7 món ăn may mắn trong năm mới của người Trung Quốc
Những món ăn này thường được chuẩn bị vào đêm giao thừa Tết Nguyên Đán, được cho là sẽ mang lại may mắn cho năm mới. Biểu tượng may mắn đó dựa trên cách phát âm theo tiếng Trung Quốc hoặc hình dáng của chúng.
Các món ăn phổ biến nhất trong ngày Tết của người Trung Quốc bao gồm: bánh bao, cá, chả giò, bánh gạo, bánh trôi tàu, mì trường thọ, quả may mắn.
1. Cá - Tăng thịnh vượng
Trong tiếng Trung, "cá" phát âm giống như "dư thừa". Đây là là món ăn truyền thống trong ngày Tết của người Trung Quốc. Người Trung Quốc luôn thích có một khoản tiền dư vào cuối năm, bởi vì họ nghĩ rằng nếu cuối năm họ tiết kiệm được một khoản nào đó thì họ có thể kiếm được nhiều hơn trong năm tới. Ăn 2 con cá, 1 con vào đêm giao thừa và 1 con vào ngày đầu năm mới giống như một ước muốn năm này qua năm khác dư giả, hoặc nếu chỉ ăn một con cá thì việc ăn phần trên của con cá vào đêm giao thừa và phần còn lại vào ngày đầu năm mới cũng có ý nghĩa tương tự.
Bên cạnh đó, cá nên là món ăn cuối cùng còn sót lại một ít, vì điều này mang ý nghĩa tốt lành cho sự dư dả. Tại một số vùng, người ta để lại đầu và đuôi cá để ăn ngày đầu năm, điều này thể hiện hy vọng rằng một năm sẽ bắt đầu và kết thúc với sự giàu có.
Có một số quy tắc liên quan đến vị trí của cá:
- Đầu nên được đặt về phía khách quý hoặc người lớn tuổi, thể hiện sự tôn trọng.
- Thực khách chỉ được thưởng thức món cá sau khi người đối mặt với đầu cá ăn trước.
- Không nên di chuyển con cá. Hai người đối diện đầu và đuôi cá nên uống cùng nhau, vì đây được coi là vật mang ý nghĩa may mắn.
Cá có thể được chế biến theo nhiều cách khác nhau như luộc, hấp và om.
2. Bánh bao Trung Quốc - Sự giàu có
Với lịch sử hơn 1.800 năm, bánh bao là một món ăn may mắn cổ điển cho Tết Nguyên đán, và là món ăn truyền thống được ăn vào đêm giao thừa của Trung Quốc.
Bánh bao của Trung Quốc có thể được làm giống hình thỏi bạc. Tương truyền, càng ăn nhiều bánh bao trong Tết nguyên đán, bạn càng kiếm được nhiều tiền trong năm mới.
Bánh bao thường bao gồm thịt băm và các loại rau thái nhỏ được bọc trong một lớp bột mỏng và dẻo. Nhân phổ biến là thịt lợn băm, tôm cắt hạt lựu, cá, thịt gà xay, thịt bò và rau. Chúng có thể được nấu chín bằng cách luộc, hấp, chiên hoặc nướng.
Nhân bánh bao khác nhau có ý nghĩa khác nhau. Vào đêm giao thừa, người ta có truyền thống ăn bánh bao với bắp cải và củ cải, ngụ ý rằng làn da của một người sẽ trở nên trắng trẻo và tâm trạng của một người sẽ trở nên nhẹ nhàng.
Khi làm bánh bao lưu ý một số điểm sau:
- Khi làm bánh bao nên có nhiều nếp gấp. Nếu bạn làm chúng quá bằng phẳng, nó được cho là ý nghĩa của sự nghèo đói.
- Bánh bao nên được xếp thành hàng thay vì xếp hình tròn, vì hình tròn bánh bao có nghĩa là cuộc đời của một người sẽ đi theo những vòng tròn, không bao giờ đi đến đâu.
3. Chả giò – Sức khoẻ
Chả giò là một món ăn ngày Tết của Trung Quốc, đặc biệt phổ biến ở phía Đông Trung Quốc: Giang Tây, Giang Tô, Thượng Hải, Phúc Kiến, Quảng Châu, Thâm Quyến, Hồng Kông,…
Chả giò là một món dimsum của người Quảng Đông gồm những cuộn hình trụ có nhân với rau, thịt hoặc thứ gì đó có vị ngọt. Nhân được gói trong giấy cuốn nem, sau đó chiên giòn để chả giò có màu vàng cánh gián.
4. Bánh Gạo Nếp - Thu nhập hoặc chức vụ cao hơn
Bánh gạo nếp là một thực phẩm may mắn được ăn vào đêm giao thừa của người Trung Quốc. Theo tiếng Trung Quốc, bánh gạo nếp có nghĩa là "ngày càng cao lên theo năm tháng". Trong suy nghĩ của họ, điều này có nghĩa là bạn sẽ ngày càng thịnh vượng và thăng tiến trong công việc, nói chung là cải thiện cuộc sống.
Nguyên liệu chính của món ăn này là gạo nếp, đường, hạt dẻ, chà là và lá sen.
5. Bánh trôi tàu - Gia đình sum vầy
Bánh trôi tàu là món ăn chính cho Lễ hội đèn lồng của Trung Quốc, tuy nhiên, ở miền nam Trung Quốc, mọi người ăn chúng trong suốt Tết nguyên đán. Cách phát âm và hình dạng tròn của món bánh này liên quan đến sự đoàn tụ bên nhau. Đó là lý do tại sao chúng được người Trung Quốc ưa chuộng trong các dịp mừng năm mới.
6. Mì Trường Thọ - Hạnh phúc và Trường thọ
Đúng như tên gọi của nó, mì trường thọ tượng trưng cho ước nguyện trường thọ. Chiều dài và sự bài trí của chúng cũng biểu tượng cho cuộc sống trong năm mới của người ăn.
Đây là một thực phẩm may mắn được ăn vào ngày Tết Nguyên đán ở miền Bắc Trung Quốc. Chúng dài hơn những sợi mì bình thường và không cắt nhỏ, có thể chiên và dọn trên đĩa, hoặc luộc và cho vào bát cùng với nước dùng.
7. Quả May Mắn - Sự đầy đủ và sung túc
Một số loại trái cây được ăn trong Tết Nguyên đán, chẳng hạn như quýt, cam và bưởi. Chúng được lựa chọn vì hình dạng tròn và có màu vàng tươi, tượng trưng cho sự no đủ và giàu có.
Ngoài ra, ăn quýt, cam được cho là mang lại may mắn và tài lộc do cách phát âm, và thậm chí cả chữ viết của chúng. Trong tiếng Trung Quốc, cam và quýt phát âm giống với “thành công”, và có chứa chữ “may mắn” trong cách viết.
Ăn bưởi được cho là sẽ mang lại sự thịnh vượng. Bạn càng ăn nhiều thì càng mang lại nhiều sự giàu có.
Nguồn: https://baogiaothong.vn/7-mon-an-may-man-trong-nam-moi-cua-nguoi-trung-quoc-d540749.html
Những món ăn truyền thống không chỉ thể hiện ước mong của mọi gia đình về một năm mới sung túc, hạnh phúc, phát tài...