Những status cười ra nước mắt - Tết của những gái ế

Những câu hỏi bao năm vẫn thế

Năm hết Tết đến, trong khi con trẻ háo hức, vui mừng vì có quần áo mới, nhận được tiền mừng tuổi thì người lớn lại nhiều phần lo lắng về quà Tết, lì xì, bếp núc, nhậu nhẹt… Và những nỗi lo ấy đa phần đều do người phụ nữ giơ vai ra gánh.

Thế nhưng, đâu phải cứ phụ nữ có chồng mới lo ngày Tết. Những cô nàng độc thân đôi khi còn sợ Tết hơn cả gái có chồng bởi luôn phải đối diện với những câu hỏi bao năm vẫn thế như: “Sắp lấy chồng chưa?”, “Sắp cho cô/dì/chú/bác… ăn kẹo chưa?”, “Người yêu đâu, sao không dẫn về?”, "Ổn định công việc rồi, lấy chồng đi thôi”…

 

 

Điều đáng sợ nhất với gái ế khi về Tết đó là một câu hỏi muôn thuở luôn được đặt ra: Bao giờ lấy chồng? Chồng, trời ơi đâu giống như con gà ở trong chuồng, khùa tay một phát là thể nào cũng bắt được một con dù nhắm hay mở mắt. Câu hỏi quen thì câu trả lời cũng thường quen như: Dạ sắp rồi ạ. Câu trả lời có đầu tư dài dòng dí dỏm hơn thì: Năm sau ạ, nhưng chưa biết năm nào. Hoặc hơi lắt léo là khi nào cháu cưới khi đó cháu lấy chồng (tuy nhiên độ rủi ro của kiểu trả lời này hơi cao).

  • Những dòng status yêu thương - 2017 hãy yêu em nhiều hơn anh nhé !

Tết của gái ế là những ngày dài lê thê, Tết của gái ế mà vốn dư thừa cân nặng còn là những nguồn nguy cơ cao độ. Tạo hóa vốn bất công khi luôn tạo ra cảm hứng ăn uống cho những người vốn đã dư thừa cân nặng, mà Tết thì đồ ăn thức uống luôn ngập ngụa trong gian bếp. Thế là gái đã ế còn bày đặt béo không thể kiềm lòng mình được nên phải lao vào ăn hăng say, ăn đến mức có đêm nằm mơ thảng thốt như gặp ác mộng, thấy mình trở lại thành phố không ngồi trên xe mà lăn như một quả bóng trở lại địa bàn mưu sinh.

 

Trong túi mình lúc nào cũng có kẹo, nếu có ai hỏi: “Khi nào cho ăn kẹo?” thì móc kẹo ra cho liền.

 

 

Sắp tết rồi…. mạng xã hội còn có cả dịch vụ thuê người yêu về ra mắt ngày Tết, dịch vụ làm áo phông in dòng chữ: “Năm nay chưa lấy chồng, đừng hỏi!” hoặc in huy hiệu: “Bao giờ lấy chồng sẽ báo” phục vụ “gái ế” thoát khỏi những câu hỏi “xé lòng”. Bản thân cũng nghĩ là thế có được không ta?, Tết với những cô nàng độc thân như tui giống như chỗ nước sôi lửa bỏng.

 

Tôi sợ nhìn thấy ai đó tay trong tay đi dạo phố, quàng khăn cho nhau. Rồi sợ họ vô tình liếc nhìn thấy tôi đang nhìn trộm họ. Những lúc ấy, chắc cảm giác trống trải cô đơn tràn ngập. Tôi sợ những buổi tối sum vầy, không phải vì không muốn có Tết mà bởi tôi sợ phải đối diện với thực tế, 32 tuổi còn chưa có người yêu. Rồi người ta sẽ hỏi tôi, hoặc có người biết ý thì ái ngại nhắc tới chuyện chồng con. Nhưng bản thân tôi tự hiểu và chỉ thấy mặc cảm trong lòng.

  • Những status hay, ý nghĩa nhất - Đón chào năm mới 2017

Con gái lớn trong nhà như "chiếc quạt điện mùa đông, để đâu cũng thấy vướng víu thừa thãi” càng đến tuổi trưởng thành càng thấm thía điều này. Đến tuổi được coi là đã cần thành gia lập thất nhiều người thở dài nói vui “nhiều khi đi đám ma còn đỡ hơn đi đám cưới vì ít nhất không ai hỏi: bao giờ đến lượt mày?”.

 

Tôi sợ phải gặp mặt bạn bè dù có muốn lắm lắm cũng không dám đi. Sợ người ta tay dắt tay díu, con cái đề huề, chồng con đủ cả, chỉ riêng mình tôi. Sẽ mệt mỏi lắm với những câu hỏi tại sao? Biết được tại sao thì thật là dễ dàng quá. Vì tôi không hiểu, sao duyên không tới, hoặc ứ tới rồi lại đi. Tôi cũng đâu phải cô gái khó tính gì, đâu phải người không xinh xắn, đâu phải thất nghiệp không công ăn việc làm. Tôi cũng không kén chọn quá như người ta nói, chỉ là để quên mối tình đầu, tôi đã mất 3 năm đau khổ. Và tới khi tôi nhận ra, mình cần mở lòng thì đã là lúc muộn mằn so với bạn bè. 

 

Tết về.....đối diện với loạt câu hỏi như: “Ra trường bằng gì”, “Xin được việc chưa?”, “Đúng ngành hay trái ngành”… cùng vô số lời khuyên nhủ theo hướng thiện chí thì ít mà mỉa mai thì nhiều. 

 

Khi có việc làm ổn định rồi, tôi mới biết, thì ra áp lực về công việc còn chưa thấm vào đâu so với áp lực chuyện chồng con. Vốn chưa bao giờ vạch ra kế hoạch cụ thể về thời điểm lấy chồng, sinh con nhưng khi nghe họ hàng, bạn bè hỏi han, giục giã, chính bản thân cũng cảm thấy cần phải vội vàng.

.

Áp lực, sự giục giã của gia đình, họ hàng nên giờ tôi không còn háo hức hay mong chờ ngày Tết. Chưa kể, nhìn bạn bè đã yên bề gia thất, ngày họp lớp có chồng đưa đi hoặc ẵm con theo cùng, tôi cũng thấy sốt ruột cho bản thân.

 

 

Được nghỉ làm từ hôm 27 Tết nhưng tôi lấy lý do nhiều việc rồi 29 Tết mới về nhà. Suốt ba ngày Tết, tôi chỉ lên nhà ông bà nội, ngoại chốc lát vào mùng 1, thời gian còn lại đều ở nhà chơi game hoặc xem phim, chờ đến mùng 5 "khăn gói" ra Hà Nội làm việc.

 

Mình dặn bố mẹ: "Nếu ai hỏi thì nói cháu nó bị ốm hoặc dị ứng nên không ra ngoài được". Có mấy ngày Tết thôi mà dài như mấy tháng nửa muốn đi chơi, nửa không. Căn bản, mình không muốn ai hỏi đến chuyện lấy chồng, cảm thấy cứ như bị soi mói hay thúc ép vậy. Cứ đến mùng 5, mùng 6 là mình mừng vì "thoát Tết".

 

Lời kết: Nói thật độc thân cũng sợ Tết lắm chứ, có khi còn sợ Tết hơn cả mấy cô nàng đã có chồng. Chưa gì mà mấy cô bạn trong hội độc thân đã than vắn thở dài trên facebook là sắp tết rồi, sợ về nhà lắm, sợ đối diện với những câu hỏi muôn thưở "khi nào lấy chồng, sao không chịu lấy chồng đi, kén chọn quá đấy". Những câu hỏi này giống như được cài đặt tự động trên miệng tất cả mọi người, để mà hễ cứ nhìn thấy bóng dáng chúng tôi ở đâu là sẽ tự động phát ra. 

Có thể bạn muốn xem