Bản mô tả công việc bếp trưởng nhà hàng

Bản mô tả công việc bếp trưởng nhà hàng Bếp trưởng nhà hàng là người trực tiếp quản lý mọi công việc trong bếp. Ngoài khả năng chế biến món ăn đạt chuẩn chất lượng nhà hàng, bếp trưởng còn là người có khả năng điều hành, quản lý công việc trong bếp. GTOP xin chia sẻ "bản mô tả công việc của bếp trưởng nhà hàng" để các bạn tham khảo. Bạn có biết những phần việc cụ thể mà bếp trưởng nhà hàng cần làm là gì? Bản mô tả công việc bếp trưởng nhà hàng Nhiệm vụ chính Công việc cụ thể Điều hành và kiểm soát công việc trong bộ phận bếp Tổ chức các buổi họp đầu ca theo quy định Trực tiếp phổ biến các quy định, thông tin mới của cấp trên để nhân viên trong bộ phận được biết, đảm bảo tính chính xác và kịp thời. Phân công công việc...

Bếp trưởng nhà hàng là người trực tiếp quản lý mọi công việc trong bếp. Ngoài khả năng chế biến món ăn đạt chuẩn chất lượng nhà hàng, bếp trưởng còn là người có khả năng điều hành, quản lý công việc trong bếp. GTOP xin chia sẻ "bản mô tả công việc của bếp trưởng nhà hàng" để các bạn tham khảo.

bản mô tả công việc bếp trưởng nhà hàng
Bạn có biết những phần việc cụ thể mà bếp trưởng nhà hàng cần làm là gì?

Bản mô tả công việc bếp trưởng nhà hàng

Nhiệm vụ chính Công việc cụ thể

Điều hành và kiểm soát công việc trong bộ phận bếp

  • Tổ chức các buổi họp đầu ca theo quy định
  • Trực tiếp phổ biến các quy định, thông tin mới của cấp trên để nhân viên trong bộ phận được biết, đảm bảo tính chính xác và kịp thời.
  • Phân công công việc cho nhân viên trong bộ phận bếp
  • Lên kế hoạch chi tiêu và đặt hàng, sau đó phân chia công việc cho các vị trí liên quan
  • Kiểm soát quy trình làm việc của nhân viên, đảm bảo thực hiện đúng quy trình tiêu chuẩn của nhà hàng

Lên thực đơn, đề ra quy cách chế biến và chất lượng món ăn

  • Chịu trách nhiệm lập kế hoạch, lên thực đơn các món mới đưa vào menu nhà hàng; lên thực đơn theo từng chủ đề hoặc từng tiệc theo yêu cầu
  • Phân công, giao việc cụ thể cho Bếp phó, Bếp chính hoặc Tổ trưởng ca
  • Đề ra quy cách chế biến, hướng dẫn nghiệp vụ cho các nhân viên bếp về quá trình chế biến món ăn đạt chuẩn phục vụ khách
  • Đảm bảo chất lượng món ăn sau chế biến; trực tiếp kiểm tra chất lượng món ăn trước khi chuyển cho bộ phận phục vụ 

Quản lý hàng hóa, nguyên vật liệu trong bếp

  • Kiểm kê số lượng và chất lượng hàng hóa nhập vào
  • Kiểm tra chất lượng các loại thực phẩm, nguyên vật liệu có tại gian bếp
  • Kiểm tra chất lượng các loại thực phẩm tồn, các loại gia vị vào cuối ca làm việc để có hướng bảo quản, chế biến và xử lý phù hợp
  • Ra quyết định hủy thực phẩm và hàng hóa không đảm bảo chất lượng

Tham khảo thêm: NHỮNG LƯU Ý ĐẦU BẾP CẦN BIẾT ĐỂ BẢO QUẢN THỰC PHẨM ĐÚNG CÁCH

Quản lý nhân sự bộ phận bếp

  • Phối hợp với bộ phận HR lên kế hoạch và trực tiếp tuyển dụng nhân sự thuộc bộ phận bếp
  • Trực tiếp hướng dẫn nghiệp vụ cho các nhân viên trong bếp, đào tạo nhân viên bếp mới
  • Trực tiếp đề ra nội quy làm việc trong bộ phận bếp; thiết lập các chính sách, quy định trong bếp áp dụng cho từng công việc và vị trí cụ thể
  • Sắp xếp lịch làm việc hợp lý cho nhân viên, linh hoạt trong việc điều động nhân sự, sắp xếp ngày nghỉ lễ, nghỉ phép cho nhân viên
  • Định kỳ cùng với Tổ trưởng tổ bếp, Bếp chính, Bếp phó đánh giá thành tích và kết quả làm việc của tất cả nhân viên trong bộ phận bếp; đề nghị khen thưởng, thăng chức, tăng lương cho những cá nhân xuất sắc; cho ý kiến về kế hoạch đào tạo nhân sự trong bộ phận.

Xem thêm: 3 tips để quản lý nhân viên hiệu quả dành riêng cho Bếp trưởng 

Đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh, an toàn thực phẩm

  • Chịu trách nhiệm kiểm soát chất lượng vệ sinh trong toàn bộ không gian bếp
  • Quy định về tiêu chuẩn vệ sinh cá nhân, đồng phục cho nhân viên bếp 
  • Tổ chức cho nhân viên thực hiện việc vệ sinh khu vực làm việc, các dụng cụ, thiết bị dùng trong bếp theo đúng quy trình
  • Đảm bảo chất lượng vệ sinh của các món ăn trước khi mang ra phục vụ khách
  • Hướng dẫn, giám sát nhân viên sử dụng và bảo quản các tài sản chung, trang thiết bị, máy móc trong gian bếp

Quản lý công cụ dụng cụ, tài sản bộ phận bếp

  • Định kỳ hàng tháng phối hợp với bộ phận kế toán kiểm kê các loại tài sản, máy móc, công cụ dụng cụ trong bếp
  • Hướng dẫn, theo dõi việc sử dụng và bảo quản tài sản, máy móc, công cụ dụng cụ bếp của nhân viên

Các công việc khác

  • Trực tiếp chế biến món ăn khi lượng khách đông, hay được khách hàng yêu cầu
  • Phối hợp với Giám đốc bộ phận ẩm thực, Quản lý nhà hàng, phòng Sale & Marketing lập kế hoạch, triển khai các ý tưởng kinh doanh, ý tưởng thực đơn và chương trình khuyến mãi cho nhà hàng
  • Phối hợp với các bộ phận liên quan tiếp nhận và giải quyết những thắc mắc, phàn nàn, khiếu nại của khách hàng về chất lượng món ăn
  • Tham gia đầy đủ các cuộc họp với Ban Giám đốc, các Trưởng bộ phận và bộ phận Ẩm thực trong nhà hàng
  • Làm báo cáo chi phí thực phẩm hàng ngày cho bộ phận kế toán; báo cáo kế hoạch làm việc và chi phí thực phẩm định kỳ cho Giám đốc nhà hàng
  • Thực hiện các công việc liên quan khác theo sự chỉ đạo của cấp trên

Xem thêm: 5 kỹ năng Bếp trưởng Nhà hàng – Khách sạn cần có

Mức lương bếp trưởng nhà hàng

Theo ghi nhận của GTOP, mức lương hiện nay của bếp trưởng nhà hàng thuộc hàng đáng mớ ước, trung bình dao động trong khoảng từ 12 - 30 triệu đồng/ tháng, thậm chí cao hơn, chưa kể các khoản trợ cấp, phụ cấp, service charge và thưởng - tips khác. Mức lương cao hay thấp sẽ tùy thuộc vào quy mô nhà hàng, yêu cầu và khối lượng công việc, kinh nghiệm làm việc của mỗi ứng viên.

Để đảm nhận tốt nhiệm vụ công việc được giao, bếp trưởng phải là người có năng lực chuyên môn giỏi - có khả năng điều hành, giám sát và tổ chức công việc - có tính sáng tạo và linh hoạt - giao tiếp tốt, nhất là tiếng Anh - có sức khỏe tốt và chịu được áp lực công việc...

Tham khảo danh sách việc làm Bếp trưởng trên GTOP để tìm cho mình công việc vừa ý bạn nhé!

​Xem thêm: Làm bao lâu mới lên Bếp trưởng? 

Ms. Smile

Có thể bạn muốn xem