Barista là gì? Há hốc mồm với 4 điều độc đáo chỉ có ở nghề Barista
Hiện nay, sự phát triển như vũ bão của ngành F&B khiến nhu cầu tuyển dụng việc làm nghề Bartender, Barista ngày càng lớn. Tuy nhiên, rất nhiều người vẫn còn nhầm lẫn hai khái niệm này. Vậy Barista là gì? Cùng GTOP tìm hiểu kỹ càng hơn trong bài viết dưới đây nhé.
Barista là vị trí đảm nhiệm công việc pha chế cà phê và các loại thức uống không cồn hiện đại khác. Nghề này đòi hỏi tính chất sáng tạo, kỹ thuật cao và môi trường làm việc lý tưởng nên rất nhiều bạn trẻ đam mê và muốn thử sức. Tìm hiểu khái niệm "Barista là gì" là bước đầu tiên trong chặng đường trở thành một nghệ sĩ pha chế cà phê chuyên nghiệp.
► Barista là gì?
Trong tiếng Ý, Barista có nghĩa là người pha chế cà phê, các loại thức uống không cồn và tạo hình cho nó thật đẹp mắt. Để cho các loại thức uống trở nên hấp dẫn, đẹp mắt hơn, Barista dùng Latte Art – nghệ thuật vẽ hình trang trí.
Để tạo nên những loại thức uống ngon, Barista phải là người có sự am hiểu về đặc điểm, tính chất của từng loại cà phê, nắm các kỹ thuật về rang, xay, tẩm ướp, trộn vị cà phê. Chính khâu rang, xay cà phê này lại tạo nên những tách cà phê có hương vị khác nhau và làm nên sự khác biệt cho các Barista.
Công việc của một Barista yêu cầu phải có sự cẩn thận, tỉ mỉ, khéo léo từ khâu đong đo bột cà phê, thời gian để pha 1 tách cà phê, cách tạo bọt sữa… cho đến việc vẽ hình trang trí. Vị giác và khứu giác tốt cũng giúp ích rất nhiều cho Barista trong việc đánh giá hương vị của tách cà phê.
Mô tả công việc của Barista
Những công việc của Barista sẽ bao gồm như sau:
- Công việc đầu ca làm:
+ Vệ sinh sạch sẽ khu vực làm việc và chuẩn bị đầy đủ tất cả nguyên liệu, đảm bảo đầy đủ về số lượng.
+ Kiểm tra vật dụng, đồ dụng cụ pha chế đảm bảo vệ sinh, đạt yêu cầu chất lượng.
+ Xử lý nguyên vật liệu bị hỏng, gọt hoa quả trước khi pha chế.
- Tiến hành công việc pha chế:
+ Nhận order.
+ Thực hiện pha chế món nước theo yêu cầu của khách hàng dựa trên công thức, định lượng, chất lượng.
+ Thành thạo kỹ thuật trang trí, tạo hình nhanh chóng, tránh tình trạng phục vụ quá lâu.
+ Kiểm tra món đồ uống, đảm bảo đạt chuẩn trước khi phục vụ cho khách hàng.
- Dọn dẹp vệ sinh khu vực làm việc và các dụng cụ một cách sạch sẽ, gọn gàng, đúng nơi quy định.
- Bảo quản nguyên vật liệu, trang thiết bị, đồ uống,... về chất lượng, số lượng trước khi hoàn tất ca làm việc.
- Thực hiện pha chế món đồ theo nhu cầu của khách hàng.
- Phối hợp với bộ phận kỹ thuật kiểm tra máy móc, vật dụng khi vấn đề phát sinh.
- Báo cáo quá trình làm việc theo tuần, tháng, năm, quý.
- Đảm bảo vấn đề an ninh cho tủ đựng nguyên vật liệu, trang thiết bị, máy móc,...
5 quan niệm sai lầm về nghề Barista
Các kỹ năng cần có của Barista
Để trở thành Barista, bạn cần đảm bảo những kỹ năng cần thiết như sau:
- Kiến thức về tất cả dòng, tính chất, lịch sử, hương vị, nhận biết thật - giả,...
- Kỹ năng pha chế, sử dụng thành thạo dụng cụ, kỹ năng, cách làm các món nước khác nhau.
- Trí nhớ tốt, ghi nhớ tất cả yêu cầu của khách hàng và pha chế một cách tốt nhất.
- Kỹ năng cảm vị tốt, thẩm định thức uống đúng tiêu chuẩn về hương vị, màu sắc, chất lượng.
- Năng khiếu thẩm mỹ, nghệ thuật thẩm mỹ, đôi bàn tay khéo léo điêu luyện.
- Tính tỉ mỉ, sự kiên nhẫn, cẩn thận trong quá trình pha chế.
- Kỹ năng giao tiếp với khách hàng.
10 thông tin Barista cần biết khi chọn mua cà phê
► Có nên học nghề Barista?
Nhu cầu tuyển dụng Barista hiện nay vẫn rất lớn. Barista có thể làm việc tại các quán cà phê, quầy pha chế khách sạn. Nếu yêu thích công việc này, bạn có thể tham gia các khóa đào tạo ngắn hạn tại các trung tâm đào tạo nghề, các trường dạy nghiệp vụ khách sạn hoặc các khóa huấn luyện của các thương hiệu cà phê nổi tiếng có mặt tại Việt Nam.
Tiêu biểu như Starbucks Việt Nam mở các khóa đào tạo miễn phí cho ứng viên muốn trở thành nhân viên Barista của cửa hàng. Sau 4 tuần, những học viên nào vượt qua được vòng sát hạch sẽ được nhận làm nhân viên chính thức.
Anh Thanh – người có 3 năm kinh nghiệm với nghề Barista cho biết: “Chỉ cần học qua một khóa đào tạo ngắn hạn, bạn đã có thể bắt đầu công việc Barista với một mức lương khoảng 5 triệu đồng. Cơ hội thăng tiến trong nghề cũng khá rộng mở với những bạn nào có đam mê. Sau này bạn có thể làm chuyên viên đào tạo pha chế, quản lý hay tự mở cho mình một quán cà phê để tự kinh doanh.”
Học Barista là học gì? 3 khóa học Barista chất lượng nhất hiện nay
Việc tìm hiểu thêm những thông tin "Barista là gì?", sách hay về cà phê, văn hóa thưởng thức cà phê giúp sẽ giúp ích rất nhiều cho Barista trong công việc. Bởi đó là “vốn” kiến thức để bạn trò chuyện với những khách hàng có đam mê với cà phê cũng như sáng tạo ra những loại cà phê có hương vị đặc biệt mang thương hiệu của riêng bạn.
Ms.Smile