Hướng dẫn viên bị đánh hồi đồng và 7 tips tự bảo vệ mình khi đi tour

Hướng dẫn viên bị đánh hồi đồng và 7 tips tự bảo vệ mình khi đi tour Trước vụ việc hướng dẫn viên ở Đà Nẵng bị đánh hội đồng, Sở Du lịch Đà Nẵng cho biết, cơ quan chức năng đang phối hợp xử lý để góp phần nâng cao sự văn minh, thân thiện trong môi trường du lịch. Tuy nhiên, nếu đánh nhau khi đang làm hướng dẫn viên, bạn sẽ bị xử phạt như thế nào? Có cách nào để tự bảo vệ bản thân khi dẫn tour không? Để giải đáp thắc mắc này, mời bạn cũng đọc bài viết dưới đây của GTOP nhé. HDV bị đánh hội đồng và 7 tips tự bảo vệ mình khi dẫn tour Điều tra lý do hướng dẫn viên du lịch bị hành hung tập thể Ngày 31/05 vừa qua, hướng dẫn viên (HDV) của một công ty du lịch tại Đà Nẵng đã bị nhóm người kẹp cổ, hành hung tập thể gần...

Trước vụ việc hướng dẫn viên ở Đà Nẵng bị đánh hội đồng, Sở Du lịch Đà Nẵng cho biết, cơ quan chức năng đang phối hợp xử lý để góp phần nâng cao sự văn minh, thân thiện trong môi trường du lịch. Tuy nhiên, nếu đánh nhau khi đang làm hướng dẫn viên, bạn sẽ bị xử phạt như thế nào? Có cách nào để tự bảo vệ bản thân khi dẫn tour không? Để giải đáp thắc mắc này, mời bạn cũng đọc bài viết dưới đây của GTOP nhé.

Hướng dẫn viên ở Đà Nẵng bị đánh hội đồng: Đánh nhau khi làm hướng dẫn viên bị xử phạt thế nào?
HDV bị đánh hội đồng và 7 tips tự bảo vệ mình khi dẫn tour

Điều tra lý do hướng dẫn viên du lịch bị hành hung tập thể

Ngày 31/05 vừa qua, hướng dẫn viên (HDV) của một công ty du lịch tại Đà Nẵng đã bị nhóm người kẹp cổ, hành hung tập thể gần bờ biển. Chứng kiến vụ việc, nhiều người đã quay video clip đăng tải lên mạng xã hội. Hầu như không ai có mặt tại hiện trường dám can ngăn vì hành động của nhóm người rất hung hăng.

Sau đó 2 ngày, công an đã cùng với Sở Du lịch TP. Đà Nẵng điều tra nguyên nhân và đưa ra hướng xử lý theo quy định, nhằm góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch tốt hơn. Bên cạnh đó, hướng dẫn viên cũng được đưa đến bệnh viện thăm khám và làm việc với công an để xác định rõ nguyên nhân và mức thương tật (nếu có).

Hiện vụ việc đang được công an điều tra nguyên nhân, cụ thể sẽ được GTOP cung cấp trong bài viết sau.

Đánh nhau khi làm hướng dẫn viên bị phạt gì?

Một số lý do phổ biến dễ gây ra tình trạng đánh nhau khi làm hướng dẫn viên như sau:

- Hướng dẫn viên bất đồng quan điểm trong quá trình dẫn tour.

- Tranh chấp về quyền lợi, tiền tips của khách hoặc giật khách lẫn nhau.

- Văn hóa ứng xử kém, thiếu kỹ năng xử lý tình huống xung đột, dễ đẩy mâu thuẫn nhỏ thành tranh cãi, đánh nhau.

- Uống rượu bia hoặc sử dụng chất kích thích trước, trong hoặc sau ca làm việc.

- Môi trường làm việc không có quy định về văn hóa ứng xử, trò chuyện, giao tiếp giữa người với người.

Nếu có trường hợp đánh nhau khi làm hướng dẫn viên sẽ bị phạt hành chính theo quy định của pháp luật. Theo khoản 2, Điều 5, Nghị định 167/2013/NĐ-CP nêu rõ, đánh nhau có thể bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng. Đặc biệt, nếu gây ra thương tích có tỷ lệ dưới 11% và không thuộc các trường hợp đặc biệt, người vi phạm sẽ bị phạt hành chính từ 3 đến 5 triệu đồng (theo điểm e, điều 5, nghị định 167/2013/NĐ-TP).

Ngoài ra, hành vi đánh hội đồng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với mức phạt cải tạo không giam giữ hoặc từ 6 tháng - 3 năm nếu tỷ lệ thương tật từ 11% trở lên hoặc dưới 11% nhưng thuộc các trường hợp đặc biệt như: Dùng vũ khí nguy hiểm, axit, có tổ chức, côn đồ,...

Quy định an toàn trong môi trường du lịch

Hành vi đánh nhau trong quá trình hành nghề hướng dẫn viên du lịch gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đối với ngành du lịch, cụ thể như sau:

- Ảnh hưởng xấu đến hiệu suất làm việc và chuyến tham quan của du khách.

- Để lại ấn tượng xấu trong lòng khách hàng về chất lượng dịch vụ, hình ảnh, thương hiệu của công ty du lịch và địa điểm thắng cảnh tại đó.

Vì thế, tổ chức/ công ty du lịch nên đưa ra nhiều quy định để xây dựng môi trường làm việc văn minh, thân thiện, để lại ấn tượng đẹp trong lòng du khách.

Hướng dẫn viên ở Đà Nẵng bị đánh hội đồng: Đánh nhau khi làm hướng dẫn viên bị xử phạt thế nào?
Công ty du lịch nên đưa ra nhiều quy định để xây dựng môi trường làm việc văn minh, thân thiện

Chẳng hạn như:

- Không gây gổ, đánh nhau khi làm hướng dẫn viên

- Không xung đột, tranh cãi trước mặt khách hàng khi làm việc

- Không tụ tập, rủ rê nhiều người hành hung người khác trong và sau ca làm việc

- Xử lý tranh cãi bằng thái độ văn minh, lịch sự, lời nói nhỏ nhẹ, thân thiện

Cách tự bảo vệ mình khi dẫn tour

Có nhiều cách để hướng dẫn viên tự bảo vệ mình khi dẫn tour phải kể đến như sau:

- Tìm hiểu thông tin về địa điểm dẫn tour và dự trù những tình huống phát sinh khi đang làm việc.

- Cư xử hòa nhã và lịch sự với khách hàng trong quá trình dẫn tour.

- Trò chuyện, giao tiếp nhẹ nhàng, lịch sự với hướng dẫn viên khác trong ca làm việc.

- Không nói xấu người khác hoặc kết bè phái nói xấu đồng nghiệp.

- Không rủ rê đồng nghiệp đánh nhau tập thể hoặc gây gổ, đánh nhau với khách hàng trong và sau ca làm việc.

- Hướng dẫn viên đề xuất với công ty hoặc thỏa thuận với đồng nghiệp những quy định an toàn về giao tiếp, ứng xử văn hóa trong khi làm việc để đảm bảo hiệu suất làm việc gia tăng.

- Quan sát, học hỏi kinh nghiệm và xử lý tình huống phát sinh (nếu có) của quản lý, hướng dẫn viên khác để cải thiện kỹ năng xử lý tình huống bản thân tốt hơn.

Nhìn chung, vụ việc hướng dẫn viên bị đánh hội đồng không chỉ gây ra thiệt hại về sức khỏe cho nạn nhân mà còn tác động xấu đến hình ảnh du lịch tại TP. Đà Nẵng. Nhằm giảm thiểu tình trạng này, tổ chức du lịch nên đưa ra nguyên tắc làm việc văn minh, hòa hợp và các biện pháp xử lý nghiêm ngặt.

Phương Thảo (Tổng hợp từ Báo mới và Luật Việt Nam)

Có thể bạn muốn xem