web stats

4 loại thực phẩm nhất định cần chần trước khi nấu, nếu không rất dễ gây ngộ độc

Thứ Ba, ngày 15/03/2022 19:00 PM (GMT+7) Để đảm bảo sức khỏe, những loại thực phẩm này tốt nhất nên chần qua trước khi nấu. Chần là bước thường bị nhiều người bỏ qua khi nấu nướng. Tuy nhiên, đối với một số loại thực phẩm, nếu bỏ qua bước này, nó không chỉ ảnh hưởng tới mùi vị mà còn có thể mang tới những nguy cơ gây hại cho sức khỏe. Chú ý: Chần là một bước chế biến trước khi nấu tiếp, khác với phương pháp luộc. 4 loại thực phẩm nên chần trước khi nấu 1. Các loại rau chứa nhiều axit oxalic: Mồng tơi, rau dền, cải bó xôi, măng tươi, mướp đắng, rau có

Thứ Ba, ngày 15/03/2022 19:00 PM (GMT+7)

Để đảm bảo sức khỏe, những loại thực phẩm này tốt nhất nên chần qua trước khi nấu.

Chần là bước thường bị nhiều người bỏ qua khi nấu nướng. Tuy nhiên, đối với một số loại thực phẩm, nếu bỏ qua bước này, nó không chỉ ảnh hưởng tới mùi vị mà còn có thể mang tới những nguy cơ gây hại cho sức khỏe.

Chú ý: Chần là một bước chế biến trước khi nấu tiếp, khác với phương pháp luộc.

4 loại thực phẩm nên chần trước khi nấu

1. Các loại rau chứa nhiều axit oxalic: Mồng tơi, rau dền, cải bó xôi, măng tươi, mướp đắng, rau có vị đắng

Axit oxalic ảnh hưởng tới quá trình cơ thể hấp thu các chất dinh dưỡng như canxi, sắt. Đặc biệt, đối với những người có vấn đề dạ dày, chất này dễ gây kích ứng niêm mạc, gây khó chịu.

Bên cạnh đó, các món ăn chứa nhiều axit oxalic sẽ có vị đắng, ảnh hưởng tới mùi vị. Nếu bỏ qua bước chần mà nấu ngay, bạn cần phải thêm nhiều loại gia vị để giảm vị đắng.

Vì axit oxalic có thể hòa tan trong nước, việc chần trước khi nấu có thể làm giảm đáng kể hàm lượng axit oxalic trong rau.

Thời gian chần đối với các loại rau trung bình khoảng 15 giây. Nếu là măng, mướp đắng thì cần chần lâu hơn.

2. Rau, đậu sống có độc tố: Hoa hiên vàng, đậu ván, đậu cô ve

Colchicine có trong hoa hiên vàng sẽ được chuyển hóa thành dicolchicine có độc tính cao khi vào cơ thể. Trong vỏ đậu có chứa saponin và phytohemagglutinin, dễ gây kích thích mạnh đến màng nhầy của đường tiêu hóa, có thể dẫn tới tình trạng buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy, viêm.

Các chất độc này có thể bị phân hủy sau khi đun kỹ. Saponin trong đậu cần được đun nóng ở 100 độ C trong hơn 10 phút để phân hủy. Việc chần qua trước có thể giảm bớt độc tố.

3. Rau chứa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật cao: Bông cải xanh, nấm

Bề mặt của bông cải xanh rất kỵ nước, khi nước chạm vào bề mặt bông cải xanh sẽ tạo thành khối cầu và trượt ra, cộng với cấu tạo dày đặc khiến do lượng thuốc trừ sâu, trứng côn trùng khó rửa sạch hoàn toàn. Vì thế, việc chần bông cải xanh trước khi xào nấu là điều rất cần thiết.

Các loại nấm khác nhau có thể sinh ra vi khuẩn trong quá trình ngâm. Việc chần cũng có thể làm giảm một số rủi ro do vi sinh vật gây ra.

4. Thịt các loại

Việc chần thịt có thể loại bỏ tiết thừa, mùi tanh đặc trưng của thịt, đồng thời tránh được tình trạng sủi bọt trong quá trình nấu làm nước canh bị đục. Khi chần thịt, bạn có thể thêm một ít gừng, rượu nấu ăn để tăng tác dụng khử mùi tanh.

Khi chần thịt nên cho vào nước lạnh trước, đun từ từ, nếu dùng nước nóng sẽ làm protein trong thịt đông lại ngay, khiến tạp chất khó thải ra ngoài, ảnh hưởng tới mùi vị.

Tuy nhiên, đối với bệnh nhân gút, nên chần thịt lâu hơn, sau đó nấu nhanh. Điều này có thể giảm hàm lượng purin trong thịt.

Nguồn: http://danviet.vn/4-loai-thuc-pham-nhat-dinh-can-chan-truoc-khi-nau-neu-khong-rat-de-gay-ngo-doc...Nguồn: http://danviet.vn/4-loai-thuc-pham-nhat-dinh-can-chan-truoc-khi-nau-neu-khong-rat-de-gay-ngo-doc-502022153185912583.htm

Khi lượng đường trong máu tăng cao, nó có thể gây biến chứng nhiều bệnh lý khác nhau. Vì thế, việc ổn định đường huyết là điều rất quan trọng.

Có thể bạn muốn xem