Những nguyên nhân khiến bạn thất bại khi tìm việc hết lần này đến lần khác

Những nguyên nhân khiến bạn thất bại khi tìm việc hết lần này đến lần khác 1. Mục tiêu không rõ ràng Trước khi bắt đầu chiến dịch tìm việc, bạn phải biết rõ mình có các kỹ năng nổi trội nào và nơi nào đang cần các kỹ năng này. Nhà tuyển dụng muốn nghe bạn trình bày cách bạn có thể đóng góp cho công ty họ, chứ họ không muốn tự tìm hiểu hay phán đoán – điều đó hoàn toàn không có lợi cho bạn. Hãy dành thời gian để thực hiện mọi việc theo cách hiệu quả nhất, nếu không bạn sẽ phải bắt đầu lại từ số 0. 2. Sự chần chừ Cách đây 20 năm, tôi có một đồng nghiệp rất kỹ tính, đến nỗi tôi cho rằng anh ta sống chỉ để sắp xếp nơi làm việc sao cho thật ngăn nắp. Anh ta có chiếc bàn làm việc gọn gàng cùng không gian làm việc sạch nhất...

1. Mục tiêu không rõ ràng

Trước khi bắt đầu chiến dịch tìm việc, bạn phải biết rõ mình có các kỹ năng nổi trội nào và nơi nào đang cần các kỹ năng này. Nhà tuyển dụng muốn nghe bạn trình bày cách bạn có thể đóng góp cho công ty họ, chứ họ không muốn tự tìm hiểu hay phán đoán – điều đó hoàn toàn không có lợi cho bạn. Hãy dành thời gian để thực hiện mọi việc theo cách hiệu quả nhất, nếu không bạn sẽ phải bắt đầu lại từ số 0.

2. Sự chần chừ

Cách đây 20 năm, tôi có một đồng nghiệp rất kỹ tính, đến nỗi tôi cho rằng anh ta sống chỉ để sắp xếp nơi làm việc sao cho thật ngăn nắp. Anh ta có chiếc bàn làm việc gọn gàng cùng không gian làm việc sạch nhất mà tôi từng thấy. Song cũng chính anh ta lại là người sẵn sàng làm bất cứ việc gì chỉ để tránh phải gọi điện chào hàng, mặc dù anh ta vẫn thường xuyên chiêu đãi đồng nghiệp về số khách hàng anh ta đã phỏng vấn (hệ thống theo dõi tinh vi mà anh ta gắn tại văn phòng đã ghi lại đầy đủ mọi dữ liệu). Điều đó đã làm tôi cảm thấy mình không bằng một góc anh ta bởi vì văn phòng của tôi không khác gì bãi chiến trường. Và chỉ sau khi rời khỏi công ty để xây dựng sự nghiệp riêng, tôi mới phát hiện ra rằng trong cùng khoảng thời gian làm việc như nhau, tôi đã kiếm được 758.000 đô-la, còn anh bạn đó chỉ đem về 5.000 đô-la. Qua đó tôi rút ra một kết luận rằng bạn cần sắp xếp mọi thứ thật gọn gàng, nhưng đừng để điều đó cản trở bạn tìm được công việc trong mơ của mình. Rõ ràng ở đây có sự khác biệt rất lớn giữa - 753.000 đô-la, theo tính toán của tôi.

Những nguyên nhân khiến bạn thất bại khi tìm việc hết lần này đến lần khác

3. Quá phụ thuộc vào người khác

Tìm việc là công việc bạn không thể lẩn tránh mà phải tự-mình-làm-lấy. Tuy vậy, trên thực tế vẫn còn nhiều người quá phụ thuộc vào các công ty giới thiệu việc làm. Phương châm hãy-để-ngườikhác- làm là trút gánh nặng trách nhiệm sang cho người khác, mà trong hầu hết trường hợp, họ lại là những người không hề quen biết, cũng như không quan tâm đến tương lai của bạn.

4. Thiếu sự chuẩn bị

Không gì tệ hơn việc một ứng viên tham dự phỏng vấn mà chưa có sự chuẩn bị nào. Nhà tuyển dụng thường cho rằng người không chịu bớt chút thời gian tìm hiểu về công ty ứng tuyển là người chỉ biết quan tâm đến bản thân, chứ không để ý đến thách thức của công việc họ đang hướng tới. Tôi đã chứng kiến nhiều ứng viên lúng túng khi nhà tuyển dụng đưa ra một câu hỏi đơn giản như: “Ngoài những thông tin David đã cung cấp, bạn còn biết gì về công ty chúng tôi?”.

  • 10 cách "xử đẹp" với quản lý tồi mà ai cũng có thể áp dụng

5. Đặt mục tiêu quá cao

Dù công việc trong mơ luôn là mục tiêu hàng đầu của bạn nhưng hãy đảm bảo rằng chúng thực tế. Tìm kiếm và dự tuyển vào những vị trí mình thích mà không có kỹ năng, trình độ phù hợp sẽ là một sự lãng phí thời gian cũng như công sức.

Những nguyên nhân khiến bạn thất bại khi tìm việc hết lần này đến lần khác

6. Chỉ tập trung vào công việc mong muốn mà không quan tâm tới công ty

Thay vì thực hiện một cuộc tìm kiếm trên diện rộng dựa vào đặc điểm công việc, bạn có thể thu hẹp chúng ở những công ty bạn muốn làm việc. Huhman khuyên: "Hãy liệt kê 5-10 công ty về lĩnh vực của mình và ở địa điểm thuận lợi cho bạn".

7. Không thực hiện chiến lược "thời hậu tìm việc"

Sau cuộc phỏng vấn, bạn nên gửi email cảm ơn người phỏng vấn. Đây là cơ hội để bạn giải thích những thiếu sót của mình trong buổi phỏng vấn và giúp nhà tuyển dụng nhớ tới bạn như một ứng viên chuyên nghiệp. Ngoài ra, hãy cảm ơn cả những người đã giúp đỡ bạn trong quá trình tìm việc. Như vậy, họ sẽ cảm thấy mình được coi trọng và tiếp tục trợ giúp bạn trong tương lai.

Kết luận: Là một du kích săn việc, bây giờ bạn đã biết những việc nên tránh. Các giải pháp ở đây rất đơn giản và dễ thực hiện, bạn hãy thực hiện ngay, đừng nên trì hoãn.

Có thể bạn muốn xem