Cách bố mẹ dạy con tự cứu mình trong những hoàn cảnh khó khăn

Cách bố mẹ dạy con tự cứu mình trong những hoàn cảnh khó khăn Là một người cha, dạy con ứng phó với các tai nạn chưa từng nghĩ tới, gặp cảnh nguy nan thì phải tự cứu mình như thế nào... là một bài học quan trọng không thể thiếu. Giáo dục con cách tránh tai nạn nên bắt đầu ngay từ thuở bé. Như thế không chỉ vun đắp năng lực tự cứu mình trong nguy nan cho con, mà còn có lợi cho việc dạy con ý thức tránh nguy hiểm và trách nhiệm với xã hội. Môi trường các tai nạn cũng rất quan trọng. Do đó, phụ huynh cần dạy con chú ý tới các kiến thức về phòng tránh các tai họa mà tivi đưa; khi ngồi trên xe, vị trí thoát hiểm ở chỗ nào; ngồi trên tàu, chú ý tới chỗ có ghi “bấm vào đây khi có sự cổ”... như thế sẽ có tác dụng...

Là một người cha, dạy con ứng phó với các tai nạn chưa từng nghĩ tới, gặp cảnh nguy nan thì phải tự cứu mình như thế nào... là một bài học quan trọng không thể thiếu. Giáo dục con cách tránh tai nạn nên bắt đầu ngay từ thuở bé. Như thế không chỉ vun đắp năng lực tự cứu mình trong nguy nan cho con, mà còn có lợi cho việc dạy con ý thức tránh nguy hiểm và trách nhiệm với xã hội.

Môi trường các tai nạn cũng rất quan trọng. Do đó, phụ huynh cần dạy con chú ý tới các kiến thức về phòng tránh các tai họa mà tivi đưa; khi ngồi trên xe, vị trí thoát hiểm ở chỗ nào; ngồi trên tàu, chú ý tới chỗ có ghi “bấm vào đây khi có sự cổ”... như thế sẽ có tác dụng nâng cao ý thức đề phòng tai nạn cho con.

Cách bố mẹ dạy con trong những hoàn cảnh khó khăn

1. Dạy con học cách xét đoán

Bình thường ở nhà, cha mẹ nên dạy con, nếu có gặp người lạ nhờ gì hoặc hỏi gì thì nên cảnh giác; nên chú ý đề phòng cho dù người đó có gọi đúng tên (có thể là nhìn thấy tên trên đồng phục); có người tự nhận là công an, lính cứu hỏa... hoặc nhờ gì đó, con tuyệt đối không nên đi theo.

2. Dạy con không chỉ chú ý tới kẻ lạ mặt

Cha mẹ thường hay đặn con “không nói chuyện với người lạ mặt nhé”, nhưng thế nào là người lạ mặt thì chưa chắc con trẻ đã hiểu được. Nếu bảo con trẻ vẽ ra một gương mặt xa lạ, thì gương mặt đó thường rất đáng sợ. Kỳ thực, những kẻ phạm tội lại thường hay có bộ mặt phổ biến nhất; theo điều tra, có tới 90% số người bị nghi ngờ trong cách hành động phạm tội với trẻ em là người mà trẻ biết; vì thế, cha mẹ nên nhắc nhở con, nhất là con gái, không nên đi một mình hoặc đi cùng người lạ tới nơi khác.

Cách bố mẹ dạy con trong những hoàn cảnh khó khăn

3. Dạy con cách gào to khi gặp chuyện

Một mình con trẻ không thể nào chống lại nổi kể phạm tội, vì thế không cần dạy con chống cự lại mà nên dạy con cách làm sao thu hút được sự chú ý của người xung quanh. Ví dụ như gào to: “Cứu cháu với, đây không phải cha cháu!”...

  • Bí quyết giúp trẻ ăn vui vẻ và ngon miệng mỗi ngày

4. Dặn con rằng sẽ có rất nhiều người có thể giúp con

Gặp chuyện khó khăn thì tìm cảnh sát, đó là chuyện hết sức phổ biến, nhưng như thế vẫn chưa đủ. Nếu như cảnh sát không gần đó, trẻ biết nhờ cậy ai? Vì thế nên dạy con, những người lao động trong công viên, rạp phim, siêu thị là những người có thể giúp đỡ, thêm một người là có thêm hy vọng.

5. Khuyến khích con nói nếu gặp chuyện

Trong cuộc sống thường ngày, cha mẹ nên thường xuyên nói chuyện với con. Nếu con bày tổ sự bất mãn với ai đó, không nên đơn giản chỉ nói là: “không được nói xấu người khác”, mà nên lắng nghe và phân tích cho con, để con có thể thẳng thắn nói ra mọi suy nghĩ. Như thế khi con gặp chuyện hoặc có người nào quấy nhiễu con, thì con có thể nói với người mà con tìn cậy. Áp lực sẽ giảm đi, sẽ bớt được tổn thương về tâm lý của trẻ khi chúng biết có người luôn quan tâm và kịp thời “xử lý người xấu” giúp chúng.

Cách bố mẹ dạy con trong những hoàn cảnh khó khăn

6. Rèn bản lĩnh tự cứu mình thông qua các trò chơi

Nếu chỉ dạy con về lý thuyết thì hoàn toàn chưa đầy đủ, khi đó bé có thể nhớ nhưng rồi lại quên. Cách duy nhất để bé nhớ là thông qua trò chơi hoặc sự rèn luyện. Ví dụ như, người cha có thể đưa ra rất nhiều các tình huống phát sinh rồi hỏi con để rèn phản ứng cho con, tập cho con cách giữ thông tin liên lạc giữa cha và con như thế nào.

Cha dạy con cách tự cứu mình, để con nắm vững các kiến thức nhất định tự mình ứng phó, để khi gặp các tình huống nguy hiểm con có thể tìm cách thoát khỏi nhanh chóng.

Trong cuộc sống, nguy hiểm ở khắp mọi nơi. Khi cha mẹ buông tay để con mạo hiểm, thể nghiệm hương vị cuộc sống, cha mẹ cũng đồng thời nhắc nhở con chú ý tới những nguy hiểm tiểm ẩn, dạy con các kiến thức tự cứu mình trong hoạn nạn, để con có thể phát triển một cách lành mạnh, an toàn.

  • Bố mẹ à! Yêu con không có nghĩa là bao bọc con quá kĩ
  • Những sai lầm các mẹ thường gặp khi cho con trẻ ăn dặm
  • Phương pháp hiệu quả giúp bố mẹ “đối phó” sự bướng bỉnh của trẻ

Có thể bạn muốn xem