Phục vụ quán bar tự tử vì không việc, không tiền trong mùa dịch
Du lịch vốn là “ngành công nghiệp” hái ra tiền của nhiều quốc gia. Ấy vậy mà, dịch Covid-19 xuất hiện đã gần như chặn đứng sự phát triển của nó. Mọi hoạt động đóng băng hoàn toàn. Nhiều dân ngành lâm cảnh mất việc làm, không thu nhập. Bế tắc, túng quẫn, áp lực từ nhiều phía khiến người ta dễ rơi vào tình trạng suy sụp, quẫn trí…
Patpong là khu phố đèn đỏ nổi tiếng sôi động nhất nhì Thái Lan
Được hoạt động trở lại nhưng vẫn vắng lặng
Vốn là khu giải trí sôi động bậc nhất tại Thái Lan, Patpong cũng chịu chung tình cảnh ế ẩm do ảnh hưởng từ dịch bệnh. Ngày 22/2, Chính phủ nước này đã cho phép các tụ điểm dịch vụ giải trí (như bar, pub…) hoạt động trở lại - thế nhưng, dù cuối tuần thì các hàng quán tại khu phố đèn đỏ nổi tiếng vẫn vắng lặng, đìu hiu.
“Chúng tôi đã phải tiết kiệm mọi thứ, thậm chí buộc sa thải kha khá nhân viên để có thể cầm cự hơn một năm qua khi doanh thu giảm đến 80%. Cả Patpong giờ chỉ còn khoảng 9-10 quán mở cửa. Số còn lại cứ lần lượt đóng vì không có khách. Theo tôi, phải 2-3 năm nữa Patpong mới có thể hồi sinh và nhộn nhịp trở lại.” - quản lý 64 tuổi của một quán bar có thâm niên 36 năm trong nghề chia sẻ trên tờ Bangkok Post.
Năm 2019, ngành du lịch chiếm tỷ trọng đến 1/5 trong nền kinh tế Thái Lan, là nguồn thu chính của nhiều hàng quán, cơ sở kinh doanh liên quan, nhất là các quán bar, pub trên phố đèn đỏ Patpong với nguồn khách chủ yếu là du khách nước ngoài. Tuy nhiên, dịch Covid-19 kéo dài khiến tình hình kinh doanh không mấy khả quan, các ông chủ và nhân viên tại đây đều lâm cảnh khó khăn, sống thiếu đến mức không thể cầm cự.
Hiếm khi thấy cảnh các nữ tiếp viên xinh đẹp đứng rảnh rang dịp cuối tuần vì vắng khách
Người tìm mọi cách để kiếm sống, kẻ tuyệt vọng tự tử vì không việc, không tiền
Quản lý một quán bar khác trên phố Patpong cho biết quán anh làm việc lỗ 7 triệu baht (khoảng 5,3 tỷ đồng) năm ngoái dù tiền thuê mặt bằng đã được giảm một nửa. Để tồn tại, quán đã phải giảm giá tất cả đồ uống nhằm thu hút khách địa phương. Cùng với đó là giảm một nửa lương của tất cả nhân viên thay vì sa thải bớt người.
Patpong là khu phố được phép hành nghề mại dâm ở Thái Lan. Hoạt động này thậm chí vẫn có thể tiếp diễn trong tình hình dịch bệnh. Tuy nhiên, những tiếp viên tại đây cho biết thu nhập của họ nhiều tháng nay không hề có. Do đó, không ít người tự tìm cách để kiếm sống, hoặc thay đổi cách thức tìm và phục vụ khách (từ offline sang online); hoặc đổi nghề hay học nghề. Và sự thật là không phải trường hợp nào cũng may mắn suôn sẻ.
Một người hành nghề mại dâm nam kiêm nhà hoạt động vì quyền của người hành nghề mại dâm may mắn ổn định thu nhập nhờ chuyển hướng sang công việc khác. Anh cho biết mình kiếm được 34.300 baht trong một tuần từ việc làm vũ công và nhân viên massage ở quán bar. Ngoài ra, tìm khách trên các ứng dụng hẹn hò cũng giúp anh có thêm nguồn thu từ hoạt động mại dâm. Được biết, từ đợt dịch lần 2, anh đã phải giảm chi phí bán dâm xuống mức siêu rẻ (còn 2.500-3.000 baht/ đêm) và phục vụ qua đêm với các khách địa phương.
Số khác, nhất là tiếp viên nữ, lại không linh hoạt được như thế. Năm ngoái, 3 nhân viên của quán bar kia đã tự tử vì không có tiền gửi về cho gia đình. Không bằng cấp, không kinh nghiệm, từ lúc bắt đầu đã tìm đến nghề mại dâm tại Patpong để kiếm tiền duy trì cuộc sống. Vì thế, nhiều cô bế tắc, túng quẫn không xoay xở được khi mất việc làm, không thu nhập hàng tháng liền trong khi bản thân là trụ cột của gia đình đông đầu người.
Nhiều người hiện không việc làm, không thu nhập, cuộc sống khó khăn, túng quẫn
“Đừng nói chúng tôi không cố gắng hay viện cớ để làm gái mại dâm. Do cuộc đời xô đẩy thôi. Làm công việc này cũng tốn cả đống chi phí đầu tư và tu bổ đấy!” (như tiền nhà, đồ trang điểm, mỹ phẩm, quần áo, giày dép, phương tiện đi lại... PV )- nữ tiếp viên 48 tuổi bộc bạch. Cô cho biết thêm, dù hiện tại chấp nhận làm mọi nghề có thể, kể cả công việc tay chân nặng nhọc; nhưng khi thị trường mở cửa, cô và nhiều người khác sẵn sàng quay trở lại làm việc dù biết mọi thứ sẽ không còn được như trước.
Được biết, Chính phủ Thái Lan và nhiều tổ chức phi chính phủ khác cũng đã có những hỗ trợ thiết thực và kịp thời. Nhiều gói cứu trợ tiền mặt hay lương thực đã được diễn ra. Tuy nhiên, không thể đảm bảo được trao tận tay đến tất cả công dân hay có cũng không đủ để nuôi sống gia đình họ.
Dịch Covid-19 trở thành nỗi ám ảnh kinh hoàng trên toàn cầu. Việt Nam cũng không nằm ngoài sự ảnh hưởng đó. Nhiều dân ngành du lịch - khách sạn cũng lao đao hơn 1 năm qua. Dù vậy, bằng cách này hay cách khác, ai cũng đang cố gắng sống tiếp với nghề tạm đợi ngành phục hồi để quay trở lại.
Hotelier quan tâm và có nhu cầu tìm việc có thể truy cập GTOP, Tuyencongnhan.vn, Grabviec.vn hay Trieuvieclam.net để tìm kiếm thông tin. Rất nhiều đầu việc làm thêm, công việc phổ thông đơn giản được đăng tuyển.
(Theo Bangkok Post)