web stats

Bao nhiêu người còn yêu nghề mà trở lại?

Bao nhiêu người còn yêu nghề mà trở lại? Covid-19 cướp đi công việc của hầu hết nhân sự ngành. Vì du lịch “sống vật vờ” suốt 2 năm qua. Hơn 90% Hoteliers đổi việc khác. Có người làm tạm để đợi nghề, người thấy ổn định nên theo luôn… Rất ít Hotelier còn việc để làm mùa Covid-19 Du lịch đóng băng vì Covid Quay về thời điểm cách đây chừng 2 năm, khi mà du lịch vẫn ở “đỉnh cao” của sự phát triển, hẳn không một ai nghĩ theo ngành này thất nghiệp. Bởi, nhu cầu đi đây đi đó để ăn uống, nghỉ ngơi của du khách luôn tăng mỗi ngày, và các sản phẩm du lịch được tạo ra để phục vụ nhu cầu đó. Du lịch càng hưng thịnh thì cơ hội việc làm cho nhân sự nghề càng cao. Bởi sẽ ngày càng nhiều các cá nhân, tổ chức rót vốn vào...

Covid-19 cướp đi công việc của hầu hết nhân sự ngành. Vì du lịch “sống vật vờ” suốt 2 năm qua. Hơn 90% Hoteliers đổi việc khác. Có người làm tạm để đợi nghề, người thấy ổn định nên theo luôn…

việc làm mùa covid: bao nhiêu người còn yêu nghề mà trở lại
Rất ít Hotelier còn việc để làm mùa Covid-19

Du lịch đóng băng vì Covid

Quay về thời điểm cách đây chừng 2 năm, khi mà du lịch vẫn ở “đỉnh cao” của sự phát triển, hẳn không một ai nghĩ theo ngành này thất nghiệp. Bởi, nhu cầu đi đây đi đó để ăn uống, nghỉ ngơi của du khách luôn tăng mỗi ngày, và các sản phẩm du lịch được tạo ra để phục vụ nhu cầu đó. Du lịch càng hưng thịnh thì cơ hội việc làm cho nhân sự nghề càng cao. Bởi sẽ ngày càng nhiều các cá nhân, tổ chức rót vốn vào đầu tư, kinh doanh loại hình này, từ công ty lữ hành cho đến resort, khách sạn, nhà hàng, quán ăn, khu vui chơi giải trí…

Ấy thế mà từng nhóm người một phải nghỉ giãn ca đến mất việc làm. Vì Covid xuất hiện.

2020, đến 2021, dịch cứ bùng lên rồi được kiểm soát, du lịch mới mở lại được vài ngày đã phải ngậm ngùi đóng kín vì F0 tăng cao. Cứ thế, trên cả nước, “ngành công nghiệp không khói” gần như đóng băng hoàn toàn.

Nhân sự ngành đổi việc để sống tiếp

Sau nhiều tháng gồng mình hy vọng, rằng Covid sẽ qua nhanh thôi, du lịch sẽ lại hưng thịnh như trước, không ít Hotelier phải thất vọng.

Họ dùng đến Trợ cấp thất nghiệp, rồi đành tạm đổi nghề vì “đói” ăn. Anh A vốn là điều hành tour xuất sắc tận 10 năm kinh nghiệm giờ đành chuyển sang sales bất động sản, chuyên viên bảo hiểm nhân thọ… Chị B vốn là nhân viên phục vụ cốt cán ở nhà hàng Âu nay đành trích một phần tiền thất nghiệp học khóa bánh ngọt để mở tiệm kinh doanh online. Rồi anh C từng nhiệt huyết với nghề Hướng dẫn viên quốc tế nay phải cất gậy ngày làm bảo vệ, tối chạy grab kiếm thêm. Hay chị D từng làm lễ tân khách sạn 5 sao nay sang làm thư ký Giám đốc một công ty nước ngoài…

Cứ thế, người may mắn có công việc tốt, mức lương ổn nên muốn gắn bó lâu dài. Người làm đều nhưng chỉ nhận được vài triệu đồng mỗi tháng sống tiếp qua ngày…

việc làm mùa covid: bao nhiêu người còn yêu nghề mà trở lại
Nhiều nhân viên khách sạn - nhà hàng mất việc đi làm hồ sơ nhận Trợ cấp thất nghiệp

Cần hồi sinh nhanh để giữ chân nhân sự giỏi

Dù dịch vẫn râm ran ẩn hiện ở nhiều nơi nhưng rõ ràng, việc tự “nhốt” mình trong "lồng" để đảm bảo an toàn sức khỏe mà bỏ quên đi mục tiêu phục hồi và phát triển kinh tế là không ổn. Chưa kể những nước lân cận đã bắt đầu mở cửa, mình mà chậm ắt mất cơ hội cạnh trạnh. Rồi thực trạng phần đa nhân sự ngành dần bỏ nghề vì đợi mãi chưa có việc, nếu không nỗ lực giữ chân họ chắc chắn ngày cơ sở hoạt động lại sẽ không còn người giỏi mà vận hành ngay…

Từ những nỗ lực không ngừng của các cấp chính quyền và lãnh đạo địa phương, tháng 10 vừa qua, Việt Nam khe khẽ mở khe cửa hẹp cho ngành du lịch đón khách. Bắt đầu với khách nội địa, sau là khách quốc tế. Điều này tạo cơ hội tốt cho nhiều cơ sở kinh doanh dịch vụ mở cửa đón khách trở lại. Dĩ nhiên, nhu cầu tuyển dụng nhân sự sẽ lại có. Và ứng viên tìm việc khách sạn - nhà hàng sẽ lại có dịp ứng tuyển.

Chia sẻ của anh Đặng Văn Tuấn, Giám đốc Hoteljob miền Trung cho hay, hiện có khá nhiều đơn tuyển dụng của các công ty du lịch, cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí… liên hệ website để đăng tuyển nhân viên. Hầu hết các gian đều tuyển đa dạng các vị trí công việc, với mức lương và chế độ đãi ngộ hấp dẫn; chưa kể, ứng viên ứng tuyển thành công có thể đi làm ngay vào tháng 12/2021…

Về phía người tìm việc, lượng CV hay hồ sơ tạo mới trên web cũng dần tăng trở lại, cho thấy nhu cầu việc làm và tình yêu với nghề của Hotelier vẫn còn. Chỉ là thời gian qua, vì khó khăn nên họ đành tìm việc làm tạm để xoay xở sống tiếp mà đợi nghề.

Còn bạn, khi du lịch tại nơi bạn sống mở cửa, bạn có trở lại để ứng tuyển - tìm việc không?

Có thể bạn muốn xem