Chủ nhà hàng “bị giết” vì con tôm 40K và lỗ hổng cho phép “thượng đế” lộng ngôn trên mạng

Chủ nhà hàng “bị giết” vì con tôm 40K và lỗ hổng cho phép “thượng đế” lộng ngôn trên mạng Vì lo sợ bị đánh giá 1 sao trên ứng dụng gọi món, cộng thêm lời lẽ sỉ nhục, quát mắng cùng yêu cầu vô lý của thực khách, chủ một nhà hàng đã bị sốc, căng thẳng quá độ đến mức đột tử và qua đời sau đó ít ngày… Đột tử vì một con tôm 40 nghìn Mới đây, chủ cửa hàng kimbap ở Dongjak, Seoul đã qua đời sau khoảng 3 tuần cấp cứu ở bệnh viện. Trước đó, người này sức khỏe tốt, không mắc bệnh gì đặc biệt. Hiện gia đình bà vô cùng đau buồn vì sự ra đi đột ngột này. Họ bức xúc và cho rằng chính cuộc điện thoại đến hôm đó đã làm bà quá sốc, tức giận và căng thẳng đến mức đột quỵ. Theo đó, vì dịch bệnh, các cơ sở kinh doanh đồ ăn thức uống ở...

Vì lo sợ bị đánh giá 1 sao trên ứng dụng gọi món, cộng thêm lời lẽ sỉ nhục, quát mắng cùng yêu cầu vô lý của thực khách, chủ một nhà hàng đã bị sốc, căng thẳng quá độ đến mức đột tử và qua đời sau đó ít ngày…

Đột tử vì một con tôm 40 nghìn

Mới đây, chủ cửa hàng kimbap ở Dongjak, Seoul đã qua đời sau khoảng 3 tuần cấp cứu ở bệnh viện. Trước đó, người này sức khỏe tốt, không mắc bệnh gì đặc biệt. Hiện gia đình bà vô cùng đau buồn vì sự ra đi đột ngột này. Họ bức xúc và cho rằng chính cuộc điện thoại đến hôm đó đã làm bà quá sốc, tức giận và căng thẳng đến mức đột quỵ.

Theo đó, vì dịch bệnh, các cơ sở kinh doanh đồ ăn thức uống ở Hàn Quốc thời điểm này chỉ bán mang đi. Do vậy, cửa hàng đã hợp tác với một ứng dụng giao đồ ăn có tiếng trong khu vực.

Sau đó không lâu, cuộc gọi phàn nàn của một vị khách gọi đến. Người này phản ánh rằng trong số những món vừa gọi có món tôm chiên, và 1 trong 3 con tôm ấy có màu sắc lạ. Thêm nữa, giá 1 con tôm lên đến 2.000 won (khoảng 40.000 nghìn đồng) khiến anh ta càng thêm bất mãn. Một cuộc cãi Gã đưa ra rất nhiều lời lẽ khó nghe, quát mắng thậm tệ và chê bai chất lượng dịch vụ của quán kém, đồng thời kiên quyết đòi đền bù thiệt hại.

Khi đó, bà A (chủ nhà hàng) là người nghe máy. Vì sợ bị khách đánh giá kém trên ứng dụng, bà đã chân thành xin lỗi và đồng ý hoàn tiền món tôm đó. Tuy nhiên, anh này không chịu, đòi cửa hàng phải hoàn tiền của toàn bộ bữa ăn. Trước những lời lẽ sỉ nhục và quát mắng của vị “thượng đế” không mấy thiện chí, chủ nhà hàng đột ngột ngã gục. Tại bệnh viện, bác sĩ cho biết bà đã bị xuất huyết não và đột quỵ tại chỗ.

Biến tướng cách hiểu “khách hàng là thượng đế” của cả khách và nhà hàng

Vụ việc được đài MBC đưa tin trong một chương trình tuyền hình và thu hút chú ý lớn từ dư luận nước này. Hầu hết mọi người bày tỏ thái độ đáng tiếc, đồng thời, tỏ ra bất bình trước hành động “bạo lực” bằng lời nói vô ý thức của vị khách. Nhiều người cũng phân tích ra lỗ hổng trong việc bảo vệ chủ cơ sở kinh doanh trên các trang mạng hay ứng dụng liên quan.

“Chúng tôi thành thật xin lỗi vì đã không thể hỗ trợ đầy đủ và kịp thời cho các chủ cửa hàng, khiến một số bị người dùng ngược đãi, đưa ra yêu cầu không hợp lý, đánh giá ác ý… Ngay lập tức, chúng tôi đang lên kế hoạch tích hợp thêm chức năng cho phép người bán đánh giá người mua, báo cáo các đánh giá độc hại từ khách hàng, từ đó hỗ trợ và bảo vệ người kinh doanh tốt hơn” - đại diện ứng dụng giao hàng có liên quan cho biết. Công ty này cũng đã lập một ban điều tra đặc biệt để phối hợp cùng cảnh sát điều tra, kết luận và giải quyết vấn đề.

Được biết, thời đại công nghệ số, mọi cửa hàng kinh doanh dịch vụ đều khai thác tiềm năng bán hàng thông qua hình thức online. Từ đăng bài quảng cáo trên các trang mạng xã hội, “câu” review tốt trên tường khách dùng bữa hay tạo đánh giá 5 sao trên các ứng dụng gọi món, giao đồ ăn… Đánh giá và xếp hạng, xếp hạng sao càng cao thì cửa hàng đó càng có nhiều cơ hội tiếp xúc với người dùng, tạo sự tin tưởng lớn thuyết phục họ order hay tìm đến quán trải nghiệm. Do vậy, không ít cơ sở sợ bị votes 1 sao hay review xấu trên mạng hoặc ứng dụng nên luôn phải nỗ lực “chiều” khách hết sức là vì thế. Điều này vô hình chung khiến các “thượng đến dỏm” cậy quyền đòi lợi ích (vô lý).

Tại Việt Nam, tình trạng khách hàng hống hách, phách lối và đòi hỏi vô lý không hiếm. Nhiều cơ sở muốn “yên thân” kinh doanh nên chiều lòng họ, mặc yêu cầu đó vô lý hay khó khăn thế nào. Thêm nữa, mạng xã hội hay có tâm lý bênh vực kẻ yếu thế (thường là khách hàng) và dễ bị tác động bởi đám đông nên một khi có người kích votes 1 sao, một vài người hưởng ứng là y như rằng 1 rừng 1 sao xuất hiện. Điều này gây nên khủng hoảng truyền thông và ám ảnh nhiều chủ cửa hàng, tiềm ẩn nguy cơ xảy đến những câu chuyện đáng tiếc (như trên). Vậy, nên chăng phải yêu cầu các trang mạng, ứng dụng có giải pháp chống review ác ý và đánh giá thiếu căn cứ từ hôm nay!

​(Theo Kenh14)

Có thể bạn muốn xem