc. Bánh phồng tôm mang thương hiệu Sa Giang đã được xuất khẩu trên 40 quốc gia và vùng lãnh thổ toàn thế giới, được người tiêu dùng khá ưa chuộng.

Bánh được chế biến từ bột khoai mì tinh chế kết hợp với tôm xay nhuyễn, một ít hạt tiêu đập dập và một số gia vị: muối, đường, bột ngọt. Các thành phần nguyên liệu sau khi trộn với nhau sẽ được nhồi vào những chiếc túi vải hình ống và đưa vào nồi hấp. Sau khi hấp chín, những cây bột này sẽ được cắt thành từng lát tròn mỏng rồi đem phơi khô, đóng gói cẩn thận và cung cấp ra thị trường.

Bánh phồng tôm Sa Giang có nhiều loại để quý khách lựa chọn như bánh phồng mực, bánh phồng cua, bánh phồng cá basa… Khi ăn, lấy bánh chiên với dầu thật nóng để phồng to ra, giòn tan. Bánh phồng tôm ăn không cũng ngon nhưng ăn cùng với các món gỏi mới đúng vị.

Vịt nướng Sa Đéc – Cao Lãnh

Ghé thăm Đồng Tháp vào mùa nước nổi từ tháng 7 đến tháng 11, du khách sẽ được thưởng thức đặc sản vịt nướng Sa Đéc – Cao Lãnh với những thớ thịt béo ngậy, giòn tan và hương thơm cực kỳ hấp dẫn.

Bên cạnh món vịt nướng kiểu truyền thống, người Đồng Tháp còn có món vịt nướng tiêu xanh, vịt nướng mật ong, vịt nướng chao, vịt nướng giả cầy, vịt nướng đất sét,…

Lẩu cá linh bông điên điển Đồng Tháp

Cá linh là đặc sản thường chỉ có vào mùa nước nổi ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, nhiều nhất là vùng Đồng Tháp Mười. Khoảng từ tháng 8 đến tháng 11 âm lịch hàng năm, cá linh theo dòng nước phù sa từ thượng nguồn đổ về rất nhiều.

Cá linh có thể chế biến thành nhiều món nhưng ngon nhất vẫn là nấu lẩu với bông điên điển. Cá linh để nguyên con, móc ruột, rửa sạch, để ráo rồi sắp ra đĩa. Đợi nồi lẩu sôi sùng sục, nêm nếm gia vị cho vừa ăn thì cho cá linh, bông điên điển, bông súng, rau thơm vào. Lẩu bông điên điển cá linh non ăn nóng cùng với bún hoặc cơm nóng đều được.

Lẩu mắm

Nếu có dịp về thăm Đồng Tháp Mười, du khách nhất định phải thử món lẩu mắm. Món ăn này hấp dẫn du khách gần xa nhờ nguyên liệu phong phú, hương vị thơm lừng và màu sắc bắt mắt. Lẩu mắm được chế biến công phu qua nhiều công đoạn, trong đó khâu nấu nước lẩu được xem là quan trọng nhất.

Người ta thường chọn những loại mắm ngon như mắm cá sặc, mắm cá linh để nấu nước lẩu. Ăn kèm với lẩu mắm còn có thịt ba chỉ, tôm sú, cá tra, cá basa, cà tím, nấm rơm, khổ qua… cùng nhiều loại rau đồng khác. Lẩu mắm có mùi vị hơi nồng nhưng đậm đà. Ai mới ăn lần đầu có thể không quen miệng nhưng nếu đã quen rồi sẽ muốn ăn thêm nhiều lần nữa.

Cá lóc nướng trui cuốn lá sen non

Cá lóc nướng trui là đặc sản nổi tiếng ở miền Tây. Tuy nhiên, cá lóc nướng cuốn lá sen non có lẽ chỉ ở vùng Đồng Tháp Mười mới phổ biến. Cá lóc tươi mang về sẽ được rửa sạch, sơ chế, bỏ mật cá để cả vảy rồi lấy muối hạt rửa lại, để ráo nước. Người chế biến thường dùng một cây sả tươi luồn thẳng từ miệng cá xuống dưới thân rồi đem nướng. Cách làm này vừa khử tanh vừa mang lại hương vị thơm ngon cho cá. Cá lóc nướng chín, gỡ thịt cá cuốn cùng với lá sen non và chấm nước mắm me thì ngon không gì bằng. Những chiếc lá sen non mơn mởn, hai mép lá vẫn còn cuốn tròn chưa kịp bung ra đem rửa sạch rồi cuốn cùng thịt cá trắng nõn, thơm nức...

Bánh xèo Cao Lãnh

Bánh xèo là món ăn phổ biến ở cả miền Nam, Trung và Bắc. Thế nhưng tại mỗi địa phương, bánh xèo có cách chế biến khác nhau. Nổi bật ở miền Tây Nam Bộ phải kể đến là bánh xèo Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. 

Bánh ở đây được chế biến công phu từ nguyên liệu cho đến nước chấm. Bánh được làm từ bột gạo, chọn loại gạo ngon nhất để làm. Nhân bánh thường có củ sắn (củ đậu) xắt mỏng, giá, tôm, thịt heo băm nhỏ/thịt vịt… Khi đổ bánh, người ta bắc chảo lên bếp, chờ chảo nóng thì tráng phần bột mỏng rồi cho lần lượt các loại nhân vào. Đợi bánh giòn thì gập đôi lại và đổ ra đĩa.

Nước chấm đi kèm được pha chế khéo léo từ nước mắm, có vị chua the của chanh, phảng phất vị cay nồng của ớt rồi thêm ít cà rốt và củ cải bào sợi. Rau ăn kèm gồm có nhiều loại như xà lách, cải cay, rau quế, diếp cá, đọt bằng lăng… Bánh xèo ăn nóng mới ngon. Khi ăn, lấy miếng bánh cuộn thêm rau sống rồi chấm với nước mắm chua ngọt thì ngon không gì bằng.

Hủ tiếu Sa Đéc

Hủ tiếu Sa Đéc với sợi hủ tiếu mềm mại, vị không chua, thơm mùi gạo mới, trắng tươi màu sữa. Nước lèo thì nấu từ xương heo trong veo và ngọt thanh.

Một tô hủ tiếu Sa Đéc đúng điệu sẽ gồm có thịt nạc băm, chả vàng, tìm, gần, phèo,… được làm cẩn thận, nóng hổi, ngon lành ăn kèm với rau sống, cháo quẩy và ớt sừng thật cay.

Bông súng mắm kho

“Muốn ăn bông súng mắm kho

Thì vô Đồng Tháp ăn cho đỡ thèm”

Là niềm tự hào của ẩm thực miền sông nước, bông súng mắm kho Đồng Tháp nức tiếng gần xa, ai ghé thăm miền đất này cũng đều muốn thưởng thức thử. Bông súng mắm kho với vị ngon đậm đà, cay cay dậy lên mùi thơm của sả, quyện cùng mùi thơm của mắm thoang thoảng khiến ai cũng khó cưỡng lại sức hấp dẫn của món ăn dân dã này.

Mứt chuối phồng

Mứt chuối phồng hay còn gọi là kẹo chuối là một đặc sản nổi tiếng của vùng Đồng Tháp Mười. Mứt chuối phồng được làm từ các nguyên liệu bình dân như chuối, gừng, đậu phộng, mè, nước cốt dừa, đường và nhiều gia vị khác.

Sau khi sên mứt, trải lên mẹt tre một lớp ni lông, tiếp đến là bánh tráng sữa, trải đều mẻ mứt mỏng lên bánh tráng, cuộn lại và cắt khoanh vừa ăn. Sau đó, đem đóng gói và cho vào hộp mang đi phân phối. 

Nem Lai Vung

Bình dị, nhỏ nhắn nhưng nem Lai Vung cũng góp phần không nhỏ trong việc tạo nên nét đặc trưng của ẩm thức Đồng Tháp.

( Nguồn tổng hợp - ảnh google)

Có thể bạn muốn xem