SSTP là gì? 3 Thông tin hữu ích về SSTP không phải ai cũng biết
SSTP là gì? 3 Thông tin hữu ích về SSTP không phải ai cũng biết
Trong khoảng 3 năm trở lại đây, với những ai hay quan tâm đến các sự kiện - hoạt động du lịch đề cao tính bền vững chắc chắn sẽ nhiều lần bắt gặp thuật ngữ SSTP. Vậy thì bài viết chia sẻ sau đây, chúng ta sẽ cùng làm rõ SSTP là gì?
Bạn biết gì về SSTP?
► SSTP là gì?
SSTP (Swiss Sustainable Tourism Programme) là Chương trình Du lịch Bền vững Thụy Sĩ do Cục Hợp tác kinh tế Liên bang Thụy Sĩ hỗ trợ cho Việt Nam với định hướng “tạo ra môi trường du lịch cạnh tranh hơn thông qua phát triển bền vững”.
SSTP hiện là đối tác của VTOS, Hội đồng Tư vấn Du lịch Việt Nam (TAB), Responsible Tourism Club, CBT Travel, Hoi An Express, Eco Host, Santa Việt Nam...
► Lý do đưa SSTP đến Việt Nam
Giai đoạn từ...
Trong khoảng 3 năm trở lại đây, với những ai hay quan tâm đến các sự kiện - hoạt động du lịch đề cao tính bền vững chắc chắn sẽ nhiều lần bắt gặp thuật ngữ SSTP. Vậy thì bài viết chia sẻ sau đây, chúng ta sẽ cùng làm rõ SSTP là gì?
Bạn biết gì về SSTP?
► SSTP là gì?
SSTP (Swiss Sustainable Tourism Programme) là Chương trình Du lịch Bền vững Thụy Sĩ do Cục Hợp tác kinh tế Liên bang Thụy Sĩ hỗ trợ cho Việt Nam với định hướng “tạo ra môi trường du lịch cạnh tranh hơn thông qua phát triển bền vững”. SSTP hiện là đối tác của VTOS, Hội đồng Tư vấn Du lịch Việt Nam (TAB), Responsible Tourism Club, CBT Travel, Hoi An Express, Eco Host, Santa Việt Nam...► Lý do đưa SSTP đến Việt Nam
Giai đoạn từ 2007 - 2017, ngành du lịch Việt Nam ghi nhận nhiều thành tựu đáng kể về cả lượt khách quốc tế - nội địa lẫn doanh thu. Tuy nhiên, song song đó, ngành du lịch nước ta có nhiều dấu hiệu cho thấy sự tăng trưởng không bền vững. Nhiều điểm du lịch nổi tiếng của Việt Nam dần bị thương mại hóa, luôn trong tình trạng quá tải lượt khách cùng với sự xuống cấp của môi trường thiên nhiên và văn hóa địa phương. Trong khi nhiều điểm đến giàu tiềm năng khác lại kém phát triển, chất lượng tổng thể các sản phẩm và dịch vụ du lịch chưa đáp ứng được nhu cầu, thiếu lực lượng lao động có kỹ năng và chuyên nghiệp ảnh hưởng tới chất lượng dịch vụ ngành - đồng thời nhận thức về phát triển du lịch bền vững còn hạn chế… Sở hữu lợi thế là một là quốc gia có nhiều kinh nghiệm trong ngành du lịch, Thụy sĩ sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam tăng cường khả năng cạnh tranh và tính bền vững ngành du lịch thông qua mối quan hệ hợp tác chặt chẽ với khối doanh nghiệp tư nhân.Mục đích của SSTP là hỗ trợ Việt Nam phát triển du lịch chú trọng tính bền vững
► Các hoạt động của SSTP tại Việt Nam
Theo đó, Chương trình du lịch bền vững Thụy Sĩ sẽ hỗ trợ cho Việt Nam giai đoạn từ cuối tháng 11/2018 đến tháng 5/2022. Những hoạt động chính của SSTP bao gồm: - Phổ biến, hướng dẫn xây dựng mô hình - sản phẩm du lịch áp dụng nguyên tắc bền vững cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực điều hành tour, khách sạn nhỏ, cơ sở lưu trú sinh thái, homestay, cơ sở lưu trú du lịch cộng đồng, điểm tham quan du lịch. Từ đó nhân rộng mô hình - sản phẩm du lịch để lan tỏa lợi ích của du lịch bền vững ra toàn quốc. - Hợp tác xây dựng và thực hiện mô hình đào tạo mới về du lịch bền vững tại 7 tỉnh/ thành: Hà Nội, Ninh Bình, Đà Nẵng, Quảng Nam, Tp. Hồ Chí Minh, Cần Thơ, An Giang - cho các trường: Cao đẳng Du lịch Hà Nội, Cao đẳng quốc tế Pegasus, Cao đẳng Du lịch Đà Nẵng, Đại học Đông Á, Cao đẳng nghề Du lịch Sài Gòn, Trường Cao đẳng Du lịch Cần Thơ. - Hỗ trợ phát triển - nâng cao kỹ năng nguồn nhân lực thông qua chương trình đào tạo Quản lý khách sạn cao cấp - Phối hợp với các cơ quan chức năng lồng ghép yếu tố ưu tiên tính bền vững trong khuôn khổ chính sách, quy định để tạo môi trường cho ngành du lịch phát triển bền vững và cạnh tranh hơn. Để triển khai những hoạt động này, SSTP phối hợp với đối tác là các doanh nghiệp, cơ sở đào tạo, hiệp hội và cơ quan chức năng quản lý trong lĩnh vực du lịch.► SSTP và những sự kiện - hoạt động tiêu biểu
- Phối hợp cùng Tổng cục Du lịch Việt Nam - Hội đồng Tư vấn Du lịch Việt Nam ra mắt trang du lịch bền vững “Green Travel” trên website du lịch chính thức của Việt Nam dành cho khách quốc tế: www.vietnam.travel/sustainability - Bàn giao Bộ Tiêu chí và Chỉ số du lịch bền vững cho Hiệp hội Du lịch Quảng Nam - Phối hợp cùng TAB và Ban nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân thực hiện khảo sát khả năng chống chịu của doanh nghiệp du lịch trong dịch Covid-19 - Tham vấn kế hoạch hành động của doanh nghiệp trong giảm thiểu chất thải giai đoạn 2021 - 2023 - Tổ chức thành công các khóa đào tạo - tập huấn: Du lịch bền vững, Xây dựng nhận thức về du lịch bền vững, Tiếp thị du lịch bền vững, Sản phẩm du lịch và khác biệt hoá sản phẩm du lịch cho các doanh nghiệp lữ hành, Hoạt động kinh doanh bền vững, Chuyên viên đào tạo cho Nhà hàng - Khách sạn… - Tài trợ kinh phí làm website Tanthanhbeach.com cho Cộng đồng Du lịch làng chài Tân Thành (Hội An)… Với những hỗ trợ từ chương trình SSTP, ngành Du lịch Việt Nam sẽ dần có được khả năng cạnh tranh cao hơn - thu hút khách du lịch từ khắp nơi trên thế giới, từ đó tạo ra nhiều cơ hội việc làm cùng mức thu nhập tốt. Đồng thời đưa Du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước, khai thác hết được tiềm năng vốn có dựa trên ưu tiên phát triển bền vững về lâu dài…(Theo SSTP)
Từ mô hình "Biến rác thải thành tài nguyên" ở Hội An hướng đến phát động phong trào du lịch xanh