CPTV - Câu chuyện làm tư liệu, bản thảo trong việc nghiên cứu lịch sử văn hóa Việt Nam tại Pháp

CPTV - Câu chuyện làm tư liệu, bản thảo trong việc nghiên cứu lịch sử văn hóa Việt Nam tại Pháp Chữ viết là một trong những phát minh vĩ đại của nhân loại. Nhờ có chữ viết, các nền văn minh thế giới, những thăng trầm của lịch sử được ghi tạc trên văn tự, lưu truyền từ đời này sang đời khác. Luật lưu chiểu vì thế đã ra đời ở hầu khắp các quốc gia. Năm 1922, chính quyền Pháp chính thức thực hiện luật lưu chiểu tại Đông Dương. Toàn bộ các ấn phẩm sách và báo chí thời kỳ thuộc địa nhờ đó mà được lưu giữ nguyên vẹn tại Thư viện quốc gia Pháp. Thêm vào đó là các tủ sách, bản thảo của các nhà tri thức lớn trao tặng cho thư viện để lưu truyền hậu thế. Trong các nước từng là thuộc địa của Pháp, Việt Nam là nước có lượng tài liệu được lưu trữ lớn nhất. Hiện nay, theo ước...

Chữ viết là một trong những phát minh vĩ đại của nhân loại. Nhờ có chữ viết, các nền văn minh thế giới, những thăng trầm của lịch sử được ghi tạc trên văn tự, lưu truyền từ đời này sang đời khác. Luật lưu chiểu vì thế đã ra đời ở hầu khắp các quốc gia.

Năm 1922, chính quyền Pháp chính thức thực hiện luật lưu chiểu tại Đông Dương. Toàn bộ các ấn phẩm sách và báo chí thời kỳ thuộc địa nhờ đó mà được lưu giữ nguyên vẹn tại Thư viện quốc gia Pháp. Thêm vào đó là các tủ sách, bản thảo của các nhà tri thức lớn trao tặng cho thư viện để lưu truyền hậu thế.

Trong các nước từng là thuộc địa của Pháp, Việt Nam là nước có lượng tài liệu được lưu trữ lớn nhất. Hiện nay, theo ước tính, thư viện có khoảng 70.000 đầu sách và 2.500 đầu báo- tạp chí viết bằng tiếng Việt; 250 đầu sách Hán Nôm. Riêng kho Đông Dương chứa 12.000 đầu sách. Đây là kho lưu trữ những tài liệu quý giá về Việt Nam. Một số tài liệu đã được chuyển sang dạng microfilm và được số hóa, đặc biệt là các tài liệu Hán Nôm.

Mời cô chú/anh chị và các bạn đến với chương trình Cà Phê Thư Viện – Cà Phê Thứ Bảy Hà Nội để cùng nghe diễn giả khách mời của chương trình là Tiến sĩ Nguyễn Giáng Hương chia sẻ câu chuyện làm tư liệu, bản thảo trong việc nghiên cứu lịch sử văn hóa Việt Nam.

Chữ viết là một trong những phát minh vĩ đại của nhân loại. Nhờ có chữ viết, các nền văn minh thế giới, những thăng trầm của lịch sử được ghi tạc trên văn tự, lưu truyền từ đời này sang đời khác. Luật lưu chiểu vì thế đã ra đời ở hầu khắp các quốc gia.  Năm 1922, chính quyền Pháp chính thức thực hiện luật lưu chiểu tại Đông Dương. Toàn bộ các ấn phẩm sách và báo chí thời kỳ thuộc địa nhờ đó mà được lưu giữ nguyên vẹn tại Thư viện quốc gia Pháp. Thêm vào đó là các tủ sách, bản thảo của các nhà tri thức lớn trao tặng cho thư viện để lưu truyền hậu thế.  Trong các nước từng là thuộc địa của Pháp, Việt Nam là nước có lượng tài liệu được lưu trữ lớn nhất. Hiện nay, theo ước tính, thư viện có khoảng 70.000 đầu sách và 2.500 đầu báo- tạp chí viết bằng tiếng Việt; 250 đầu sách Hán Nôm. Riêng kho Đông Dương chứa 12.000 đầu sách. Đây là kho lưu trữ những tài liệu quý giá về Việt Nam. Một số tài liệu đã được chuyển sang dạng microfilm và được số hóa, đặc biệt là các tài liệu Hán Nôm.  Mời cô chú/anh chị và các bạn đến với chương trình Cà Phê Thư Viện – Cà Phê Thứ Bảy Hà Nội để cùng nghe diễn giả khách mời của chương trình là Tiến sĩ Nguyễn Giáng Hương chia sẻ câu chuyện làm tư liệu, bản thảo trong việc nghiên cứu lịch sử văn hóa Việt Nam.

1. Chủ đề: CÂU CHUYỆN LÀM TƯ LIỆU, BẢN THẢO TRONG VIỆC NGHIÊN CỨU LỊCH SỬ VĂN HÓA VIỆT NAM TẠI PHÁP

2. Thời gian: 14h30 Chủ Nhật, Ngày 07/08/2022

3. Địa điểm: Quán Cà Phê Thứ Bảy Hà Nội - Shophouse Park 1, Times City, 458 Minh Khai, Q.Hai Bà Trưng, Hà Nội

4. Khách mời: Tiến sĩ Nguyễn Giáng Hương

+ Trưởng ban Ngôn ngữ và Văn minh Đông Nam Á (Việt Nam, Lào, Campuchia), Thư Viện Quốc Gia Pháp – François Mitterrand.

+ Chuyên gia nghiên cứu thành viên Viện nghiên cứu Văn tự và Bản thảo hiện đại (ITEM), Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Quốc gia Pháp (CNRS)

+ Giải thưởng <Renaissance française> 2019 của Viện Hàn Lâm các khoa học hải ngoại Pháp cho chuyên khảo bằng tiếng Pháp Văn học Việt Nam Pháp ngữ (1913-1986). Chủ biên các công trình bằng tiếng Pháp, Cánh cửa Pháp Việt (2021) và Phạm Văn Ký : đạo Lão trong văn chương (2019)

5. Chủ trì: Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên

 

 

6. Hướng dẫn tham dự:

+ Cà phê thứ Bảy là dự án phi lợi nhuận, các sự kiện không bán vé và miễn phí cho khách của quán. Trước khi vào tham dự chương trình, quý khách vui lòng order và thanh toán đồ uống theo menu của quán. Nguồn thu này để hỗ trợ chúng tôi có chi phí chi trả mặt bằng, nhân sự, điện nước,... nhằm duy trì các hoạt động của Cà phê thứ Bảy.

Chi tiết menu xem tại đây: https://bom.so/57rODe

+ Quý khách đến quán Cà phê thứ Bảy vui lòng gửi xe ở hầm Park2, tầng B1; sau đó đi đến cột C09, cạnh cửa ghi P01 (Zone A căn hộ 10-17) sẽ có nhân viên đón khách lên quán.

Bản đồ đường đi xem tại đây: https://bom.so/ad4bFc

+ Văn hoá của Cà phê thứ Bảy là đối thoại trên tinh thần thân mật, cởi mở và tôn trọng sự khác biệt. Chúng tôi khuyến khích Anh/Chị và các bạn chia sẻ các góc nhìn riêng, đưa ra ý kiến phản biện nếu không đồng tình với quan điểm của diễn giả (hoặc của người tham gia chương trình), nhưng luôn phải giữ tinh thần tôn trọng, không xúc phạm cá nhân.

+ Đây là chương trình nằm trong chuỗi hoạt động của Cà Phê Thứ Bảy, một dự án do nhạc sĩ Dương Thụ sáng lập và điều hành, phối hợp cùng với Tập đoàn Cà phê Trung Nguyên trên tinh thần phi lợi nhuận.

+ Lưu ý : Thực hiện các biện pháp an toàn sức khỏe, các anh chị và các bạn tham dự chương trình nhớ mang khẩu trang cá nhân khi vào khán phòng.

***Nếu có bất cứ thắc mắc gì hoặc cần hỗ trợ từ BTC, xin liên lạc theo số hotline: 0346 426 899

Có thể bạn muốn xem