Tặng quýt chín mọng và các phong tục đón Tết nguyên đán tại các nước châu Á

Tặng quýt chín mọng và các phong tục đón Tết nguyên đán tại các nước châu Á Mỗi quốc gia tại châu Á có nét đặc sắc văn hóa và bản sắc riêng vì vậy các phong tục đón Tết nguyên đán từ đó mà có sự đa dạng, phong phú và độc đáo theo từng quốc gia. Trung Quốc   Tết là một trong những ngày lễ lớn tại Trung Quốc. Ảnh: scrooloin.com Tết Nguyên đán ở Trung Quốc (hay còn gọi là Xuân Tiết) là ngày lễ âm lịch quan trọng nhất đối với người Trung Hoa, kéo dài 15 ngày bắt đầu từ ngày 1/1 âm lịch và kết thúc vào ngày tổ chức lễ hội đèn lồng 15/1 âm lịch. Tuy nhiên, bắt đầu từ 8/12 âm lịch, hầu hết người dân Trung Quốc sẽ lên đường về quê ăn Tết, đoàn tụ với gia đình.   Phong tục đón Tết nguyên đán tại Trung Quốc có nét tương đồng với người Việt Nam. Ảnh:...

Mỗi quốc gia tại châu Á có nét đặc sắc văn hóa và bản sắc riêng vì vậy các phong tục đón Tết nguyên đán từ đó mà có sự đa dạng, phong phú và độc đáo theo từng quốc gia.

Trung Quốc

 

Tết là một trong những ngày lễ lớn tại Trung Quốc. Ảnh: scrooloin.com

Tết Nguyên đán ở Trung Quốc (hay còn gọi là Xuân Tiết) là ngày lễ âm lịch quan trọng nhất đối với người Trung Hoa, kéo dài 15 ngày bắt đầu từ ngày 1/1 âm lịch và kết thúc vào ngày tổ chức lễ hội đèn lồng 15/1 âm lịch. Tuy nhiên, bắt đầu từ 8/12 âm lịch, hầu hết người dân Trung Quốc sẽ lên đường về quê ăn Tết, đoàn tụ với gia đình.

 

Phong tục đón Tết nguyên đán tại Trung Quốc có nét tương đồng với người Việt Nam. Ảnh: thesun.ie

Phong tục đón Tết nguyên đán tại Trung Quốc có những nét tương đồng với Việt Nam. Người dân tại đây cũng thường mua hoa đào để trưng trong nhà vì cho rằng cây đào nở hoa tượng trưng cho tài lộc, ngoài ra trong nhà còn treo nhiều câu đối đỏ, đèn lồng để cầu mong may mắn, lì xì cho trẻ nhỏ hay đi chúc Tết đầu năm.

Người Trung Quốc cũng kiêng ăn thịt của con vật tượng trưng trong năm đó vào những ngày đầu năm mới. Vào đêm giao thừa tất cả các gia đình tại Trung Quốc đều đốt pháo để đuổi ma quỷ và xua đuổi xui xẻo. 

Lào

Tết nguyên đán của người Lào được gọi là Bunpimay hay Tết “Buộc chỉ cổ tay”, lễ hội “Hốt Nậm” – Té nước, cầu mong nước về, cho cuộc sống sinh sôi, đâm chồi, nảy lộc. Trong dịp Tết, người Lào thường có phong tục biếu vải và khăn cho người già để chúc sức khỏe họ trong năm mới. Người Lào sẽ đến chùa cầu nguyện vào ban ngày, buổi tối họ sẽ ra dường để đi chơi, xem biểu diễn âm nhạc truyền thống (morlam) và múa lam vong. Tại Lào không có phong tục lì xì đầu năm mới.

 

Người Lào thường ra chùa cầu nguyện và buộc chỉ cổ tay vào ngày đầu năm mới. Ảnh: lecourrier.com

Trong những ngày đầu năm mới, người Lào sẽ trang hoàng nhà cửa bằng hoa Muồng và hoa Champa để cầu may và mong điều an lành. Và mỗi dịp Tết thì món lạp là một món ăn không thể thiếu trong các gia đình tại đất nước này, bởi trong tiếng Lào, lạp có nghĩa lộc, được xem như linh hồn của người Lào trong năm mới.

Người ta có thể đem món lạp chúc Tết lẫn nhau thay vì lì xì như các quốc gia khác, nhà nào nhận được nhiều món này thì hy vọng năm mới sẽ có nhiều lộc. Các gia đình kinh doanh hay các doanh nhân giàu có thường thuê đầu bếp riêng nấu món ăn này vào dịp Tết vì nếu lạp không ngon thì họ thường ví năm mới làm ăn có nhiều điềm xui.

Hàn Quốc

Trong văn hóa Hàn Quốc, ngày lễ lớn nhất trong năm chính là Tết Nguyên đán, hay còn gọi là Seollal, ngày xua đuổi linh hồn xấu xa, điều xui xẻo và chào đón điều tốt lành. Cũng giống như ở Việt Nam, Tết Seollal bắt đầu từ ngày 1/1 Âm lịch và thường kéo dài trong 3 ngày.

 

Tết nguyên đán được gọi là Seollal tại Hàn Quốc. Ảnh: byeolkorea.com

Vào ngày 30 tháng 12 âm lịch các gia đình sẽ dọn nhà cửa sạch sẽ, sau đó vào buổi tối trước giao thừa họ sẽ tắm bằng nước nóng để tẩy trần những xui xẻo của năm cũ, chuẩn bị đón năm mới đầy may mắn.

Tại Hàn Quốc, mọi người sẽ đốt những thanh tre trong nhà trước giao thừa để xua đuổi tà ma vì tương truyền rằng tiếng nổ của những thanh tre khi đốt sẽ khiến ma quỷ khiếp sợ mà bỏ chạy. Theo truyền thuyết nếu ngủ vào đêm giao thừa thì sáng hôm sau sẽ bị bạc trắng cả lông mi và đầu óc kém minh mẫn khi thức dậy, bởi vậy một tục lệ khá kỳ lạ của người Hàn là đêm giao thừa cả gia đình sẽ thức cùng nhau, không ai được ngủ.

Vào dịp Tết, người dân Hàn Quốc đều mặc trang phục truyền thống hanbok để cử hành nghi lễ thờ cúng tổ tiên. Sau lễ nghi này, những người ít tuổi trong gia đình sẽ cúi lạy những người lớn tuổi trong gia đình để bày tỏ lòng biết ơn và sự kính trọng. 

 

Nghi thức sebaebok truyền thống của người Hàn Quốc. Ảnh: wattpad.com

Trẻ em Hàn Quốc cũng là đối tượng được quan tâm, cưng chiều nhất trong dịp Tết như nhiều quốc gia châu Á khác. Sau khi những đứa trẻ làm động tác cúi đầu chào năm mới (sebae) trước người lớn và chúc họ may mắn (bok), thay vì một phong bao lì xì như tại Việt Nam, chúng sẽ được thưởng tiền hoặc có khi là vàng, ngọc hay một món quà quý nào đó tùy thuộc vào tuổi, vị trí cũng như điều kiện, hoàn cảnh, quan niệm của từng gia đình.

 

 

Singapore

Singapore là một quốc gia chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi văn hóa Trung Quốc vì có đến gần 80% dân số nước này là người Trung Quốc. Do đó Tết nguyên đán cũng là một trong những ngày lễ quan trọng tai quốc gia này. Cũng giống như các quốc gia châu Á khác, người dân sinh sống tại Singapore cũng dọn dẹp nhà cửa, mua sắm đồ đạc để chuẩn bị cho Tết cũng như bữa cơm tất niên vào đêm giao thừa của cả gia đình - một trong những hoạt động quan trọng vào dịp Tết. Trên mâm cơm giao thừa của người Singapore bắt buộc phải có món cá vì người Singapore tin rằng ăn cá vào năm mới sẽ giúp họ có nhiều may mắn. 

 

Khu phố Chinatown tại singapore vào dịp Tết cổ truyền. Ảnh: people.howstuffwork.com

Tết âm lịch tại đảo quốc diễn ra trong 15 ngày, trong đó hai ngày đầu tiên là quan trọng nhất. Tại Singapore cũng có phong tục lì xì vào đầu năm mới nhưng điều đặc biệt là ngoài mừng tuổi bằng tiền thì họ còn trao cho nhau những cặp quýt chín mọng màu cam tượng trưng cho sự may mắn. Và trong những ngày Tết người dân Singapore sẽ kiêng số lẻ điều này khác hoàn toàn với quan điểm của người Việt Nam và Trung Quốc.

Malaysia

Tết cổ truyền Malaysia được tổ chức trong 15 ngày, lễ chính vào ba ngày đầu tiên. Trước đó người dân Malaysia gốc Hoa sẽ dọn dẹp nhà cửa với mong muốn quét sạch các xui xẻo của năm cũ để chào đón năm mới may mắn hơn, họ cùng nhau trang hoàng nhà cửa bằng những đồ trang trí màu đỏ như câu đối, hoa, đèn lồng.

 

Những màn trình diễn pháo hoa rực rỡ tại tòa tháp đôi. Ảnh: pinterest.com

Tết nguyên đán của người Malaysia cũng chịu ảnh hưởng nhiều từ Trung Quốc vì vậy nhưng phong tục tại đây khá giống với người Hoa. Đầu năm mới họ cũng đến thăm gia đình, họ hàng, mừng tuổi và chúc nhau những điều may mắn. Đăc biệt là gia đình nào cũng sẽ có những quả quýt chín mọng tượng trưng cho sự may mắn và đủ đầy, để tiếp đãi khách đến nhà chơi.

Ngoài ra, trong dịp lễ này còn có phong tục truyền thống Chap goh me. Đây là phong tục do cộng đồng người Hoa, người Việt đem đến khi chuyển tới sinh sống ở Malaysia . Theo truyền thống này, vào những ngày mùng 4, 5 Tết của Malaysia người ta thường viết những điều ước cầu mong may mắn cho gia đình, bản thân vào một tờ giấy, dán lên đèn lồng, sau đó mọi người cùng mang những lời thỉnh cầu đó lên chùa để được ban phước.

Mông Cổ

 

Tết được gọi là ngày lễ Tsagaan Sar tại Mông Cổ. Ảnh: boothinjapan.com

Tết nguyên đán tại Mông Cổ là một ngày lễ quan trọng đối với người dân nơi đây và thường được gọi là ngày lễ Tsagaan Sar. Ngày lễ này rơi vào đợt trăng non 2 tháng sau đông chí trùng với ngày tết nguyên đán tại các nước châu Á khác. Ngày lễ Tsagaan Sar thường được tổ chức trong 3 ngày và đã có lịch sử hàng nghìn năm, với nhiều hoạt động văn hóa thú vị và những món ăn hấp dẫn.

 

Các đại gia đình tại Mông Cổ thường gặp mặt nhau để thưởng thức những món ăn truyền thống. Ảnh: juulchin.com

Ngày 31/12 tại Mông Cổ được gọi là Bituun. Vào ngày này, mọi người sẽ dọn dẹp nhà cửa, chuồng trại để đón một năm mới sạch sẽ, an lành. Nhiều nhà sẽ đặt 3 khối băng ở cửa với mong muốn ngựa của thần Palden Lhamo sẽ ghé thăm và đem đến những điều may mắn cho gia đình. Trong 3 ngày lễ chính mọi người đều mặc trang phục truyền thống và các đại gia đình sẽ tụ họp với nhau chúc nhau những điều tốt đẹp cho năm mới. Khi gặp người già, người Mông Cổ thường chào kiểu zolgokh, nắm lấy khuỷu tay họ để thể hiện sự đỡ đần, tôn trọng. Trong lễ chào, người trong gia đình sẽ cầm một chiếc khăn lụa màu xanh được gọi là khadag. Đây là một nghi thức truyền thống của người Mông Cổ trong dịp Tết.

 

Kiểu chào zolgokh tại Mông Cổ. Ảnh: facebook.com

Tùng Thiện (Tổng hợp)

Có thể bạn muốn xem