Những đặc điểm, tính cách mà nhân viên giỏi nào cũng sở hữu

Những đặc điểm, tính cách mà nhân viên giỏi nào cũng sở hữu 1. Dám đưa ra ý kiến bất đồng Nếu bạn nghĩ rằng nhân viên giỏi là những người tuân thủ mọi quy tắc, hãy nghĩ lại. Các tổ chức, các nhà quản lý thỉnh thoảng không đưa ra quyết định đúng, và đây là lúc một nhân viên dám thách thức các chuẩn mực, chất vấn uy quyền sẽ trở thành tài sản quý. Tất nhiên, không ai nói trở thành một người không theo khuôn phép xã hội hoặc một kẻ nổi loạn bất cứ lúc nào sẽ làm cho bạn trở thành nhân viên hoàn hảo. Nhiều khả năng, bạn sẽ bị coi là một kẻ gây rối! Một nhân viên biết khi nào cam kết hỗ trợ tối đa cho nhóm và khi nào phải nói ra ý kiến phản đối vì lợi ích lớn hơn của công ty cuối cùng sẽ nhận được sự tôn trọng...

1. Dám đưa ra ý kiến bất đồng

Nếu bạn nghĩ rằng nhân viên giỏi là những người tuân thủ mọi quy tắc, hãy nghĩ lại. Các tổ chức, các nhà quản lý thỉnh thoảng không đưa ra quyết định đúng, và đây là lúc một nhân viên dám thách thức các chuẩn mực, chất vấn uy quyền sẽ trở thành tài sản quý.

Tất nhiên, không ai nói trở thành một người không theo khuôn phép xã hội hoặc một kẻ nổi loạn bất cứ lúc nào sẽ làm cho bạn trở thành nhân viên hoàn hảo. Nhiều khả năng, bạn sẽ bị coi là một kẻ gây rối! Một nhân viên biết khi nào cam kết hỗ trợ tối đa cho nhóm và khi nào phải nói ra ý kiến phản đối vì lợi ích lớn hơn của công ty cuối cùng sẽ nhận được sự tôn trọng và tin tưởng của mọi người.

Khi bạn phát biểu ý kiến chống lại một điều gì đó, có thể là chống lại một quyết định hoặc hoạt động mà bạn thấy sai lâm, bạn sẽ hoặc trở thành kẻ giơ đâu chịu báng, hoặc giống như bánh xe kêu cót két sẽ được tra dầu. Thực tế mọi người thường chống lại sự thay đổi bởi nó mang lại một trách nhiệm nặng nề không chắc chắn.

“Chuyện này sẽ hiệu quả chứ?” và “Chuyện này sẽ ảnh hưởng đến tôi như thế nào?” là hai câu hỏi phố biến chạy qua tâm trí họ. Câu trả lời là, khi thách thức quan điểm của ai khác, hãy chắc chắn bạn mang lại sự đảm bảo cho họ bằng cách giải quyết những mối quan tâm của các bên liên quan.

Những đặc điểm, tính cách mà nhân viên giỏi nào cũng sở hữu

2. Không đổ lỗi

Nếu bạn không đưa ra được giải pháp, bạn phải chịu một phần trách nhiệm, không có lựa chọn trung lập nào cả. Hãy nhớ rằng ngay cả khi người lao động quyết định đứng ngoài một vấn để liên quan đến họ, bằng cách thể hiện thái độ thờ ơ, thì họ vẫn đóng góp vào vấn để bằng cách để cho nó lơ lửng ở đó. Ở mức tồi tệ nhất, vấn đề có thể trầm trọng hơn.

Khi chúng ta nhanh chóng tìm người có lỗi và đồ lỗi cho người khác, không phải chúng ta đang lãng phí thời gian quý báu có thể được sử dụng để giải quyết vấn để sao? Thế mới nói, lẽ tự nhiên là người ta đổ lỗi để “che đậy”. Nếu bạn thực sự muốn trở thành nhân viên xuất sắc của công ty, đừng rơi vào cái bẫy này.

Đầu tiên, tìm giải pháp để khắc phục vấn để hoặc ít nhất là giảm nhẹ tình trạng. Sau khi tất cả mọi thứ hoạt động trơn tru trở lại, bạn có thể bắt đầu điều tra ai chịu trách nhiệm mọi chuyện. Tuy nhiên, cần ghi nhớ rằng con người phạm sai lầm lúc này lúc khác thế nên đừng vội vàng chê trách.

  • 15 phương pháp giúp bạn tràn đầy năng lượng làm việc hiệu quả cho một ngày mới

3. Nỗ lực hơn

Bạn thấy đấy, người giỏi nhất trong thị thường lao động là những người không xem công việc của mình chỉ là một công việc. Họ tin vào những gì họ làm và luôn có động lực để thay đổi mọi thứ tốt hơn. Điều đó chuyển hóa thành sự sẵn sàng nỗ lực hơn nữa, thể hiện đưới nhiều hình thức: đưa ra sáng kiến, làm nhiều hơn những gì được yêu cầu, ở lại ngoài giờ làm việc chính thức, hoạt động tình nguyện, v.v...

Tuy nhiên, một trong những dấu hiệu tỉnh tế của nhân viên tận tụy là người đó không có khuynh hướng làm theo các quy tắc và quy định một cách cứng nhắc. Thỉnh thoảng họ có thể thay đối luật lệ, không phải vì họ là kẻ nổi loạn hoặc không tin tưởng ở quy tắc, mà phần lớn là vì họ có thể đứng ở góc độ tâm nhìn và mục tiêu của tổ chức để đánh giá liệu tuân thủ hay phá vỡ quy định cái nào mang lại lợi ích nhiều hơn.

Những đặc điểm, tính cách mà nhân viên giỏi nào cũng sở hữu

Bạn có thể thắc mắc, nỗ lực hơn yêu cầu là sao?

Vâng, thay vì cứ mù quáng làm theo các quy tắc được thiết lập để tránh bị khiển trách và trừng phạt, người lao động sẵn sàng mạo hiểm giây vào rắc rối vì mục tiêu dài hạn của tổ chức. Đây là điều mà không phải nhân viên bình thường nào cũng dám thử, đúng không? Chẳng phải điều này vượt quá tầm nghĩa vụ mà người lao động phải làm sao?

4. Lãnh đạo người khác

Lãnh đạo là tác nhân tạo ra thay đổi trong bất kỳ tổ chức nào khi họ là người đưa ra những quyết định quan trọng và thúc đẩy những người còn lại làm việc hướng tới các mục tiêu của tổ chức. Do đó, người lao
động nào thể hiện phẩm chất lãnh đạo được đánh giá rất cao.

Đây là lý do tại sao các tổ chức thường xác định các nhà lãnh đạo tiểm năng trong đám đông và cho họ tham gia các khóa đào tạo lãnh đạo hoặc hội thảo để chuẩn bị họ cho vai trò lãnh đạo. Về cốt lõi, những nhân viên này là tương lai của tổ chức.

Vị trí chính thức trong công việc có yêu cầu bạn phải lãnh đạo hoặc quản lý một nhóm người hay không
không quan trọng, sẽ có rất nhiều trường hợp phát sinh mang lại cho bạn cơ hội nổi bật lên như một nhà lãnh đạo. Ví dụ, lên tiếng thay cho đồng nghiệp khi họ không dám lên tiếng là một dấu hiệu của lòng dũng cảm, sẽ làm bạn khác biệt so với những người còn lại.

Hơn nữa, khi bạn thay mặt cho những người khác và có nguy cơ bị chú ý, mọi người sẽ tôn trọng bạn như một người lãnh đạo.

  • Lời khuyên bổ ích cho đôi chân của nhân viên văn phòng

Người lao động duy trì thái độ làm việc tích cực và là một tấm gương tốt cho phần còn lại làm theo là những hình mẫu điển hình. Vì vậy, bạn có thể thấy những lao động giỏi không nhất thiết thể hiện kỹ năng lãnh đạo, chỉ khi sự cố xảy ra, họ có thể kiểm soát bản thân theo một tác phong mà họ làm hàng ngày với mọi điều nhỏ nhặt.

Cũng giống như muốn làm việc lớn phải kiên nhẫn, để người khác nhìn nhận bạn như một người lãnh đạo cần có thời gian và nỗ lực kiên định.

Những đặc điểm, tính cách mà nhân viên giỏi nào cũng sở hữu

5. Có kĩ năng thiết lập quan hệ xuất sắc

Bất kể có hoạt động trong lĩnh vực quan hệ công chúng hay không, thật khó tìm thấy công ty nào không coi trọng kỹ năng thiết lập quan hệ. Ngay cả nhân viên làm việc ở các bộ phận hậu cần, ít có liên hệ với khách hàng hoặc đối tác, họ vẫn sẽ cần tương tác ở một mức độ nào đó để làm tốt công việc.

Quan hệ công việc bao gồm quan hệ giữa nhân viên và quản lý, cũng như giữa các đồng nghiệp với nhau. Theo thời gian, người lao động sẽ cần sự hỗ trợ hay giúp đỡ ở dạng nào đó. Đây là lúc kỹ năng thiết lập
quan hệ phát huy tác dụng.

Chính xác điều gì làm cho kỹ năng thiết lập quan hệ trở nên quá quan trọng như vậy? Thứ nhất, nó quyết
định bạn giao tiếp với những người khác tốt đến đâu. Nếu bạn không có khả năng nhìn từ quan điểm của người khác, làm thế nào bạn hiểu được nhu cầu của họ và truyền đạt ý tưởng? Làm việc trong một tổ chức đòi hỏi làm việc theo nhóm nhiều đáng kể.

Nếu bạn có thể giao tiếp tốt với đồng nghiệp trong nhóm hoặc thậm chí có khả năng ảnh hưởng đến họ, không biết nhóm của bạn có thể tiến xa đến đâu. Mục 4 đã đề cập đến việc các tổ chức tìm kiếm người có khả năng lãnh đạo để chuẩn bị cho họ vai trò lãnh đạo trong tương lai Còn mục này muốn nói rằng một nhân viên xuất sắc không phải là người cố định ở một vị trí mãi mãi, họ sẽ được quy hoạch để đảm nhận những vai trò khác lớn hơn trong tương lại. Có kỹ năng thiết lập quan hệ qua nhiều vị trí cần thiết (ví dụ tất cả vai trò quản lý) tốt đến mức đạt được kỹ năng giao tiếp hoàn hảo sẽ làm cho làm cho người lao động có giá trị hơn.

  • Cách lựa chọn màu sắc trang phục mà bạn nên và không nên mặc đi làm
  • 9 điều gây bất lợi cho bạn nếu bạn để nó diễn ra trong tháng đầu làm việc
  • Những nguyên tắc thành công giúp bạn kiếm ra tiền và nắm giữ nó

Có thể bạn muốn xem