Cách viết báo cáo công việc nhân viên ngành Khách sạn – Nhà hàng cần biết

Cách viết báo cáo công việc nhân viên ngành Khách sạn – Nhà hàng cần biết Tùy theo quy định của mỗi khách sạn – nhà hàng mà nhân viên sẽ viết báo cáo công việc vào cuối tuần hay cuối tháng. Bạn là một nhân viên mới vào ngành Khách sạn – Nhà hàng? Hãy tham khảo cách viết báo cáo công việc được GTOP chia sẻ sau đây… Ảnh nguồn Internet ► Nội dung báo cáo công việc Báo cáo công việc là bảng tổng kết công việc bạn đã làm trong tuần/ tháng, là căn cứ để quản lý đo lường hiệu quả công việc của nhân viên, để từ đó khen thưởng hay có sự điều chỉnh cho phù hợp. Mỗi một khách sạn – nhà hàng sẽ có những quy định khác nhau về báo cáo công việc, có nơi yêu cầu trình bày ngắn gọn nhưng cũng có sếp muốn nhân viên báo cáo công việc thật chi tiết. Do...

Tùy theo quy định của mỗi khách sạn – nhà hàng mà nhân viên sẽ viết báo cáo công việc vào cuối tuần hay cuối tháng. Bạn là một nhân viên mới vào ngành Khách sạn – Nhà hàng? Hãy tham khảo cách viết báo cáo công việc được GTOP chia sẻ sau đây…

cách viết báo cáo công việc

Ảnh nguồn Internet

► Nội dung báo cáo công việc

Báo cáo công việc là bảng tổng kết công việc bạn đã làm trong tuần/ tháng, là căn cứ để quản lý đo lường hiệu quả công việc của nhân viên, để từ đó khen thưởng hay có sự điều chỉnh cho phù hợp. Mỗi một khách sạn – nhà hàng sẽ có những quy định khác nhau về báo cáo công việc, có nơi yêu cầu trình bày ngắn gọn nhưng cũng có sếp muốn nhân viên báo cáo công việc thật chi tiết. Do đó, bạn cần hỏi các anh chị đồng nghiệp vào làm việc trước hoặc hỏi trực tiếp sếp để biết yêu cầu trình bày báo cáo.

Dù báo cáo trình bày theo yêu cầu nào thì cũng cần có đủ các phần nội dung thông tin sau:

  • Liệt kê công việc đã hoàn thành - Chưa hoàn thành – Đánh giá kết quả công việc: với những phần thông tin này, bạn cần phải đánh giá một cách trung thực, không nên chỉ khoe thành tích mà giấu những sai phạm, công việc chưa hoàn thành vì sếp là người luôn bao quát được tình hình và biết được kết quả công việc của bạn.
  • Những thuận lợi – khó khăn: trong quá trình làm việc, bạn gặp thuận lợi – khó khăn gì thì phải trình bày đầy đủ trong phần này để sếp biết được và có những hỗ trợ - điều chỉnh kịp thời để công việc của bạn đạt kết quả tốt hơn.
  • Hướng khắc phục: nếu có công việc chưa hoàn thành trong tuần/ tháng hoặc phạm lỗi gì thì bạn phải đề ra hướng khắc phục rõ ràng.
  • Đề xuất, kiến nghị: bạn có thể đưa ra những kiến nghị, đề xuất riêng của bản thân để nâng cao hiệu quả làm việc của cá nhân, bộ phận, cải thiện môi trường làm việc…

Tìm hiểu thêm: 10 Biểu Mẫu Sử Dụng Trong Bộ Phận Buồng Nhân Viên Buồng Phòng Cần Biết

► Một số lưu ý khi làm báo cáo công việc

  • Khi viết báo cáo công việc, bạn nên trình bày thông tin theo cách ngắn gọn, súc tích; có thể dùng có con số, biểu đồ… để tăng sức thuyết phục.
  • Không nên dùng những từ ngữ phô trương, hoa mỹ.
  • Chú ý không phạm các lỗi đánh máy, lỗi chính tả trong báo cáo công việc.
  • Trước khi gửi báo cáo công việc cho sếp bạn phải kiểm tra kỹ lại xem đã đầy đủ  thông tin chưa, phần trình bày có mắc lỗi gì không…
  • Nếu gửi báo cáo qua email, bạn nên lấy tiêu đề báo cáo làm tiêu đề email cùng tên người gửi.
  • Bạn nên lưu lại một bản báo cáo đề phòng trường hợp thất lạc và làm cơ sở triển khai làm báo cáo tháng/ năm…

Ms.Smile

Có thể bạn muốn xem