Kinh nghiệm phòng chống bão cho các khách sạn

Kinh nghiệm phòng chống bão cho các khách sạn Mỗi mùa mưa bão hàng năm, nước ta phải hứng chịu nhiều cơn bão đổ bộ trực tiếp vào đất liền, đặc biệt là các tỉnh ven biển. Bài viết này, GTOP xin chia sẻ một số kinh nghiệm phòng chống để giảm thiểu thiệt hại do bão gây ra cho các nhà hàng - khách sạn - resort… ► Bão và những điều cần biết ► Bảng cấp gió - cấp sóng và mức độ nguy hại do bão ► 5 Cấp độ rủi ro thiên tai  Trong công tác dự báo, tùy thuộc vào mức độ nguy hiểm của từng cơn bão sẽ tương ứng với cấp độ rủi ro thiên tai ► Kinh nghiệm phòng chống bão cho các khách sạn - resort  - Những việc cần làm và chuẩn bị trước khi bão vào đất liền → Chặt tỉa cây xung quanh để phòng cây ngã...
Mỗi mùa mưa bão hàng năm, nước ta phải hứng chịu nhiều cơn bão đổ bộ trực tiếp vào đất liền, đặc biệt là các tỉnh ven biển. Bài viết này, GTOP xin chia sẻ một số kinh nghiệm phòng chống để giảm thiểu thiệt hại do bão gây ra cho các nhà hàng - khách sạn - resort…

► Bão và những điều cần biết

Kinh nghiệm phòng chống bão cho các khách sạn - resort


► Bảng cấp gió - cấp sóng và mức độ nguy hại do bão

Kinh nghiệm phòng chống bão cho các khách sạn - resort


► 5 Cấp độ rủi ro thiên tai 

Kinh nghiệm phòng chống bão cho các khách sạn - resort

Trong công tác dự báo, tùy thuộc vào mức độ nguy hiểm của từng cơn bão sẽ tương ứng với cấp độ rủi ro thiên tai


► Kinh nghiệm phòng chống bão cho các khách sạn - resort

 - Những việc cần làm và chuẩn bị trước khi bão vào đất liền

→ Chặt tỉa cây xung quanh để phòng cây ngã đổ. Trường hợp cây nhỏ, nhiều tán - có thể dùng cây buộc gọn lại để tránh phần tán bị gió giật, va đập vào tường → Với các chậu cây cảnh, cần di chuyển vào chỗ khuất gió → Chằng chống nhà cửa chắc chắn bằng nẹp, túi cát… [embed]https://www.youtube.com/watch?v=qwD_PPErXNA[/embed]

 → Gia cố hệ thống cửa chính, sử dụng bao cát chắn phía trong các cửa chính tiếp xúc trực tiếp với gió bão → Với cửa sổ không đảm bảo thì nên nẹp lại và dùng các miếng vải bạt hoặc nilon để chắn nước và gió không tràn vào bên trong → Dùng băng dính/ kẹo đặc dán kín hệ thống cửa kính cường lực, không để gió lọt vào → Di chuyển toàn bộ những đồ đạc bên ngoài như dù che nắng, bàn ghế, ghế nằm hồ bơi, biển hiệu quảng cáo, chum vại nước, thùng rác… đến nơi an toàn → Loại bỏ những vật nhỏ không cần biết có thể bị gió thổi bay va đập vào hệ thống cửa kính → Che chắn những lỗ thông gió lớn trong phòng lưu trú, phòng trường hợp gió lồng vào trong gây tốc mái → Làm sạch máng xối, cống rãnh - đường ống thoát nước → Cất xe cộ, neo đậu tàu thuyền (nếu có) vào nơi an toàn đúng cách → Che đậy hồ bơi cẩn thận hoặc nếu cần thì tháo nước hồ bơi → Cất toàn bộ những vật dụng có giá trị lên vị trí cao và an toàn - vì bão có thể kèm theo mưa lớn gây ngập lụt hoặc gió bão to thổi tung mái nhà → Nếu có giếng, bể nước - cần dùng vải không thấm nước bịt kín phần miệng và dùng dây thừng buộc chặt phòng gió bão không thổi bụi bẩn và rác vào → Chuẩn bị phương án bảo quản thực phẩm trong trường hợp mất điện kéo dài → Dự trữ nước để sử dụng cho những nhu cầu cần thiết → Dự trữ dầu để chạy phát điện (nếu có) → Nếu khách sạn - resort đang có khách lưu trú, cần di chuyển khách đến khu vực phòng đảm bảo an toàn tuyệt đối. Chuẩn bị đồ ăn - thức uống đầy đủ cho khách. → Chuẩn bị phương tiện thông tin liên lạc, dự trữ và vật dụng cần thiết:

Kinh nghiệm phòng chống bão cho các khách sạn - resort

 - Những việc cần làm khi bão đổ bộ

→ Rút nguồn hệ thống thiết bị điện khi bão tới, khóa hệ thống ga phòng cháy nổ và điện giật → Liên tục cập nhật diễn biến tình hình cơn bão qua các phương tiên thông tin đại chúng (radio…) → Ngồi ở vị trí an toàn, tránh xa cửa ra vào, cửa sổ, lò sưởi… → Trong trường hợp cần phải sơ tán nếu bão mạnh, phải xác định được vị trí cần sơ tán và tuân theo sự hướng dẫn của chính quyền → Mang theo những vật dụng cần thiết khi đi sơ tán: đèn pin, radio, các loại thuốc cơ bản, chai nước nhỏ, thực phẩm ăn liền (lương khô, bánh mì ngọt…) điện thoại, sạc dự phòng, chìa khóa… bỏ vào túi/ balo chống thấm

 - Cần làm gì sau khi bão tan?

→ Tránh xa các khu vực bị ngã đổ, hư hỏng → Không lại gần đường dây điện bị đứt, sà vào vũng nước → Chọn vị trí an toàn để chụp ảnh những thiệt hại do bão gây ra để làm tư liệu kinh nghiệm về sau hoặc báo cho phía bảo hiểm → Liên hệ với công ty bảo hiểm (nếu có mua bảo hiểm rủi ro cho khách sạn) → Khi nào bão tan hoàn toàn, thời tiết chuyển biến tốt trở lại mới tiến hành dọn dẹp sau bão Những thiệt hại cho bão gây ra sẽ được giảm thiểu xuống mức tối đa nếu các khách sạn - resort triển khai có hiệu quả công tác phòng chống trong mùa mưa bão. Hy vọng những thông tin bài viết chia sẻ sẽ thực sự hữu ích với bạn…

Có thể bạn muốn xem