Agoda bị tố trốn thuế và bài toán quản lý thương mại điện tử ở Việt Nam

Agoda bị tố trốn thuế và bài toán quản lý thương mại điện tử ở Việt Nam Sau khi sự việc một doanh nghiệp Việt tố Agoda trốn thuế tại Việt Nam, Bộ Tài chính đã ban hành công văn quy định về chính sách thuế trong hoạt động kinh doanh đặt phòng trực tuyến đối với các đơn vị như: Agoda, Booking, Traveloka, Expedia... Tuy nhiên, điều này cũng đặt ra bài toán về quản lý thương mại điện tử ở Việt Nam. Theo như công văn số 848 được ban hành vào ngày 18/1/2017 của Bộ Tài chính, các công ty có trụ sở ở nước ngoài nhưng hoạt động trong lĩnh vực đặt phòng trực tuyến ở Việt Nam phải thực hiện việc nộp 5 % thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế giá trị gia tăng. Tuy nhiên, công văn này lại không đề cập đến việc các đơn vị này sẽ bị xử lý ra sao nếu họ từ chối nộp thuế....

Sau khi sự việc một doanh nghiệp Việt tố Agoda trốn thuế tại Việt Nam, Bộ Tài chính đã ban hành công văn quy định về chính sách thuế trong hoạt động kinh doanh đặt phòng trực tuyến đối với các đơn vị như: Agoda, Booking, Traveloka, Expedia... Tuy nhiên, điều này cũng đặt ra bài toán về quản lý thương mại điện tử ở Việt Nam.

Agoda bị tố trốn thuế và bài toán quản lý thương mại điện tử ở Việt Nam

Theo như công văn số 848 được ban hành vào ngày 18/1/2017 của Bộ Tài chính, các công ty có trụ sở ở nước ngoài nhưng hoạt động trong lĩnh vực đặt phòng trực tuyến ở Việt Nam phải thực hiện việc nộp 5 % thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế giá trị gia tăng.

Tuy nhiên, công văn này lại không đề cập đến việc các đơn vị này sẽ bị xử lý ra sao nếu họ từ chối nộp thuế.

Trong buổi họp báo đầu năm của Chính phủ, trả lời vấn đề này, bà Vũ Thị Mai - Thứ trưởng Bộ Tài chính cho biết: “Chế tài xử lý đối với các đơn vị kinh doanh loại hình này đã được quy định trong Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và Luật quản lý thuế. Trước khi có công văn mới này, các cơ sở lưu trú tại Việt Nam hợp tác với các đơn vị nước ngoài kinh doanh loại hình dịch vụ đặt phòng trực tuyến có trách nhiệm khấu trừ thuế và nộp thay các đơn vị đó.”

Bộ Tài chính cũng thừa nhận, quản lý hình thức kinh doanh thương mại điện tử hiện nay là một vấn đề mới. Bộ Tài chính sẽ tiếp tục chỉ đạo cơ quan thuế tiếp tục nghiên cứu những vấn đề phát sinh mới về lĩnh vực này để quản lý thuế chặt chẽ hơn và bên cạnh đó tạo điều kiện để doanh nghiệp phát triển.

Agoda bị tố trốn thuế và bài toán quản lý thương mại điện tử ở Việt Nam

Ông Lê Đắc Lâm – CEO VnTrip – một startup về du lịch và hỗ trợ đặt phòng tại Việt Nam cho biết: “Nếu không quản lý chặt chẽ việc nộp thuế của các đơn vị kinh doanh đặt phòng trực tuyến của nước ngoài thì đến năm 2020, Việt Nam có thể bị thất thoát từ 5.000 – 10.000 tỷ đồng tiền thuế. Bởi với trường hợp của Agoda, nếu khách hàng là người Việt trả 100 USD tiền thuê phòng cho Agoda thì doanh nghiệp này sẽ trả lại 80 USD cho cơ sở lưu trú tại Việt Nam và thu 20 USD tiền phí hoa hồng. Và số tiền hoa hồng này sẽ được chuyển thẳng về trụ sở của Agoda ở Singapore mà Việt Nam không thu được đồng thuế nào”.

Ms.Smile

Có thể bạn muốn xem