web stats

Một số thực đơn tại nhà giàu dinh dưỡng và dễ thực hiện cho người mắc COVID-19

Một số thực đơn tại nhà giàu dinh dưỡng và dễ thực hiện cho người mắc COVID-19 1. Người mắc COVID-19 cần cố gắng ăn đầy đủ chấtTheo hướng dẫn của Bộ Y tế và chuyên gia dinh dưỡng, bữa ăn của người mắc COVID-19 tại nhà cần đầy đủ và cân đối các nhóm chất dinh dưỡng để duy trì thể trạng, thể chất bình thường.NỘI DUNG1. Người mắc COVID-19 cần cố gắng ăn đầy đủ chất2. Ăn nhiều loại thực phẩm khác nhau3. Một số thực đơn tham khảo tại nhà dành cho người mắc COVID-19Đối với những trường hợp bệnh nhân mắc COVID-19 nhẹ, không triệu chứng, nếu chế độ dinh dưỡng trước đây đã cân đối phù hợp thì nên cố gắng duy trì.Trong một số trường hợp bệnh nhân mắc COVID-19 bị mất vị giác, khứu giác, dẫn đến chán ăn, ăn không ngon cũng nên cố gắng duy trì ăn uống đủ chất để cung cấp dinh dưỡng, năng lượng cho...

1. Người mắc COVID-19 cần cố gắng ăn đầy đủ chất

Theo hướng dẫn của Bộ Y tế và chuyên gia dinh dưỡng, bữa ăn của người mắc COVID-19 tại nhà cần đầy đủ và cân đối các nhóm chất dinh dưỡng để duy trì thể trạng, thể chất bình thường.

NỘI DUNG

1. Người mắc COVID-19 cần cố gắng ăn đầy đủ chất
2. Ăn nhiều loại thực phẩm khác nhau
3. Một số thực đơn tham khảo tại nhà dành cho người mắc COVID-19

Đối với những trường hợp bệnh nhân mắc COVID-19 nhẹ, không triệu chứng, nếu chế độ dinh dưỡng trước đây đã cân đối phù hợp thì nên cố gắng duy trì.

Trong một số trường hợp bệnh nhân mắc COVID-19 bị mất vị giác, khứu giác, dẫn đến chán ăn, ăn không ngon cũng nên cố gắng duy trì ăn uống đủ chất để cung cấp dinh dưỡng, năng lượng cho cơ thể.

Thực hiện chế độ ăn đầy đủ 4 nhóm chất: đường bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Đặc biệt tăng cường các thực phẩm giàu vitamin A, C, D, E; các thực phẩm giàu kẽm và selen.

Người bệnh nên cố gắng bổ sung lượng rau xanh và trái cây tươi để cung cấp đa dạng các vitamin, khoáng chất và chất xơ giúp hỗ trợ tiêu hóa và hệ miễn dịch hoạt động hiệu quả.

- Rau xanh 300g/ngày, hoa quả 200g/ngày.

- Chất xơ cung cấp 18-20g/ ngày.

- Muối 5g/ngày.

- Uống nhiều nước (40-45ml/kg cân nặng/ngày), nên uống nước ấm và rải rác trong ngày, tránh tình trạng chỉ uống khi thấy khát, nên uống nước lọc, nước ép hoa quả. Người bệnh có sốt nên uống Orezol để bù nước và điện giải.

Mặc dù việc mất vị giác hoặc khứu giác thường là một triệu chứng của bệnh lý có từ trước và không gây hậu quả quá nghiêm trọng nhưng nó có thể khiến bệnh nhân khó thực hiện một chế độ ăn uống đảm bảo dinh dưỡng. Do đó, người mắc COVID-19 càng cần một chế độ dinh dưỡng đầy đủ để nhanh hồi phục.

https://suckhoedoisong.vn/4-cach-giup...

Người mắc COVID-19 cần ăn đầy đủ và cân đối các nhóm chất dinh dưỡng.

2. Ăn nhiều loại thực phẩm khác nhau

Không có một loại lương thực, thực phẩm nào chứa được đầy đủ tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết nên cần phải ăn nhiều loại thực phẩm để đảm bảo cung cấp các chất dinh dưỡng khác nhau.

Ăn nhiều loại thức ăn từ nhiều nhóm dinh dưỡng giúp cơ thể được cung cấp dưỡng chất đầy đủ. Từ đó mọi hoạt động chuyển hóa của các cơ quan cũng vận động tốt hơn. Nhờ vậy nguy cơ mắc bệnh do virus xâm nhập hay suy giảm sức đề kháng cũng được giảm đáng kể. Nếu mắc bệnh thì khả năng hồi phục cũng nhanh hơn.

Ăn uống đa dạng các loại thực phẩm còn có tác dụng phát triển các lợi khuẩn đường ruột giúp tăng cường khả năng miễn dịch và cải thiện tiêu hóa. Ví dụ: Các thực phẩm lên men như sữa chua giúp bổ sung lợi khuẩn đường ruột, còn rau xanh và hoa quả cung cấp chất xơ và nguồn thức ăn cho lợi khuẩn, từ đó tạo nên hệ vi sinh đường ruột khỏe mạnh.

Vì vậy, người bệnh nên thay đổi thường xuyên các loại thực phẩm và cách chế biến thức ăn thành nhiều món khác nhau để được cung cấp nhiều dưỡng chất, tạo cảm giác ngon miệng hơn, hấp thu dinh dưỡng tốt hơn.

BS. Thanh Nhật

Không có một loại thức ăn nào có đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết theo nhu cầu cơ thể. Vì vậy cần phối hợp đa dạng từ 15 - 20 loại thực phẩm và thay đổi thường xuyên trong bữa ăn hàng ngày mới có thể bổ sung đầy đủ các chất cần thiết cho cơ thể. Cần ăn phối hợp cả thực phẩm giàu đạm động vật và đạm thực vật, giữa chất béo động vật và thực vật.

https://suckhoedoisong.vn/nguoi-mac-c...

3. Một số thực đơn tham khảo tại nhà dành cho người mắc COVID-19

Về nhu cầu dinh dưỡng, đối với người trưởng thành cần đảm bảo năng lượng là 30- 35 Kcal/kg cân nặng/ngày; chất đạm 15-20% tổng năng lượng; chất béo 20-25% tổng năng lượng; chất đường bột 50 -65% tổng năng lượng.

Người bệnh cần ăn đủ 3 bữa chính và tăng cường thêm các bữa phụ. Bổ sung thêm 1 đến 2 bữa phụ như sữa và các chế phẩm từ sữa, đặc biệt khi ăn uống giảm sút do sốt, ho, mệt mỏi...

Để có bữa ăn đảm bảo nhu cầu của cơ thể và đầy đủ chất dinh dưỡng theo khuyến nghị, đa dạng các loại thực phẩm và nhiều món giúp dễ ăn và hấp thu tốt hơn, người bệnh COVID-19 có thể tham khảo một số thực đơn dưới đây:

2.1. Thực đơn cho người bệnh có cân nặng 45-50kg

Mức năng lượng 1350-1450 Kcal/ngày

* Thực đơn 1

- Bữa sáng: Phở gà

+ Bánh phở 120g: 2 lưng bát con bánh phở.

+ Thịt gà ta 30g: 8-10 miếng xé nhỏ.

+ Dầu ăn: 4ml

- Bữa phụ sáng: Sữa chua 1 hộp 100g hoặc sữa tươi 1 hộp 180ml

- Bữa trưa: Cơm, thịt bò xào hành tây, đậu phụ sốt cà chua, rau củ luộc, canh rau theo mùa:

+ Cơm 120g (gạo tẻ 60g): 1 lưng bát con cơm

+ Thịt bò băm xào 60g, hành tây 25g: 9-11 miếng vừa

+ Đậu phụ trắng 60g, cà chua 30g: 2/3 bìa đậu nhỏ

+ Rau củ luộc 100g: 1/2 bát con rau

+ Rau mồng tơi 30g: 1 bát con canh rau

+ Dầu ăn: 7ml (1,5 thìa cà phê 5ml)

- Bữa phụ chiều: Táo tây 100g (1/2 quả kích thước trung bình 7x4cm)

- Bữa tối: Cơm, cá trắm sốt cà chua, trứng gà ốp lết, rau củ luộc, canh rau theo mùa, trái cây

+ Cơm 120g (gạo tẻ 60g): 1 lưng bát con cơm

+ Cá sốt cà chua 70g: 1/2 miếng cá kích thước trung bình

+ Trứng gà ốp lết 1 quả

+ Rau củ luộc chấm muối vừng 100g: 1/2 bát con rau

+ Bí xanh 30g: 1 bát con canh rau

+ Dầu ăn: 7ml

+ Quả roi 120g: 2 quả kích thước trung bình

Người bệnh cần ăn đủ 3 bữa chính.

* Thực đơn 2

- Bữa sáng: Cháo tôm

+ Gạo tẻ máy: 40g

+ Tôm: 30g

+ Đỗ xanh: 5g

+ Dầu ăn: 4ml

- Bữa phụ sáng: Sữa chua 1 hộp 100g hoặc sữa tươi 1 hộp 180ml

- Bữa trưa: Cơm, thịt lợn kho trứng cút, chả cá sốt cà chua, rau củ luộc, canh rau theo mùa

+ Gạo tẻ 80g: 1,5 lưng bát con cơm

+ Thịt lợn 60g, trứng cút 20g: 5 miếng thịt vừa và 02 quả trứng cút

+ Chả cá 30g, cà chua 30g: 2 miếng nhỏ

+ Súp lơ, cà rốt, củ cải trắng luộc 100g: 1/2 bát con rau

+ Cải xanh 20g: 1 bát con canh rau

+ Dầu ăn 7ml

- Bữa phụ chiều: Đu đủ 130g (1 miếng quả kích thước nhỏ)

- Bữa tối: Cơm, gà hấp lá chanh, chả lá lốt, rau xào, canh rau theo mùa, trái cây

+ Gạo tẻ 80g: 1,5 lưng bát con cơm

+ Gà hấp lá chanh 60g: 2 miếng kích thước trung bình

+ Chả lá lốt (20g thịt lợn): 1 cái chả

+ Giá đỗ xào hành 100g: 1/2 bát con

+ Dầu ăn 7ml

+ Cam/quýt 120g: 1/2 quả kích thước to 9,5x7cm

* Thực đơn 3

- Bữa sáng: Bún mọc

+ Bún 170g: 1,5 lưng bát con

+ Mọc (mộc nhĩ, nấm hương) 50g thịt: 5-6 viên mọc

+ Rau thơm, hành lá

+ Dầu ăn 5ml

- Bữa phụ sáng

+ Sữa chua: 1 hộp 100g

+ Kiwi 70g: 1 quả vừa

- Bữa trưa: Phở bò

+ Phở 170g: 1,5 lưng bát con

+ Thịt bò 50g: 8-10 miếng

+ Rau thơm, hành lá

+ Dầu ăn: 5ml

- Bữa phụ chiều: Ổi 140g (2 quả kích thước trung bình)

- Bữa tối: Cháo gà bí ngô

+ Thịt gà 40g

+ Gạo tẻ 40g

+ Gạo nếp 10g

+ Bí ngô 10g

+ Dầu ăn 5ml

- Bữa phụ tối: Sữa bột (1 ly sữa 200ml)

Ăn thêm sữa chua vào bữa phụ.

2.2. Thực đơn cho người bệnh có cân nặng 50-55kg

Mức năng lượng 1500- 1600 Kcal/ngày

* Thực đơn 1

- Bữa sáng: Phở thịt gà

+ Bánh phở 150g: 1 miệng bát con đầy

+ Thịt gà 30g: 8-10 miếng xé nhỏ

+ Thịt gà 30g: 8-10 miếng xé nhỏ

+ Dầu ăn 5ml

- Bữa phụ sáng: Quả lê 110g (½ quả nhỏ)

- Bữa trưa: Cơm, thịt gà rang gừng, mọc xốt, rau xào

+ Cơm 240g: 2 lưng bát con

+ Thịt gà 70g: 4 miếng (cả xương)

+ Thịt lợn 30g: 2 viên mọc trung bình

+ Rau 150g: 1 lưng bát con

+ Dầu ăn 7ml

- Bữa phụ chiều: Na (½ quả trung bình)

- Bữa tối: Cơm, cá phi lê chiên xù, thịt lợn luộc, rau luộc

+ Cơm 240g: 2 lưng bát con

+ Cá rô phi 50g: 3 miếng trung bình

+ Thịt lợn 40g: 4-6 miếng nhỏ

+ Rau 150g: 1 lưng bát con

+ Dầu ăn 7ml

Trường hợp người bệnh bổ sung thêm 1 cốc sữa 250ml (sữa năng lượng chuẩn 1ml/1Kcal) thì ăn giảm: nửa bát con cơm, 5-6 miếng thịt lợn nhỏ và 1 thìa cà phê dầu ăn 5ml

* Thực đơn 2

- Bữa sáng: Phở thịt bò

+ Bánh phở 150g: 1 miệng bát con đầy

+ Thịt bò 30g: 5-6 miếng

+ Dầu ăn 5ml

- Bữa phụ sáng: Sữa chua 1 hộp 100g

- Bữa trưa: Cơm, thịt lợn chiên vừng, giò lợn, rau luộc, canh rau theo mùa

+ Cơm 240g: 2 lưng bát con

+ Thịt lợn 70g: 7-8 miếng

+ Giò lợn 30g: 2 miếng tam giác mỏng

+ Rau cải ngọt luộc 150g: 1 lưng bát con

+ Dầu ăn 7ml

- Bữa phụ chiều: Cam/quýt 120g (1/2 quả kích thước to 9,5x7cm)

- Bữa tối: Cơm, tôm hấp gừng xả, trứng ốp, bí ngô xào tỏi, canh rau theo mùa

+ Cơm 240g: 2 lưng bát con

+ Tôm biển 60g: 4-5 con kích thước vừa

+ Trứng ốp 01 quả

+ Bí ngô 150g, tỏi 2-3 tép: 1 lưng bát con

+ Dầu ăn 7ml

* Thực đơn 3

- Bữa sáng: Cháo thịt lợn

+ Gạo tẻ 30g

+ Thịt lợn 40g

+ Rau xay 20g

+ Dầu ăn 10ml: 2 thìa cà phê 5ml

- Bữa phụ sáng: 3 múi bưởi

- Bữa trưa: Bún thịt gà

+ Bún 200g: 2 miệng bát con

+ Thịt gà 70g, xé nhỏ

+ Rau 50g (giá đỗ): 1/3 bát con

+ Dầu ăn 5ml

- Bữa phụ chiều: 2 quả ổi kích thước trung bình

- Bữa tối: Phở thịt bò

+ Bánh phở 200g: 2 miệng bát con

+ Thịt bò 60g: 10-12 miếng thái mỏng

+ Rau xanh 50g: 1/3 bát con

+ Dầu ăn 5ml

- Bữa phụ tối: Sữa công thức: 1 cốc 240ml

2.3. Thực đơn cho người bệnh có cân nặng 60-70kg

Mức năng lượng 1800 - 2000 Kcal/ngày

* Thực đơn 1

- Bữa sáng: Bún thịt nạc

+ Bún 150g: 2 lưng bát con

+ Thịt nạc 40g: 4-6 miếng nhỏ

+ Dầu ăn 5ml

- Bữa phụ sáng: Táo tây100g (½ quả kích thước trung bình 7x4cm)

- Bữa trưa: Cơm, cá trắm kho, chả lá lốt, rau luộc

+ Cơm 240g: 2 lưng bát con cơm

+ Cá trắm 70g: 1 khúc trung bình

+ Thịt 40g

+ Rau 150g: 1 lưng bát con

+ Dầu ăn 7ml

- Bữa phụ chiều: 2 miếng dưa hấu vừa

- Bữa tối: Cơm, thịt ba chỉ kho, đậu luộc, rau xào

+ Cơm 280: 2 lưng bát con

+ Thịt ba chỉ 60g: 8-10 miếng nhỏ

+ Đậu phụ 70g: 1 bìa

+ Rau 150g: 1 lưng bát con

+ Dầu ăn 7ml

Trường hợp người bệnh bổ sung thêm 1 cốc sữa 250ml (sữa năng lượng chuẩn 1ml/1 Kcal) thì ăn giảm: nửa bát con cơm, 5-6 miếng thịt lợn nhỏ và 1 thìa cà phê dầu ăn 5ml

* Thực đơn 2

- Bữa sáng: Phở gà

+ Bánh phở 200g: 2 miệng bát con

+ Thịt gà 50g: 12-15 miếng xé nhỏ

+ Dầu ăn 5ml

+ Rau thơm, hành lá

- Bữa phụ sáng: Sữa bột/sữa tươi: 1 ly sữa 200ml

- Bữa trưa: Cơm, thịt bò xào ớt chuông, trứng ốp, rau cải ngọt luộc, canh theo mùa

+ Cơm 120g: 1 lưng bát con cơm

+ Thịt bò 100g, ớt chuông 70g, dầu ăn 1 thìa cà phê (5ml): 1 đĩa nhỏ xào thập cẩm

+ Trứng ốp lết 1 quả

+ Rau cải ngọt 200g: 1 miệng bát con rau

+ Rau dền 20g: 1 bát con canh

- Bữa phụ chiều:

+ Sữa chua 01 hộp

+ Đu đủ 200g (1,5 miếng nhỏ)

- Bữa tối: Cơm, cá thu sốt cà chua, rau muống xào, trái cây tráng miệng, canh theo mùa

+ Cơm 120g: 1 lưng bát con cơm

+ Cá thu 150g, cà chua 100g, dầu ăn 1 thìa cà phê (5ml): 2 khúc cá thu vừa

+ Rau muống 100g, tỏi 2-3 tép, dầu ăn 1 thìa cà phê (5ml): 1/2 bát con rau

+ Rau cải bắp 20g: 1 bát con canh

+ Quả ổi 100g

*Thực đơn 3

- Bữa sáng: Cháo thịt nạc

+ Gạo tẻ 30g

+ Thịt lợn 40g

+ Rau xay 20g

+ Dầu ăn 10ml

- Bữa phụ sáng: 01 quả cam 200g

- Bữa trưa: Phở thịt gà

+ Bánh phở 210g: 2 miệng bát con

+ Thịt gà 80g: 20-24 miếng xé nhỏ

+ Rau xanh 50g: 1/3 bát con

+ Dầu ăn 10ml

- Bữa phụ chiều: Sữa công thức năng lượng chuẩn 1Kcal/ml: 260ml

- Bữa tối: Bún thịt lợn

+ Bún 200g: 2 miệng bát con

+ Thịt lợn 70g: 10-12 miếng nhỏ

+ Rau xanh 50g: 1/3 bát con

+ Dầu ăn 10ml

- Bữa phụ tối: Sữa công thức năng lượng chuẩn 1Kcal/ml: 260ml

Bổ sung trái cây như cam, quýt, bưởi...

2.4. Thực đơn cho người bệnh có cân nặng 70-75 kg

Mức năng lượng 2000 - 2200 Kcal/ngày

* Thực đơn 1

- Bữa sáng: Bún thịt nạc

+ Bún 180g: 1,5 lưng bát con

+ Thịt nạc 50g: 6-8 miếng nhỏ

+ Nước xương, hành lá

+ Dầu ăn 5ml

- Bữa phụ sáng: 01 quả chuối 130g

- Bữa trưa: Cơm, cá trắm rán, thịt lợn luộc, rau xào

+ Cơm 160g: 1,5 lưng bát con cơm

+ Cá trắm 70g: 1 khúc cá vừa

+ Thịt lợn 60g: 4-6 miếng nhỏ

+ Rau 150g: 1 lưng bát con

+ Dầu ăn 7ml

- Bữa phụ chiều: 01 quả kiwi 70g

- Bữa tối: Cơm, thịt ba chỉ kho trứng, đậu sốt cà chua, rau luộc

+ Cơm 160g: 1,5 lưng bát con cơm

+ Thịt ba chỉ 80g: 12-14 miếng nhỏ

+ Trứng gà: 1 quả

+ Đậu phụ 60g: 1 bìa

+ Rau 150g: 1 lưng bát con

+ Dầu ăn 7ml

Trường hợp người bệnh bổ sung thêm 1 cốc sữa 250ml (sữa năng lượng chuẩn 1ml/1 Kcal) thì ăn giảm: nửa bát con cơm, 5-6 miếng thịt lợn nhỏ và 1 thìa cà phê dầu ăn 5ml

* Thực đơn 2

- Bữa sáng: Bún mọc

+ Bún 200g: 2 miệng bát con

+ Thịt gà 50g: 12-15 miếng xé nhỏ

+ Dầu ăn 5ml

+ Rau thơm, hành lá

- Bữa phụ sáng: Sữa bột 200ml (1Kcal/1ml): 1 ly sữa 200ml

- Bữa trưa: Cơm, thịt gà rang gừng, đậu phụ luộc, củ cải xào, canh theo mùa

+ Cơm 160g: 1,5 lưng bát con

+ Thịt gà 120g, gừng 1 nhánh nhỏ, dầu ăn 1 thìa cà phê (5ml): 5 miếng vừa

+ Đậu phụ 90g: 1 bìa

+ Củ cải 150g, cà rốt 50g, dầu ăn 5ml: 1 miệng bát con rau

+ Rau ngót 20g: 1 bát con canh

- Bữa phụ chiều:

+ Sữa chua 01 hộp

+ Thanh long 200g (3 miếng)

- Bữa tối: Cơm, cá hồi sốt bơ tỏi, rau củ luộc, trái cây tráng miệng

+ Cơm 160g: 1,5 lưng bát con

+ Cá hồi 130g, tỏi 2-3 tép, dầu ăn 1 thìa cà phê (5ml), bơ 5g

+ Súp lơ trắng/xanh luộc 200g: 1 miệng bát con

+ Rau cải xanh 20g: 1 bát con canh

+ 01 Quả ổi 100g

* Thực đơn 3

- Bữa sáng: Cháo thịt nạc

+ Gạo tẻ 30g

+ Thịt lợn 40g

+ Rau xay 20g

+ Dầu ăn 10ml

- Bữa phụ sáng: 3 múi bưởi vừa

- Bữa trưa: Bún thịt bò

+ Bún 230g: 2 miệng bát con đầy

+ Thịt bò 90g: 14-15 miếng trung bình

+ Rau xanh 50g: 1/3 bát con

+ Dầu ăn 10ml

- Bữa phụ chiều: Sữa công thức năng lượng chuẩn 1 Kcal/ml: 300ml

- Bữa tối: Phở thịt gà

+ Bánh phở 230g: 2 miệng bát con

+ Thịt gà 80g: 20-24 miếng nhỏ

+ Rau xanh 50g: 1/3 bát con

+ Dầu ăn 10ml

- Bữa phụ tối: Sữa công thức năng lượng chuẩn 1 Kcal/ml: 300ml

Xem thêm video đang được quan tâm

Thanh Hà

Có thể bạn muốn xem