web stats

Khám phá những lễ hội của người Khmer độc đáo, được tổ chức long trọng hàng năm

Khám phá những lễ hội của người Khmer độc đáo, được tổ chức long trọng hàng năm Những lễ hội của người Khmer được tổ chức quy mô với phần lễ long trọng và phần hội rộn ràng, tạo nên nét văn hóa đặc trưng cho đồng bào dân tộc Khmer. Những lễ hội của người Khmer lớn nhất trong năm 1. Chol Chnam Thmay Nếu Tết Nguyên Đán là tết cổ truyền của người Kinh nói chung thì Chol Chnam Thmay là tết cổ truyền của đồng bào dân tộc Khmer Nam Bộ. Tết Chol Chnam Thmay thường diễn ra vào giữa tháng 4 dương lịch hàng năm, được tổ chức rất bài bản. Vào mùa Tết này, người dân Khmer dù đi đâu xa cũng về nhà để dự lễ.   Chol Chnam Thmay là Tết của người Khmer. Ảnh: Pha Nunl (từ @langthangangiang) Chol Chnam Thmay trong tiếng Khmer có nghĩa là “Mừng năm mới”. Vào ngày này, người dân thường đi đến gia đình...

Những lễ hội của người Khmer được tổ chức quy mô với phần lễ long trọng và phần hội rộn ràng, tạo nên nét văn hóa đặc trưng cho đồng bào dân tộc Khmer.

Banner Tour

Những lễ hội của người Khmer lớn nhất trong năm

1. Chol Chnam Thmay

Nếu Tết Nguyên Đán là tết cổ truyền của người Kinh nói chung thì Chol Chnam Thmay là tết cổ truyền của đồng bào dân tộc Khmer Nam Bộ. Tết Chol Chnam Thmay thường diễn ra vào giữa tháng 4 dương lịch hàng năm, được tổ chức rất bài bản. Vào mùa Tết này, người dân Khmer dù đi đâu xa cũng về nhà để dự lễ.  

Chol Chnam Thmay là một trong những lễ hội của người Khmer quan trọngChol Chnam Thmay là Tết của người Khmer. Ảnh: Pha Nunl (từ @langthangangiang)

Chol Chnam Thmay trong tiếng Khmer có nghĩa là “Mừng năm mới”. Vào ngày này, người dân thường đi đến gia đình người thân quen để hỏi thăm, chúc sức khỏe, chúc may mắn. Tương tự như Tết Nguyên Đán, người Khmer cũng dọn dẹp nhà cửa, mua sắm thêm nhiều lễ vật và trang trí.   

Chol Chnam Thmay là một trong những lễ hội của người Khmer quan trọngChol Chnam Thmay được tổ chức tại nhà, tại chùa. Ảnh: @hoa_dai_

Hàng năm, cứ vào 14,15 và 16/4, người Khmer lại tất bật với các hoạt động ăn mừng Chol Chnam Thmay. Mỗi ngày sẽ có các hoạt động lễ hội khác nhau diễn ra vô cùng vui nhộn và hấp dẫn. Trong đó, ngày đầu tiên sẽ là ngày mà các thành viên trong nhà quây quần bên bàn thờ tổ tiên.  

Chol Chnam Thmay là một trong những lễ hội của người Khmer quan trọngNhiều hoạt động hội hè hấp dẫn được tổ chúc vào tết Chol Chnam Thmay. Ảnh: @empress_orient_tours

Vào ngày thứ hai, người Khmer tổ chức đắp núi cát” với ý nghĩa nhắc nhở mọi người tạo phước lành. Và ngày thứ ba là ngày diễn ra lễ Tắm Phật. Người dân Khmer sẽ dùng những nhành hoa nhúng vào nước sạch vẩy lên tượng Phật với niềm tin rằng Đức Phật sẽ tha thứ cho những lầm lỗi của con người và ban thêm nhiều phước lành.  

Chol Chnam Thmay là một trong những lễ hội của người Khmer quan trọngThiếu nữ Khmer trong trang phục truyền thống ngày Tết. Ảnh: @thanhyvo.1999

Có dịp du lịch Trà Vinh, An Giang, Bạc Liêu,… dịp lễ Chol Chnam Thmay, du khách còn có cơ hội tham gia các hoạt động văn nghệ vui nhộn, đi xem múa dù kê, múa lâm thôn, rô băm,… trong những ngôi chùa. Chắc hẳn đây sẽ là những trải nghiệm đáng nhớ khi về với miền đất Nam Bộ.  

 

2. Ok Om Bok

Một trong những lễ hội của người Khmer nổi tiếng nhất chính là Ok Om Bok được tổ chức vào đầu rằm tháng 10 âm lịch hàng năm. Mục đích mà đồng bào Khmer tổ chức lễ hội này chính là nhằm tưởng nhớ Thần Mặt Trăng – vị thần của mùa màng, giúp đỡ người dân có vụ mùa suôn sẻ.  

Ok Om Bok là một trong những lễ hội của người Khmer quan trọngOk Om Bok là lễ hội cúng thần Mặt Trăng. Ảnh: @bernat_rm

Ở những địa phương có người Khmer sinh sống, lễ Ok Om Bok sẽ được tổ chức tại sân nhà, sân chùa hoặc những nơi có không gian rộng lớn nhằm giúp cho Thần Mặt Trăng luôn tỏa sáng. Trong lễ hội này, người dân sẽ cúng các loại trái cây, rau củ và đặc biệt là món cốm dẹp. Sau khi cúng xong, người lớn sẽ đút thức ăn cho những đứa trẻ như một cách để các em nhận được lộc.  

Ok Om Bok là một trong những lễ hội của người Khmer quan trọngMâm cúng trong lễ hội Ok Om Bok. Ảnh: @thefeb95

Vốn là lễ hội của mùa màng nông nghiệp nên ngoài phần lễ, người Khmer còn tổ chức nhiều hoạt động hội hè hấp dẫn. Trong đó, cuộc thi đua ghe ngo rất được hưởng ứng. Vào hội thi này, mỗi chùa Khmer hoặc một phum sóc sẽ làm một chiếc ghe ngo và cử đại diện tham gia, tạo nên những màn tranh tài hết sức lôi cuốn, hấp dẫn.  

Ok Om Bok là một trong những lễ hội của người Khmer quan trọngNgười dân thả đèn gió và đèn hoa đăng trong lễ Ok Om Bok. Ảnh: @thenybureau

Ngoài đua ghe ngo, trong lễ hội này của người Khmer còn có tục thả đèn gió ban đêm. Người dân sẽ thả rất nhiều những chiếc đèn hình vuông và hình tròn bay lên cao với ước vọng đèn mang theo hết những rủi ro, tai ương,… giữ cho cuộc sống của người dân được yên bình. Tục thả đèn gió góp phần làm nên dấu ấn độc đáo của lễ Ok Om Bok – một trong những lễ hội của người Khmer nổi tiếng.

3. Lễ Pithi Sene Dolta

Nhắc đến những trong những lễ hội của người Khmer mà quên Pithi Sene Dolta thì thật là thiếu sót lớn. Dolta hay còn là Lễ cúng ông bà của người dân Khmer, được tổ chức từ 29/8 đến 1/9 âm lịch hàng năm. Là 1 trong 3 lễ hội lớn của người Khmer nên lễ Dotal cũng được tổ chức rất long trọng.  

Pithi Sene Dolta là một trong những lễ hội của người Khmer quan trọngPithi Sene Dolta là lễ cầu an của người Khmer. Ảnh: @trongtin131

Pithi Sene Dolta là dịp để người dân tưởng nhớ công lao của ông bà, tổ tiên và những người đã khuất. Đồng thời trong lễ hội này, người dân còn tổ chức các hoạt động cầu phúc cho những người đang sống. Có thể nói rằng, Dolta là một trong những lễ hội thể hiện đậm nét dấu ấn văn hóa của đồng bào Khmer Nam Bộ.  

Pithi Sene Dolta là một trong những lễ hội của người Khmer quan trọngNgười Khmer sẽ cầu phúc, cầu an cho người thân yêu đang sống. Ảnh: @zo_loi_1507

Vào ngày đầu tiên của lễ, người dân sẽ dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ và cúng khiến, khấn váy ông bà tổ tiên. Đến ngày thứ hai, người Khmer sẽ “mời” linh hồn ông bà, người đã khuất vào chùa để nghe kinh kệ. Ngày cuối cùng, các sư sãi được mời đến nhà dân để tụng niệm. Ngoài hoạt động cúng bái, trong lễ hội này còn có hoạt động đua bò, thu hút nhiều người tham gia.  

4. Những lễ hội khác

Bên cạnh các lễ hội của người Khmer kể trên, đồng bào dân tộc thiểu số này còn có nhiều lễ hội quan trọng khác. Tiêu biểu có thể kể đến:  

Những lễ hội của người Khmer quan trọngTrong năm, đồng bào Khmer tổ chức nhiều lễ hội quan trọng. Ảnh: @chipgirl_3009

Lễ Chôl Vôsa hay Lễ Nhập hạ được tổ chức vào ngày 15/6 âm lịch hàng năm. Đây là ngày mà người Khmer cầu mưa thuận gió hòa, gia đình yên ấm, hạnh phúc. Đặc biệt, người dân còn mang các vật dụng sinh hoạt để dâng tặng cho các chư tăng trong chùa vào dịp lễ quan trọng này.  

Những lễ hội của người Khmer quan trọngNgười Khmer với nhiều lễ hội cúng kiếng long trọng. Ảnh: @thekhmeralliance

Lễ Bon Phnôm Pôn hay lễ Ngàn Núi cũng được tổ chức vào mùa hè. Người Khmer quan niệm rằng họ có lỗi với tất cả các sinh vật vì đã giết chúng để ăn thịt. Vì thế họ tổ chức lễ này để tạ lỗi nhằm tránh bị các loài vật trả thù sau khi họ qua đời.  

Những lễ hội của người Khmer quan trọngDù là lễ hội lớn hay nhỏ, người Khmer cũng tổ chức rất chỉn chu. Ảnh: @zo_loi_1507

Lễ Bon Kâm San Srok hay lễ cầu an cũng được người Khmer tổ chức chỉn chu sau mỗi mùa vụ. Đây là lễ hội diễn ra nhằm ăn mừng thành quả lao động, cầu mong mùa vụ sau sẽ tốt hơn mùa vụ trước, cầu cho gia đình bình an, mạnh khỏe.  

Những lễ hội của người Khmer quan trọngCốm dẹp là món ăn có nhiều trong các lễ hội của người Khmer. Ảnh: @daudokiengiang

Trên đây là những lễ hội của người Khmer rất quan trọng, được tổ chức đều đặn hàng năm với các hoạt động lễ trang trọng và các hội hè vui nhộn, hấp dẫn. Có dịp về miền Tây Nam Bộ vào đúng mùa lễ của người Khmer, bạn nhớ đến Sóc Trăng, Bạc Liêu, An Giang,… để  tìm hiều nhiều hơn về những lễ hội này.  

Trà Văn (tổng hợp) - luhanhvietnam.com.vn

Ảnh: Instagram

Có thể bạn muốn xem