web stats

90+ Thuật ngữ chuyên ngành Rượu vang Sommelier cần biết

90+ Thuật ngữ chuyên ngành Rượu vang Sommelier cần biết Sommelier (chuyên gia thử nếm và phục vụ rượu vang) bắt buộc phải am hiểu tường tận mọi điều liên quan đến vang, từ tên gọi từng loại, đặc trưng mùi vị, cách thưởng/ nếm đến cách bảo quản,… Để tư vấn và giải đáp thắc mắc cho khách hàng, sommelier phải nắm được gần như tất cả các thuật ngữ chuyên ngành rượu vang mà GTOP chia sẻ dưới đây… Bạn đã nắm hết các thuật ngữ chuyên ngành rượu vang? Cấu trúc rượu vang Austere: rượu vang chát gắt, khó uống Angular: rượu vang thô ráp, góc cạnh Closed: rượu vang có nhiều hương vị thơm ngon nhưng độ chát tannin cao Complex: rượu vang mang lại nhiều hương vị thú vị, hấp dẫn Cliff-Edge: mùi vị rượu vang biến mất nhanh chóng Concentrated: rượu vang có hương vị hoa quả đậm đà, vị acid và vị chát...

Sommelier (chuyên gia thử nếm và phục vụ rượu vang) bắt buộc phải am hiểu tường tận mọi điều liên quan đến vang, từ tên gọi từng loại, đặc trưng mùi vị, cách thưởng/ nếm đến cách bảo quản,… Để tư vấn và giải đáp thắc mắc cho khách hàng, sommelier phải nắm được gần như tất cả các thuật ngữ chuyên ngành rượu vang mà GTOP chia sẻ dưới đây…

thuật ngữ chuyên ngành rượu vang sommelier cần biết

Bạn đã nắm hết các thuật ngữ chuyên ngành rượu vang?

Cấu trúc rượu vang

  • Austere: rượu vang chát gắt, khó uống
  • Angular: rượu vang thô ráp, góc cạnh
  • Closed: rượu vang có nhiều hương vị thơm ngon nhưng độ chát tannin cao
  • Complex: rượu vang mang lại nhiều hương vị thú vị, hấp dẫn
  • Cliff-Edge: mùi vị rượu vang biến mất nhanh chóng
  • Concentrated: rượu vang có hương vị hoa quả đậm đà, vị acid và vị chát tannin trung bình
  • Dense: rượu vang có hương vị hoa quả đậm đà, nồng độ tannin trung bình
  • Delicate: rượu vang có cấu trúc nhẹ nhàng, tươi mới
  • Elegant: rượu vang nhẹ nhàng nhưng nồng độ acid cao
  • Extrated: rượu vang có màu sắc và hương vị đậm đà hơn hầu hết các chai vang cùng loại
  • Fat: rượu vang có mùi hoa quả đậm nét nhưng không có vị acid hay vị tannin
  • Finesse: rượu vang có độ cân bằng hài hòa giữa vị acid và tannin
  • Full-Bodied: rượu vang có hương vị mạnh, đậm đà
  • Firm: rượu vang có nồng độ tannin cao, gây cảm giác khô miệng
  • Hollow: rượu vang nhạt thếch
  • Light-Bodied: rượu vang có nồng độ dịu nhẹ
  • Mellow: rượu vang không có điểm gì đặc sắc
  • Opulent: rượu vang đậm đà với vị chát tannin mượt mà và nồng độ acid thấp
  • Powerful: rượu vang có phong cách mạnh mẽ
  • Polished: rượu vang ngon
  • Short: rượu vang có dư vị ngắn

 

Phong cách rượu vang

  • Accessible: rượu vang có thể “lấy lòng” nhiều người
  • Barnyard: rượu vang có mùi nông trại, đồng quê
  • Clean: rượu vang không có lẫn mùi khoáng chất hay mùi hỏng
  • Coarse: rượu vang thô nháp
  • Earthy: rượu vang có mùi khoáng chất
  • Fleshy: rượu vang có lẫn mùi hoa quả và mùi thịt
  • Leathery: rượu vang có mùi len
  • Musky: rượu vang rất nặng mùi musk ox
  • Refined: rượu vang có mùi vị rất thanh thoát
  • Smokey: rượu vang có lẫn mùi khói

thuật ngữ chuyên ngành rượu vang sommelier cần biết

Nắm và hiểu rõ các thuật ngữ chuyên ngành rượu vang sẽ giúp Sommelier phục vụ thực khách tốt hơn

Tham khảo thêm: 12 KÝ HIỆU RƯỢU COGNAC THƯỜNG GẶP VÀ Ý NGHĨA, SOMMELIER CẦN BIẾT

Thành phần chất tannin (vị chát) trong rượu vang

  • Aggressive: nồng độ tannin cao, át hết các hương vị khác
  • Angular: rượu vang có độ chát tannin góc cạnh
  • Bitter: rượu vang có vị chát gắt gao, khó uống, đắng hậu vị
  • Chewy: rượu vang có vị tannin hài hòa, hương vị lan tỏa trong vòm miệng
  • Chocolate: rượu vang có vị tannin mịn màng, ít vị cay tê
  • Flabby: rượu vang có vị tannin thấp, khiến rượu nhạt thếch
  • Firm: rượu vang có vị tannin trẻ, mịn màng
  • Grippy: chất tannin đọng lại trong miệng rất lâu
  • Harsh: vị chát tannin có thể làm khô miệng
  • Leathery: rượu vang có mùi vị phong phú nhưng chất tannin cao, thường thấy trong rượu vang cũ
  • Mellow: rượu vang có vị tannin thấp hoặc không có tannin
  • Muscular: chất tannin sắc nét, được dùng để miêu tả rượu vang trẻ
  • Opulent: rượu vang có vị hoa quả đậm hơn vị chát tannin
  • Powerful: rượu vang có độ chát tannin mượt mà
  • Rigid: chất chát tannin gắt gao trong vòm họng
  • Round: rượu có vị tannin mượt mà, không có vị cay
  • Silky: rượu vang đậm đà, vị tannin mượt mà, ít vị cay tê
  • Smooth: rượu vang có vị tannin hài hòa
  • Structured: rượu vang có cấu trúc hài hòa nhưng vị tannin trẻ, mịn màng
  • Supple: vị chát tannin hài hòa
  • Soft: vị tannin thấp, chát nhẹ
  • Spineless: rượu vang có vị tannin thấp, khiến rượu nhạt thếch
  • Tight: rượu vang có nồng độ tannin cao, át hết các hương vị khác
  • Velvety: vị tannin vô cùng mượt mà, hài hòa
  • Voluptuous: rượu vang có vị hoa quả đậm hơn vị chát tannin

Tính axit (vị chua) trong rượu vang

  • Astringent = Austere: rượu vang có vị axit và vị tannin gắt gao
  • Bright: rượu vang có vị axit rất rõ nét
  • Edgy: rượu vang đậm đà, có nồng độ axit cao
  • Elegant: rượu vang có nồng độ axit cao
  • Fallen over: rượu vang mất hết vị axit do ngâm ủ lâu
  • Flabby: rượu vang có nồng độ axit rất thấp
  • Flat: rượu vang không có vị axit
  • Fresh: rượu vang có nồng độ axit hài hòa, thường dùng mô tả rượu vang trẻ
  • Lean: rượu vang trắng có vị hoa quả nhẹ nhàng và vị axit cao
  • Lively: rượu vang trắng hoặc đỏ có nồng độ nhẹ, vị axit rõ nét
  • Racy = Nerve: rượu vang có vị axit chắc chắn
  • Soft: rượu vang có nồng độ axit thấp
  • Tart: rượu vang có vị chua do có nhiều axit hoặc nhiều men
  • Thin: rượu vang có nồng độ axit rất cao nhưng nhẹ, nhạt thếch
  • Zesty: rượu vang nhẹ với vị axit rõ nét
  • Zippy: rượu vang nhẹ với vị axit rất rõ nét

thuật ngữ chuyên ngành rượu vang sommelier cần biết

Thành phần chính của rượu vang gồm tannin, axit, cồn, đường và các chất hữu cơ khác

Nồng độ cồn trong rượu vang

  • Jammy: rượu vang làm từ trái nho chín, nồng độ cồn cao
  • Hot: rượu vang có nồng độ cồn cao
  • Burn: rượu vang “đốt cháy” cổ họng
  • Legs: rượu vang có chân rượu chảy xuống càng chậm thì nồng độ cồn và/hoặc hàm lượng đường càng cao

Đặc trưng vị hoa quả trong rượu vang

  • Apple: mùi vị rất phổ biến trong rượu vang trắng
  • Berry: những hương vị hoa quả thường thấy trong rượu vang là vị quả dâu tây, mâm xôi, cherry, việt quất, quả sim đen
  • Cassis: rượu vang có mùi khoáng chất vô cùng mạnh mẽ
  • Citrus: những mùi vị hoa quả thường thấy trong rượu vang trắng hoặc vang rose (vang hồng) là mùi lá chanh, quả chanh, nho, cam
  • Dark fruit: rượu vang đỏ đậm đà mang nhiều mùi vị của hoa quả chín mọng
  • Famboyant: rượu vang có mùi hoa quả vô cùng rõ nét
  • Fleshy: rượu vang lẫn cả mùi hoa quả và vị thịt
  • Grapey: rượu vang có vị trái nho rất đậm đà
  • Jammy: hương vị hoa quả trong rượu vang giống như mùi mứt
  • Juicy: mô tả rượu vang trẻ, có vị hoa quả đậm đà nhưng không hài hòa
  • Melon: rượu vang trắng có vị hoa quả tươi mát, thơm ngon
  • Plumy: rượu vang đỏ có mùi quả mận rõ nét
  • Red fruit: rượu vang có mùi hoa quả đỏ chín mọng và có nồng độ nhẹ
  • Ripe: rượu vang được làm từ những quả nho chín mọng
  • Stone fruit: những mùi vị hoa quả thường thấy trong rượu vang trắng hoặc vang rose là mùi quả mơ, xuân đào, đào.
  • Tropical Fruit: những mùi hoa quả nhiệt đới thường được tìm thấy trong rượu vang trắng hoặc vang rose là mùi quả chuối, dứa, vải, dừa.

 

Hy vọng những thuật ngữ mà GTOP chia sẻ trên đây sẽ giúp Sommelier bổ sung thêm một số kiến thức về rượu vang, từ đó hỗ trợ tốt hơn trong phục vụ khách hàng.

Xem thêm: 6 CÁCH BẢO QUẢN RƯỢU VANG ĐÃ KHUI NHÂN VIÊN NHÀ HÀNG CẦN BIẾT

Ms. Smile

Có thể bạn muốn xem