web stats

Thực hư công dụng của rau mồng tơi, đây là lý do vì sao bạn không nên ăn nhiều dù rất thích hợp trong ngày nắng nóng

Thứ Hai, ngày 27/06/2022 10:00 AM (GMT+7) Theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng không nên lạm dụng quá nhiều mồng tơi vì đây là nguyên nhân gây cản trở cơ thể hấp thụ các chất dinh dưỡng quan trọng khác. Mồng tơi là một trong những loại rau lá xanh bổ dưỡng và phổ biến trong các bữa ăn hàng ngày của người Việt. Thành phần dinh dưỡng nổi bật nhất trong rau mồng tơi là hàm lượng sắt, canxi, vitamin A, C và các vitamin nhóm B. Đây đều là những yếu tố vi lượng cần thiết cho cơ thể giúp nâng cao sức đề kháng cũng như có giá trị trong một số vấn đề

Thứ Hai, ngày 27/06/2022 10:00 AM (GMT+7)

Theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng không nên lạm dụng quá nhiều mồng tơi vì đây là nguyên nhân gây cản trở cơ thể hấp thụ các chất dinh dưỡng quan trọng khác.

Mồng tơi là một trong những loại rau lá xanh bổ dưỡng và phổ biến trong các bữa ăn hàng ngày của người Việt. Thành phần dinh dưỡng nổi bật nhất trong rau mồng tơi là hàm lượng sắt, canxi, vitamin A, C và các vitamin nhóm B. Đây đều là những yếu tố vi lượng cần thiết cho cơ thể giúp nâng cao sức đề kháng cũng như có giá trị trong một số vấn đề về sức khỏe, nhất là vào thời điểm nắng nóng. 

Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo không nên ăn quá nhiều, chỉ nên ăn rau mồng tới 2 - 3 lần/tuần bởi các lý do sau:

Ảnh minh họa

Chất axit oxalic có trong rau mồng tơi có thể làm giảm sự hấp thụ canxi và sắt của cơ thể. Nếu ăn nhiều rau mồng tơi quá thì có thể làm giảm khả năng hấp thụ canxi và sắt. Lâu dài, cơ thể sẽ bị thiếu 2 chất này, gây ra ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe.

Bên cạnh đó, trong rau mồng tơi còn có hàm lượng purin cao. Hợp chất này khi đi vào cơ thể có khả năng chuyển hóa thành axit uric. Từ đó làm tăng nguy cơ sỏi thận. Không chỉ thế, axit oxalic trong rau mồng tơi khi kết hợp với canxi trong rau còn có thể tạo thành canxi oxalate.

Chất này nếu không được bài tiết ra ngoài thì có thể tăng nguy cơ hình thành sỏi thận. Vì thế, bạn không nên ăn quá nhiều rau mồng tơi.

Ngoài ra, rau mồng tơi còn có hàm lượng chất xơ phong phú. Nếu bạn ăn nhiều thì có thể tác dụng ngược, khiến dạ dày bị khó chịu, có thể khiến bệnh táo bón nặng thêm. Do đó, nếu dạ dày không tốt thì đừng ăn hoặc chỉ nên ăn với lượng nhỏ.

Từ những phân tích trên, các chuyên gia khuyến cáo, người bị sỏi thận, gout, dạ dày... là những đối tượng nên kiêng ăn rau mồng tơi nếu không muốn bệnh tình thêm nghiêm trọng.

Ảnh minh họa

4 lưu ý cần ghi nhớ khi ăn rau mồng tơi

- Khi ăn rau mồng tơi nên ăn kèm theo các loại thực phẩm giàu vitamin C như cam, chanh, cà chua, khế.

- Rau mồng tơi an toàn thường có màu xanh hơi vàng chứ không xanh mướt, xanh đậm như các rau phun thuốc hóa học. Lá có phiến ngắn, dày, phát triển cân đối với phần thân. Thân rau giòn, rắn chắc không bóng mượt như các cây rau được phun thuốc kích thích tăng trưởng.

- Rau mồng tơi khi kết hợp với thịt bò sẽ mất đi tính nhuận tràng, tiêu hóa kém hơn. Những người bị táo bón nếu kết hợp hai thực phẩm này với nhau sẽ khiến bệnh thêm trầm trọng.

- Rau mồng tơi chế biến xong phải ăn hết, nếu thừa đổ đi chứ không để ăn lại vì rất dễ bị ngộ độc.

Nguồn: https://giadinh.suckhoedoisong.vn/thuc-hu-cong-dung-cua-rau-mong-toi-day-la-ly-do-vi-sao-ban-kho...Nguồn: https://giadinh.suckhoedoisong.vn/thuc-hu-cong-dung-cua-rau-mong-toi-day-la-ly-do-vi-sao-ban-khong-nen-an-nhieu-du-rat-thich-hop-trong-ngay-nang-nong-17222062523233262.htm

Ít ai biết rằng, rau mồng tơi, ngoài giá trị làm thực phẩm còn có tính dược lý rất cao, được dùng để làm thuốc.

Có thể bạn muốn xem