RevPASH là gì? Cách tính RevPASH trong kinh doanh nhà hàng

RevPASH là gì? Cách tính RevPASH trong kinh doanh nhà hàng RevPASH là thuật ngữ quen thuộc mà các nhà quản trị doanh thu cần biết và hiểu rõ. Bao gồm: RevPASH là gì? Công dụng của RevPASH là gì? Công thức tính RevPASH ra sao? Làm thế nào để tăng giá trị RevPASH?... Bạn có biết RevPASH là gì? Công dụng của RevPASH là gì? Cách tính RevPASH ra sao?  Nếu việc tính và phân tích chỉ số PevPar cần thiết trong kinh doanh khách sạn thì PevPASH cũng quan trọng không kém khi kinh doanh nhà hàng. Hiểu RevPASH là gì và các kiến thức liên quan sẽ giúp ích rất nhiều trong việc bán hàng và gia tăng doanh thu. RevPASH là gì? RevPASH là viết tắt của cụm Revenue Per Available Seat Hour, dịch là Doanh thu trên mỗi giờ có chỗ ngồi. Đây là một trong những chỉ số quản lý doanh thu quan trọng nhất,...

RevPASH là thuật ngữ quen thuộc mà các nhà quản trị doanh thu cần biết và hiểu rõ. Bao gồm: RevPASH là gì? Công dụng của RevPASH là gì? Công thức tính RevPASH ra sao? Làm thế nào để tăng giá trị RevPASH?...

revpash là gì
Bạn có biết RevPASH là gì? Công dụng của RevPASH là gì? Cách tính RevPASH ra sao?
 

Nếu việc tính và phân tích chỉ số PevPar cần thiết trong kinh doanh khách sạn thì PevPASH cũng quan trọng không kém khi kinh doanh nhà hàng. Hiểu RevPASH là gì và các kiến thức liên quan sẽ giúp ích rất nhiều trong việc bán hàng và gia tăng doanh thu.

RevPASH là gì?

RevPASH là viết tắt của cụm Revenue Per Available Seat Hour, dịch là Doanh thu trên mỗi giờ có chỗ ngồi. Đây là một trong những chỉ số quản lý doanh thu quan trọng nhất, cho biết chi phí trung bình thu được của mỗi ghế trong một thời gian nhất định trong cơ sở, từ đó biểu thị nhiều vấn đề bất cập trong kinh doanh.

Công dụng của RevPASH là gì?

Từ định nghĩa “RevPASH là gì?” cũng phần nào hiểu được công dụng của chỉ số này ra sao. Việc tính RevPASH làm căn cứ đánh giá từ vấn đề cụ thể như khoảng thời gian tối ưu của bữa ăn với 1 khách - quy trình và thời gian phục vụ chuẩn của nhân viên đến yếu tố chung như tổng doanh thu tiềm năng của nhà hàng trong mỗi giờ/ ngày/ tuần/ tháng… từ đó cũng sẽ đánh giá được tình hình kinh doanh ra sao dựa vào số ghế được lấp đầy mỗi ca, phân tích và đánh giá tính hiệu quả của chiến lược kinh doanh để điều chỉnh sao cho hợp lý.

Ngoài ra, chỉ số này cũng được sử dụng để hỗ trợ các nhà quản lý lập kế hoạch sắp xếp lao động, mua nguyên liệu chế biến hay phân tích và đưa ra chiến lược tiếp thị, lập ngân sách phù hợp trong thời gian có công suất thấp, mùa thấp điểm.

Công thức tính RevPASH ra sao

Để tính chỉ số RevPASH, áp dụng công thức:

RevPASH = Tổng doanh thu : Số giờ trên chỗ ngồi (Số ghế có sẵn x Số giờ mở cửa)

Ví dụ: Nhà hàng bạn kiếm được 25 triệu đồng cho ca tối hôm qua. Tại đây hiện có 60 chỗ ngồi. Thời gian mở cửa cho ca tối là 5 giờ.

Khi đó, công thức tính sẽ là:

RevPASH = 25 triệu đồng : (60 x 5) = 83.000 đồng.

Như vậy, trong ví dụ này, số tiền trung bình mỗi giờ kiếm được trên mỗi ghế ngồi hiện có của nhà hàng sẽ vào khoảng 83.000 đồng.

Tuy nhiên, để đánh giá hiệu quả kinh doanh cho doanh thu tiềm năng ở mức cao nhất không chỉ dựa vào chỉ số RevPASH, mà còn phải tính đến Hệ số quay vòng bàn (Table Turnover Ratio - là số lần trung bình 1 bàn được quay vòng, tính xem có bao nhiêu (nhóm) khách ngồi tại bàn đó trong 1 giờ/ ca hay một khoảng thời gian nhất định). Hệ số quay vòng bàn càng nhanh thì hiệu suất phục vụ càng nhiều, doanh thu càng cao.

Ngoài ra, để đảm bảo việc tính toán chính xác, hỗ trợ cho các quyết định kinh doanh, RevPASH cần được linh hoạt tính ở nhiều khoảng thời gian như ca, ngày, tuần và tháng. Bởi, một số giờ, ngày, tuần, tháng trong năm hoạt động tốt hơn những giờ, ngày, tuần tháng khác; như các ngày lễ, giờ vàng, giờ/ ngày/ tuần khuyến mãi…

revpash là gì
RevPASH là gì? - RevPASH là doanh thu trên mỗi giờ có chỗ ngồi trong nhà hàng 

Làm thế nào để gia tăng chỉ số RevPASH?

Hiểu RevPASH là gì, công dụng của RevPASH đến cách tính sẽ giúp bạn thừa nhận rằng, chỉ số RevPASH càng cao thì hiệu suất kinh doanh của nhà hàng càng lớn, tức đã thu được số tiền không nhỏ từ khách chi cho bữa ăn và đồng thời bàn được quay vòng liên tục để phục vụ nhiều nhất có thể lượng khách. Như vậy, mục tiêu cuối cùng chính là cố gắng lấp đầy mọi chỗ ngồi hiện có, tối đa hóa chi tiêu của khách trên những chỗ ngồi đó và xoay bàn nhanh nhất có thể để phục vụ nhiều khách hơn. Để đạt được điều ấy cần lưu ý một số tips sau:

- Bán gia tăng hay bán thêm món trong thực đơn

Món khai vị, món tráng miệng, món phụ hay thức uống sẽ góp phần tăng mức chi của thực khách khi dùng bữa tại nhà hàng, bên cạnh món chính. Đây cũng chính là những mặt hàng dễ “chiêu dụ” để up-selling (bán gia tăng) hay cross-selling (bán thêm) nhất. Chỉ cần một chút khéo léo, tự tin kết hợp với những kiến thức ẩm thực có được về sự kết hợp thức ăn với nhau, thức ăn với nước uống để hoàn thiện giá trị dinh dưỡng hay bổ sung, hỗ trợ tiêu hóa thức ăn… chắc chắn sẽ dễ dàng và nhanh chóng thuyết phục được khách gọi.

- Thiết lập và đào tạo quy trình phục vụ chuẩn cho nhân viên

Không chỉ chuẩn về mặt nghiệp vụ và chất lượng, mà còn ở khía cạnh thời gian, phải làm sao để tận dụng triệt để chỗ ngồi để phục vụ được tối đa lượng khách tiềm năng trong mỗi giờ/ ca nhưng vẫn đảm bảo khiến khách hài lòng tuyệt đối.

- Lưu ý trong khâu xếp chỗ ngồi cho khách

Trừ một số trường hợp đặc biệt, còn lại, hãy linh hoạt trong khâu hướng dẫn và xếp chỗ ngồi cho khách. Không thể xếp một cặp vợ chồng vào bàn dành cho 4 người rồi sau đó không có chỗ cho nhóm 4 khách trong khi bàn 2 ghế vẫn còn trống. Chính điều này đã dẫn đến sự không tối ưu số ghế có sẵn để tăng lượng khách phục vụ, tăng tốc độ bàn xoay vòng để tăng doanh thu. Từ đây cũng lưu ý cho việc đa dạng các loại bàn phục vụ cho đối tượng, nhóm khách phù hợp.

Thêm hình ảnh sinh động và mô tả cụ thể giúp cung cấp thông tin cho thực khách, để họ dễ dàng hơn trong việc tham khảo và ra quyết định gọi món. Tuy nhiên, nếu menu quá phức tạp, rối mắt và dài thì có thể khách sẽ phải mất hàng chục phút để lật hết số trang hiện có - như thế sẽ làm chậm dịch vụ, một trong những nguyên nhân khiến số vòng quay bàn ít lần hơn.

- Ứng dụng công nghệ vào quy trình phục vụ

Một hệ thống order được kết nối trên máy tính để thực hiện quá trình gọi món của khách giúp tiết kiệm kha khá thời gian (order hoàn tất sẽ ngay lập tức chuyển đến thu ngân, bếp, bar để tiến hành công việc tiếp theo thay vì nhân viên order hay phục vụ phải tách bill và di chuyển đến từng nơi để găm phiếu). Điều này cũng có tác dụng tương tự so với quy trình thanh toán.

revpash là gì
Nên đa dạng kiểu bàn và số chỗ ngồi trong nhà hàng để tối đa hóa lượng khách phục vụ
 

Như vậy, để phần nào đánh giá nhà hàng hoạt động tốt hay không, cần thiết nên hiểu RevPASH là gì - Công dụng của RevPASH là gì - Cách tính chỉ số RevPASH ra sao - Cách tăng giá trị RevPASH thế nào… từ đó, lên kế hoạch kinh doanh, chiến dịch tiếp thị, tuyển dụng và đào tạo nhân viên hợp lý.

Có thể bạn muốn xem