Cuộc sống con người là sự cân bằng và hài hòa giữa đời sống vật chất và đời sống tinh thần, trong đó đời sống tâm linh là một phần thiết yếu không thể thiếu giúp con người có những động lực mạnh mẽ để vượt qua được những khó khăn tinh thần. Và các ngôi chùa chính là những địa điểm tôn giáo mà các chư tăng, Phật tử nói riêng và người dân nói chung tìm đến để gửi gắm niềm tin và nguyện ước. Trong số đó có những ngôi chùa nổi tiếng linh thiêng ở Hà Nội mà bạn thật sự nên ghé thăm ít nhất một lần trong đời. Hôm nay, GTOP sẽ giới thiệu các ngôi chùa linh thiêng nổi bật tại thủ đô để trong dịp lễ, tết hoặc ngày rằm sắp tới, các bạn sẽ có nơi chốn thanh tịnh và an tâm cho gia đình mình cùng đi tham quan, cúng bái cầu bình an và sức khỏe nhé!
Những ngôi chùa nổi tiếng linh thiêng về cầu bình an, cầu sức khỏe, cầu tình duyên ở Hà Nội
1. Chùa Quán Sứ
Địa chỉ: 73 phố Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội.
Đây là một trong những ngôi chùa cổ nổi tiếng linh thiêng bậc nhất tại thủ đô Hà Nội. Được xây dựng từ thế kỉ XV vào thời vua Lê Thế Tông, đến nay chùa được biết đến là trụ sở của Trung ương hội Phật giáo Việt Nam. Chùa Quan Sứ nổi bật với kiến trúc tam quan gồm ba tầng mái và nằm giữa là lầu chuông. Qua tam quan là một sân rộng lát gạch, đi thêm 11 bậc nữa sẽ đến được chánh điện hình vuông và xung quanh có hành lang bao bọc. Điều đặc biệt nhất, từ tên chùa đến cả những câu đối, văn tự bên trong đều được viết bằng chữ quốc ngữ.
Hằng năm tại chùa diễn ra các đại lễ thu hút rất nhiều chư tôn, tín đồ Phật tử đến đây cầu bình an, may mắn, sung túc cho gia đình mình. Những đại lễ phải kể đến như: Cung rước xá lợi Phật; Đêm hội hoa đăng và tất nhiên không thể thiếu Đại lễ Phật Đản. Có dịp đến đây, bạn sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng pho tượng hòa thượng Thích Thanh Tứ, nguyên Phó chủ tịch Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam với tỷ lệ không khác gì người thật.
2. Phủ Tây Hồ
Địa chỉ: Phường Quảng An, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội.
Nhắc đến những ngôi chùa nổi tiếng linh thiêng tại Hà Nội, chúng ta không thể không kể đến Phủ Tây Hồ. Nơi đây thờ Bà chúa Liễu Hạnh – một trong bốn vị thánh bất tử trong tín ngưỡng dân gian thờ mẫu của người Việt, xưa kia đã từng cứu nhân độ thế, che chở và giúp đỡ dân làng vượt qua những phong ba trên biển lớn hoặc những khổ nạn trong cuộc đời. Phủ Tây Hồ tuy có diện tích không lớn nhưng được đầu tư xây dựng khá tỉ mỉ và công phu, thể hiện tấm lòng kính trọng sâu nặng của con người đối với các vị thánh thần đã từng cứu giúp mình, qua đó cho thấy truyền thống “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” duy trì ngàn đời của biết bao thế hệ con cháu. Từ các bức tượng long phượng trình tường, tả thanh long hữu bạch hổ cho đến tứ linh bao gồm: long – lân – quy – phụng hay tứ quý tùng – cúc – trúc – mai đều mang đậm dấu ấn dân gian và được đắp đổi tinh tế.
Nằm trên một voi đất yên tĩnh, Phủ Tây Hồ mang đến vẻ đẹp bình lặng và không gian yên tĩnh cho tăng ni, Phật tử đến đây thăm viếng, giải tỏa căng thẳng, áp lực trong cuộc sống. Do gắn liền với tín ngưỡng dân gian nên nơi đây không ngừng thu hút đông đảo người dân thủ đô cũng như các vùng miền lân cận tìm đến để cầu bình an, sức khỏe và kể cả tình duyên đôi lứa.
3. Chùa Phúc Khánh
Địa chỉ: Cầu vượt Ngã Tư Sở, Thịnh Quang, Đống Đa, Thành phố Hà Nội.
Chùa Phúc Khánh còn được biết đến với tên gọi Tổ đình Phúc Khánh. Trước đây, chùa là nơi thờ tự của người dân tại một ngôi làng, làng đó là làng Sở nên chùa còn có tên gọi khác là chùa Sở. Chùa Phúc Khánh là một trong những ngôi chùa lâu đời nổi tiếng linh thiêng giữa lòng thủ đô Hà Nội. Chùa đực xây dựng từ thời Hậu Lê nhưng do phải trải qua thời kì chiến tranh khốc liệt, chùa đã bị phá hủy hoàn toàn. Nhưng rất may mắn, đến thời vua Quang Trung Nguyễn Huệ, chùa lại được xây dựng lần nữa bởi nhà sư Chiếu Liên và đô đốc quân Tây Sơn Trần Văn Lễ. Nhưng chưa hết, sau đó chùa lại tiếp tục được trùng tu nhiều lần nữa, mãi cho đến năm 1950, chùa được tôn tạo và mang nét kiến trúc như ngày hôm nay bạn thấy.
Công trình tổng thể của chùa bao gồm kiến trúc thờ Phật như nhiều ngôi chùa Bắc Bộ khác, ngoài ra còn có thêm ban thờ Mẫu của tín ngưỡng dân gian.Khoảng chừng 10 năm trở lại đây, chùa trở thành nơi nổi tiếng mang đến may mắn, bình an, may mắn trong công việc và cuộc sống của con người nên thu hút rất nhiều tín đồ, du khách từ khắp nơi tìm đến. Bên cạnh đó, có những đôi lứa yêu nhau còn tìm đến đây để cầu xin có được mối lương duyên tốt đẹp, lâu bền.
4. Chùa Trấn Quốc
Địa chỉ: Thanh Niên, Yên Phụ, Tây Hồ, Thành phố Hà Nội.
Đây là ngôi chùa có lịch sử đã gần 1500 năm, có thể được coi là một trong những ngôi chùa nổi tiếng linh thiêng lâu đời nhất tại vùng đất kinh đồ Thăng Long ngày xưa và Hà Nội ngày nay. Không gian bao quanh khuôn viên chùa là sự yên tĩnh của vạn vật, sự uy nghiêm bền thế của công trình kiến túc từ ngàn xưa và sự thanh bình, uyển chuyển của hồ nước quanh năm êm đềm. Tổng thể ngôi chùa bao gồm nhiều lớp nhà với ba ngôi chính là tiền đường, nhà thiêu công và thượng điện tựu lại thành chữ Công.Trước đây, chùa có tên là chùa Khai Quốc, đến thời vua Lê Hy Tông, chùa mới mang tên là chùa Trấn Quốc và trở thành tên gọi quen thuộc đến này hôm nay. Không chỉ riêng bây giờ, từ xưa, chùa đã là nơi đón tiếp các bậc vua quan trong triều ngự giá đến đây viếng lễ, cầu mong quốc gia thái hòa vào các dịp lễ, tết hằng năm. Đó cũng là một trong các lý do giúp Chùa Trấn Quốc được trang web wanderlust.co.uk liệt kê vào danh sách những ngôi chùa đẹp nhất trên thế giới.
Nhờ vào bề dày lịch sử đồng hành cùng dân tộc và cảnh quan xung quanh đã làm nên nét độc đáo khiến cho chùa Trấn Quốc trở thành địa điểm tôn giáo nổi tiếng thu hút Phật tử và du khách thập phương không ngừng đến đây cúng bái, thăm viếng, cầu xin sức khỏe, vạn sự hanh thông vào những dịp đầu năm hoặc khi muốn xa lánh chốn thị thành để tìm về nơi an tĩnh.
5. Đền Ngọc Sơn
Địa chỉ: Đinh Tiên Hoàng, Hàng Trống, Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội.
Một địa điểm tâm linh tiếp theo cần phải nói đến đó là Đền Ngọc Sơn tọa lạc trên đảo Ngọc trong lòng hồ Hoàn Kiếm. Nơi đây được xây dựng từ thế kỷ 19, từng là ngôi đền thờ Quan để trấn giữ những điều hiểm ác, che chở dân làng khỏi những tai ương. Về sau nơi đây được đổi lại thờ Phật cho đến ngày hôm nay. Có thể nói đền Ngọc Sơn mang đậm hồn thiên của vùng đất kinh kỳ, thể hiện sự hòa hợp tôn giáo của dân tộc ngàn năm văn hiến. Đền được xây dựng theo kiến trúc chữ Tam, nơi đây ngoại trừ thờ Văn Xương Đế Quân (chủ quản văn chương, khoa cử) và đức thánh thần Hưng Đạo thì còn thờ cả Phật a – di- đà và Lã Động Tân, Quan Vân Trường, những vị thần thể hiện chữ tín, chữ nghĩa, đạo đức của người Việt Nam ta. Sự hòa hợp tôn giáo ấy còn được thể hiện rõ thông qua cả những câu đối, hoành phi, các vật bài trí tại đền Ngọc Sơn.
Hình ảnh một ngôi đền cổ kính, trang nhã nằm giữa một hồ nước tĩnh lặng tạo nên nét đẹp hiếm có khi Thiên – Nhân kết hợp, chính nhờ vào kiến trúc độc đáo đó mà đền Ngọc Sơn nằm trong quần thể di tích Hồ Gươm đã được công nhận là di tích lịch sử – văn hóa vào nam 1980, trở thành địa điểm tâm linh nổi tiếng dành cho người dân Hà Nội nói riêng và khách du lịch trong nước, quốc tế nói chung.
6. Văn Miếu – Quốc Tử Giám
Địa chỉ: quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội.
Ngay giữa bốn phố chính của Hà Nội gồm Nguyễn Thái Học, Tôn Đức Thắng, Văn Miếu và Quốc Tử Giám tồn tại một công trình kiến trúc uy nghiêm, một di tích lịch sử văn hóa đó là Văn Miếu – Quốc Tử Giám. Được xây dựng vào năm 1070, tức là vào thời vua Lý Thánh Tông, Văn Miếu từng thờ Khổng Tử, Chu Công và Tứ phối. Sau đó, đến năm 1076, vua Lý Nhân Tông cho lập thêm Quốc Tử Giám bên cạnh để làm trường đại học đầu tiên chuyên trách giảng dạy, giáo dục các vị thái tử, hoàng tử, công chúa và con quan các gia đình có địa vị cao trong triều chính, xã hội. Mãi đến khi vua Trần Thái Tông lên nắm quyền, Quốc Tử Giám được đổi tên thành Quốc học viện và thu nhận cả con cháu nhà thường dân có tài năng xuất chúng vào đào tạo, bồi dưỡng.
Nói về kiến trúc, cổng chính Văn Miếu xây kiểu Tam Quan, trên có 3 chữ “Văn Miếu Môn” viết theo chữ Hán xưa, bao quanh nơi đây là bức tường gạch, bên trong bức tường lớn đó có những bức tường nhỏ ngăn chia thành 5 khu được thông nối với nhau bằng những cánh cổng. Ngày nay, Văn Miếu – Quốc Tử Giám là địa điểm quen thuộc cho các sĩ tử mỗi khi đến mùa thi cử. Ngoài ra, phố ông đồ diễn ra vào các ngày Tết cũng là một trong những lý do thu hút đông đảo người dân tìm đến Văn Miếu thăm viếng hoặc du xuân ngắm cảnh dịp đầu năm mới.
7. Chùa Hà
Địa chỉ: Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.
Chùa Hà là một trong những ngôi chùa nổi tiếng linh thiêng tại Hà Nội được đông đảo bá tánh tìm đến cầu xin tình duyên đôi lứa, giúp các bạn trẻ “Khi đi lẻ bóng, khi về có đôi”. Và đây cũng là một ngôi chùa cổ được xây dựng từ tiền công đức dưới thời vua Lý Nhân Tông với tên tự là Thánh Đức Tự. Bên trong chùa Hà thờ rất nhiều vị thần Phật như: Đức Ông, Đức Thánh Hiền cùng các vị Phật và tam hòa Thánh Mẫu.
Hằng năm, người dân tìm đến nơi đây để thành tâm khấn bái mong sao vạn sự suôn sẻ, từ sức khỏe đến làm ăn và cả chuyện tình duyên trăm năm.Nằm giữa phố xá ồn ào, vội vã của thủ đô, chùa Hà là một công trình kiến trúc về tôn giáo còn giữ nguyên nét đẹp truyền thống về mỹ thuật, văn hóa và lịch sử của dân tộc nằm yên bình tại một con đường nhỏ trên phố Hà Nội. Khi có dịp đến đấy cúng bái, thăm biếng, bạn sẽ được gạt bỏ hết đi những sân si, hờn giận ngoài kia mà bình tâm lại, chỉ mong sao cho gia hòa, vạn sự hưng hoặc tìm được một nửa thủy chung, yêu thương và trân trọng bạn suốt đời.
8. Đền Quán Thánh
Địa chỉ: Thanh Niên, Quán Thánh, Ba Đình, Thành phố Hà Nội.
Đền Thánh Quán (Tên chữ là Trấn Vũ Quán) được xây dựng đã rất lâu, từ thời vua Lý Thái Tổ và thờ một trong bốn vị thần trấn giữ bốn cửa ngõ kinh thành Thăng Long xưa là Huyền Thiên Trấn Vũ. Ngày nay, đền Quán Thánh là một trong những địa điểm du lịch tâm linh không ngừng thu hút bá tánh khắp nơi tìm đến tham quan và cúng bái nhờ vào những vẻ đẹp kiến trúc và lịch sử vẻ vang của nơi này.
Để được vào bên trong ngôi đền, du khách phải thông qua một trong ba cửa của cổng Tam quan được xây dựng trên những phiến đá rất lớn. Trên tam quan là một chiếc chuông đồng cao 1,5 m được đúc ra từ thời vua Lê Hy Tông. Qua cánh cổng lớn, du khách sẽ nhìn thấy các hòn non bộ và bể cá trong sân, làm nên không gian tổng thể vô cùng trang nhã, dịu dàng. Chính những nét đẹp về kiến trúc, nghệ thuật, điêu khắc đan cài vào đó là hồn thiêng văn hóa và lịch sử dân tộc hài hòa cùng cảnh quan xung quanh đã làm nên giá trị đặc sắc cho đền Quán Thánh, giúp nơi đây trở thành một trong những địa điểm du lịch tâm linh vô cùng nổi tiếng mỗi khi du khách có dịp tìm đến Hà Nội nói chung và khu du lịch Hồ Tây nói riêng.
9. Chùa Kim Liên
Địa chỉ: Nghi Tàm, Quảng An, Tây Hồ, Thành phố Hà Nội.
Nhắc đến chùa Kim Liên, người ta liền liên tưởng đến một đóa hoa sen mọc lên giữa lòng Tây Hồ. Điểm đặc biệt của chùa chính là còn lưu giữ tấm bia cổ nhất Hà Nội, trên đó có ghi đầy đủ niên hiệu: Thái Hòa tam niên Ất Sửu dưới thời vua Lê Nhân Tông. Kiến trúc cổng Tam quan của nơi đây mang đậm dấu ấn cổ kính, trang nhã và thanh cao của một ngôi chùa uy nghiêm, bề thế đã tồn tại vài thế kỷ.
Bên trong được xây dựng bằng gỗ lợp mái ngói hai tầng theo kiểu chồng diêm, kèm theo đó là những họa tiết sắc nét được trạm khắc trên các vì kèo, cột kèo, đầu mái chùa,… Đây là những điển hình cho lối kiến trúc phổ biến khi xưa vào thế kỉ 17, chỉ thường xuất hiện tại Đàng Trong. Bên cạnh đó, chùa Kim Liên hiện còn trưng bày nhiều pho tượng đẹp chứa đựng nhiều giá trị kiến trúc độc đáo như: bộ tượng Tam Thế Phật, bộ tượng A – di -đà, Quan Thế Âm,… Bằng những giá trị về kiến trúc và lịch sử đặc trưng như thế, chùa Kim Liên đã trở thành một trong 10 di tích kiến trúc cổ đặc sắc nhất Việt Nam và cũng là một trong những ngôi chùa nổi tiếng linh thiêng được đông đảo người dân thủ đô Hà Nội cũng như các tỉnh thành lân cận tìm đến bái viếng hằng năm.
10. Chùa Hương
Địa chỉ: Hương Sơn, Mỹ Đức, Thành phố Hà Nội.
Chùa Hương được biết đến không những là một địa điểm du lịch tham quan nổi tiếng cho khách du lịch toàn quốc và du khách nước ngoài mà còn là một trong những ngôi chùa nổi tiếng linh thiêng tại Hà Nội. Quần thể chùa Hương (huyện Mỹ Đức, Hà Nội) đã được Thủ tướng chính phủ công nhận là di tích quốc gia đặc biệt. Quần thể di tích bao gồm hàng chục ngôi chùa thờ Phật, các đền thờ thần và các ngôi đình thờ tín ngưỡng dân gian.
Trung tâm quần thể chùa Hương nằm ven sông Đáy, mỗi năm từ ngày 6 tháng Giêng đến hết tháng 3 có diễn ra lễ hội chùa Hương nổi tiếng, thu hút người dân và khách du lịch tứ phương đến đây thăm ngắm và bái viếng. Lúc đó, bạn sẽ có dịp hòa mình vào không khí náo nhiệt đặc trưng của lễ hội kéo dài nhất Việt Nam này.
Trên đây là những ngôi chùa nổi tiếng linh thiêng tại Hà Nội mà GTOP muốn giới thiệu đến những người dân Hà Nội nói riêng và du khách thập phương nói chung tìm đến để chiêm bái, cầu tài, cầu lộc, cầu bình an. Đấy không chỉ là những địa điểm linh thiêng nổi bật tại Hà Nội mà còn là những công trình kiến trúc đặc sắc mang đậm linh hồn của cả dân tộc Việt Nam. Mong rằng các bạn sẽ có dịp đích thân trải nghiệm tại những ngôi chùa thanh tịnh, linh thiêng này để chiêm ngưỡng được những vẻ đẹp tuyệt vời do mỗi công trình mang lại nhé!