Mê mẩn những điệu múa đẹp của người Tây Bắc
Có dịp chiêm ngưỡng những điệu múa đẹp của người Tây Bắc, du khách sẻ thêm yêu thích nét văn hóa đặc trưng của đồng bào các dân tộc thiểu số nước ta.
Những điệu múa đẹp của người Tây Bắc khiến du khách xiêu lòng
1. Điệu múa sạp
Một trong những điệu múa đẹp của người Tây Bắc chính là điệu múa sạp hay còn gọi là nhảy sạp của người dân tộc Mường, Thái, Khơ Mú. Đây là điệu múa dân gian được sử dụng rất nhiều trong các dịp lễ hội mùa xuân, ngày hội mùa hay các đêm rằm, tạo nên một dấu ấn văn hóa vô cùng đặc biệt.
Người Mường, người Thái với điệu múa sạp nổi tiếng. Ảnh: susanhom
Múa sạp cần có các loại đạo cụ là hai cây tre to làm sạp cái và nhiều cây tre nhỏ làm sạp con. Khi múa, người dân sẽ đặt hai sạp cái cách nhau một khoảng cách hợp lý, sao cho có thể gách hai đầu các sạp con. Mỗi cây sạp con sẽ đặt song song và nhau khoảng 2 gang tay, tạo nên một dàn sạp rất hoành tráng.
Múa sạp đòi hỏi sự tập trung và các động tác thực hiện phải đúng nhịp. Ảnh: susanhom
Múa sạp là một điệu múa truyền thống đẹp và khó, đòi hỏi người múa phải hết sức tập trung. Thông thường người tham gia múa sạp sẽ đảm nhận hai vị trí là đập sạp và múa sạp. Trong đó, đội đập sạp phải gõ theo nhịp 4/4, 3 lần gõ sạp con lên sạp cái thì 1 lần gõ 2 sạp con vào nhau, tạo nên âm thanh rất nhộn nhịp, vui tai.
Đây là điệu múa được biểu diễn vào các chương trình hội hè, các hoạt động vui chơi ở Tây Bắc. Ảnh: susanhom
Người múa phải nắm rõ các nhịp để có thể nhảy vào dàn sạp một cách nhẹ nhàng, bay lượn qua lại mà không bị kẹt giữa các sạp cái, sạp con. Màn trình diễn giữa người đập sạp và múa sáp luôn phải đúng nhịp kèm theo những tiếng ca hát vang trời rất vui nhộn, say sưa.
2. Điệu múa khèn
Có dịp du lịch Tây Bắc, bạn có thể ghé thăm các bản làng du lịch cộng đồng để xem người Mông múa khèn. Đây là điệu múa dân gian thường sử dụng trong các phiên chợ mùa xuân, các cuộc hội hè hoặc phục vụ du khách về miền đất Tây Bắc. Múa hẹn mang trong mình sự mạnh mẽ nhưng cũng mềm mại, khéo léo, đòi hỏi người tham gia phải có kỹ thuật cao.
Múa khèn là điệu múa truyền thống của người dân Tây Bắc. Ảnh: Báo Lai Châu
Múa khèn là một bộ môn kết hợp giữa kỹ thuật và nghệ thuật khi người múa phải vừa thổi khèn, vừa mùa mà vẫn đảm bảo tiếng khèn không ngắt quãng. Điều thú vị trong điệu múa đẹp của người Tây Bắc chính là sự đa dạng các động tác múa. Theo thông kê có hơn 30 động tác múa khèn độc đáo, ấn tượng.
Người trình diễn điệu múa khèn thường là nam giới. Ảnh: Báo Công Thương
Khèn vốn là một loại nhạc cụ do người Mông tạo ra với sự ghép nối của nhiều ống trúc, có thể hít vào và thổi ra để tạo nên những âm thanh đa dạng. Tiếng khèn có thể mô phỏng lại tiếng của chim kêu, suối reo, gió ngàn khi trầm khi bỗng, khi gần khi xa vô cùng thi vị, đậm sắc màu đặc trưng của văn hóa Tây Bắc.
Nam giới sẽ thổi khèn, kết hợp với điệu múa của phụ nữ. Ảnh: Vivu
Khi trình bày điệu múa khèn, các chàng trai người Mông thường ôm khèn và biểu diễn nhiều động tác nhún nhảy, vũ đạo mới mẻ, lạ mắt. Cái khó của múa khèn chính là người múa phải vừa thổi, vừa thể hiện các động tác như lăn, vờn khèn, tiến bước, lùi bước, quay đổi chỗ,… với sự linh hoạt và đều nhịp.
Đây là điệu múa khó nhưng thú vị của người Mông. Ảnh: @loc_ptran
Với người Mông, điệu múa khèn chia thành hai loại là khèn vui và khèn buồn. Trong đó khèn vui là điệu múa tổ chức vào các dịp hội hè, mùa vụ, đầu xuân hoặc chào đón du khách từ phương xa đến thăm. Khèn buồn với tiết tấu, âm điệu trầm lắng, dùng trong đám ma, đám gỗ với âm điệu buồn bã, thê lương.
Điệu múa khèn thường biểu diễn vào nhiều chương trình hội hè, sự kiện văn hóa của người dân Tây Bắc. Ảnh: Truyền hình Lào Cai
Dù là khèn vui hay khèn buồn thì đây cũng là điệu múa đẹp của người Tây Bắc với kỹ thuật múa điêu luyện. Các chàng trai người Mông muốn thổi khèn giỏi phải có sức khỏe và thể lực tốt, tập thổi khèn từ khi 12 – 13 tuổi, kết hợp học các điệu múa để mang lại những màn trình diễn mãn nhãn.
3. Điệu múa xòe
Trong văn hóa Tây Bắc thì các điệu múa góp phần tạo nên sự đa dạng cho truyền thống của từng dân tộc thiểu số. Có dịp về miền đất này du lịch, bạn hãy dành thời gian ghé thăm các bản làng người Thái ở các tỉnh Lai Châu, Điện Biên, Sơn La và Yên Bái. Đây là một điệu múa đẹp chứa đựng nhiều giá trị về âm nhạc, vũ đạo và cả văn hóa ứng xử của người dân nơi đây.
Người dân Tây Bắc còn có điệu múa xòe tuyệt đẹp. Ảnh: mtntrip
Thông thường, người dân tộc Thái sẽ tổ chức múa xòe quanh đổng lửa để ăn mừng mùa vụ hoặc các công việc quan trọng thành công mỹ mãn. Người dân vừa múa xòe, vừa uống rượu cần trong tiếng chiêng tiếng trống rền vang. Với khách du lịch, điệu múa truyền thống này là một điệu múa đẹp và vô cùng mãn nhãn.
Những cô gái Thái trong điệu múa xòe tuyệt đẹp. Ảnh: Báo Quân đội Nhân dân
Ngày nay, các điệu xòe được sáng tạo thêm để phù hợp với từng hoàn cảnh khác nhau. Các điệu múa còn được đặt tên như múa xòe vòng, xòe nón, xòe điệu,… với tiết tấu và cách biểu diễn khác nhau. Hình ảnh thiếu nữ Thái với chiếc nón lá trên tay múa xòe tạo nên một nét văn hóa đẹp mà du khách nào cũng muốn thưởng thức khi về Tây Bắc.
Múa xòe có nhiều điệu khác nhau, tạo nên vẻ đẹp ấn tượng và độc đáo. Ảnh: Báo Dân Tộc và Phát Triển
Trong các điệu múa xòe thì xoè nón là điệu múa được người Thái yêu thích và thường xuyên biểu diễn. Cô gái Thái với chiếc nón lá trên tay thực hiện những động tác múa may mềm mại, đồng đều, khi thì xòe ra từ từ như bông hoa đang nở, khi thì nghiêng nghiêng trên vai tạo nên những hình ảnh hết sức đẹp mắt, ấn tượng khiến du khách say mê.
Du lịch Tây Bắc, bạn nhớ ghé thăm bản làng của người Thái để chiêm ngưỡng điệu múa xòe. Ảnh: Bộ Văn hóa Thể Thao và Du Lịch
Có thể nói rằng múa khèn, mùa sạp và múa xòe là những điệu múa đẹp của người Tây Bắc phổ biến nhất, được du khách yêu thích nhất. Để chiêm ngưỡng những điệu múa này, bạn có thể đến với các bản làng du lịch cộng đồng nơi có người Mường, Mông, Thái, … sinh sống, cùng cư dân bản địa hòa mình vào những đêm sinh hoạt, múa hát tưng bừng.
Trà Văn (tổng hợp) - luhanhvietnam.com.vn
Ảnh: Instagram