web stats

Nước mía và củ cải đem nấu với nhau theo cách sau, cực tốt cho sức khỏe mùa dịch bệnh

Thứ Tư, ngày 09/03/2022 01:00 AM (GMT+7) Củ cải và mía là đồ ăn, thức uống hàng ngày của chúng ta. Nhưng ít người biết đem 2 loại thực phẩm này nấu với nhau sẽ rất tốt để hỗ trợ điều trị, nhất là phục hồi sức khỏe hậu Covid-19 và nâng cao sức khỏe nói chung. Củ cải và mía người xưa đã dùng để trị bệnh đường hô hấp Thời tiết giao mùa, khắc nghiệt, dịch bệnh lên cao nên nhiều người bị ho, sốt do viêm họng, viêm phế quản, viêm đường hô hấp trên/dưới… và rất dễ "tự chẩn đoán" nhầm, bởi những triệu chứng đó gần giống với người mắc Covid-19. Trong dân gian những

Thứ Tư, ngày 09/03/2022 01:00 AM (GMT+7)

Củ cải và mía là đồ ăn, thức uống hàng ngày của chúng ta. Nhưng ít người biết đem 2 loại thực phẩm này nấu với nhau sẽ rất tốt để hỗ trợ điều trị, nhất là phục hồi sức khỏe hậu Covid-19 và nâng cao sức khỏe nói chung.

Củ cải và mía người xưa đã dùng để trị bệnh đường hô hấp

Thời tiết giao mùa, khắc nghiệt, dịch bệnh lên cao nên nhiều người bị ho, sốt do viêm họng, viêm phế quản, viêm đường hô hấp trên/dưới… và rất dễ "tự chẩn đoán" nhầm, bởi những triệu chứng đó gần giống với người mắc Covid-19.

Trong dân gian những chứng này người xưa dùng mía và củ cải để chữa trị.

Củ cải và mía khúc. Ảnh minh họa.

Cây mía (cam giá - cây có vị ngọt, giống cái gậy) được trồng nhiều nơi trên thế giới, lượng đường tự nhiên chiếm tới hơn 70%, và nhiều dưỡng chất (protein, chất béo, carbohydrate, khoáng chất, vitamin) và gần 30 loại axit hữu cơ khác… cung cấp năng lượng cần thiết cho cơ thể. Trong 100g nước mía có: Lượng calo 269 KJ; Tổng số chất béo: 58 mg; Natri: 63mg; Kali: 63mg; Tổng carbohydrate: 25.4g; Canxi: 0,01g; Magie: 2g.

Theo Đông y, mía có vị ngọt tính mát; vào phế vị có tác dụng thanh nhiệt sinh tân, giáng khí lợi niệu, trị thử nhiệt làm tổn thương tân dịch, dùng cho các trường hợp thử nhiệt tổn thương tân dịch gây đau họng, khản giọng, mất tiếng, ho khan ít đàm (kể cả chứng ho ra máu), viêm khí phế quản, ho đau rát họng, tiểu ít tiểu rắt, nhiễm độc thai nghén nôn ói phù nề, mất nước khát nước, táo bón…

Nước mía có vị ngọt man mát tự nhiên, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe khi dùng uống hằng ngày,

Củ cải trắng theo thuyết thực dưỡng Ấn Độ là một trong những "thực phẩm vàng" nắm bí quyết chữa bệnh và hồi phục sức khỏe hàng đầu. Ở Việt Nam củ cải được coi là nhân sâm trắng. Khoa học đã chứng minh đây là loại rau quả có nhiều lợi ích dinh dưỡng nhất so với các loại rau củ thường được sử dụng trong bữa ăn hàng ngày.

Trong 100g củ cải trắng có 1.4g protid, 3.7g glucid, 1.5g xenluloza, 40 mg canxi, 41 mg photpho; 1,1 mg sắt; 0,06 mg vitamin B1, 0.06 mg vitamin B2, 0.5 mg vitamin PP, 30 mg; Nước củ cải và chất xơ giàu vitamin C. 

Củ cải trắng từng được ví von là nhân sâm trắng do nó có nhiều tác dụng trong hỗ trợ tăng cường sức khỏe, chữa bệnh.

Công dụng của củ cải giúp giảm ho, long đờm, trị nhức đầu, trướng bụng, ho hen suyễn… hiệu quả. Củ cải giúp chống táo táo bón do uống kháng sinh (người già, trẻ em, những người ít vận động, tập thể dục, hay có chế độ ăn nhiều dầu mỡ, ít chất xơ…) nhờ hàm lượng chất xơ cao, giúp làm sạch các thức ăn, cặn bã bị mắc kẹt trong ruột già, tống ra ngoài.

Hàm lượng nước trong củ cải cao, nhiều vitamin, khoáng chất cần thiết như phốt pho, kẽm, vitamin C, B1, B2, B12… giúp giữ nước, dưỡng ẩm cho cơ thể đủ nước, giúp bồi bổ cơ thể, cải thiện hệ miễn dịch hiệu quả.

Củ cải còn có tác dụng thanh lọc cơ thể, loại bỏ độc tố - nhất là bỏ độc tố có hại là gan và dạ dày… và được dùng làm nhiều bài thuốc chữa ho, viêm họng, cải thiện sức khỏe đường hô hấp, hỗ trợ giảm đau họng do bị cảm, hạn chế tắc mũi, khó thở, nhức đầu...

Chất cay trong củ cải được coi là "thần dược" để tăng cường sức đề kháng.

Củ cải và mía cần đun sôi thật kỹ. Ảnh minh họa.

Kết hợp củ cải và mía

Người mắc Covid-19 nào mà phải uống thuốc kháng sinh hoặc những bệnh nhân nói chung phải uống kháng sinh khiến người bị nóng, khát nước, ra nhiều mồ hôi, miệng khô, tiểu vàng… thì những triệu chứng này trong dân gian lưu truyền nhiều kinh nghiệm dùng nước mía để chữa bệnh và bồi bổ sức khoẻ bằng cách ăn mía tươi hàng ngày.

Ngoài ra có thể kết hợp củ cải và mía như sau:

Nước mía – củ cải ép: Với các chứng viêm amiđan, viêm họng cấp và mãn tính dùng củ cải trắng và mía rửa sạch, ép lấy nước. Mỗi lần dùng nước mía 10ml, nước củ cải 20ml trộn lẫn lượng vừa để uống, ngày 3 lần, dùng liên tục 3-5 ngày.

Chứng ho, hen do nhiệt, sổ mũi, miệng khô: Mía ép giã lấy nước nấu cháo ăn. Hoặc mía, củ năng, rễ tranh, mỗi thứ với lượng vừa, nấu nước uống thay trà, dùng nhiều lần trong ngày.

Thanh nhiệt, nhuận hầu họng (khô khát): Mùa đông nấu nước mía uống nóng.

Nước mía củ cải bách hợp:

- Nước mía 100ml,

- Nước ép củ cải 100ml;

- Bách hợp 100g.

Bách hợp nấu trước cho chín nhừ, cho nước mía và nước ép củ cải vào, đun sôi, khuấy đều. Uống trước khi đi ngủ. Dùng cho người viêm họng, viêm nóng thanh khí phế quản, ho khan. Hỗn hợp nước này uống trước khi đi ngủ, có tác dụng dưỡng âm, nhuận phế, hay ho, nóng rát cổ, giọng nói yếu.

Bài thuốc củ cải và mía như sau:

Nguyên liệu (cho 1 người dùng trong 1 ngày)

- Mía 3-4 khúc (mía tính bằng khúc, từ đốt nọ đến đốt kia là 1 khúc),

- 1-2 củ cải (tính bằng củ).

- Nước sạch.

Cách làm

Củ cải cắt khúc. 

Mía chẻ nhỏ.

Cho củ cải và mía vào nồi, đổ vào nồi khoảng 3 lít nước rồi bật lửa to đun. Khi nước củ cải và mía sôi thì hạ nhỏ lửa, đun tiếp tới khi nước trong nồi từ 3 lít cô lại còn 2 lít thì bắc xuống. 

Đổ nước củ cải và mía vào phích, rồi chia đều uống thay nước lọc trong ngày.

Tóm lại là khi củ cải và mía kết hợp lại thì có tác dụng bổ huyết, bổ phổi, thanh nhiệt, thải độc, sinh tân dịch, trị ho, nhuận táo, bù tân dịch rất tốt... Nước củ cải và mía rất phù hợp cho bệnh nhân sau Covid-19 giai đoạn hồi phục. Hàng ngày ngoài uống nước củ cải và mía người dân chớ quên việc khử khuẩn, súc họng, xịt rửa mũi nhiều lần trong ngày để phòng bệnh, làm sạch đường hô hấp, để nâng cao sức khỏe cũng rất tốt. 

Lưu ý:

- Mía và củ cải đều có tính lạnh và hàm lượng đường cao nên những người tỳ vị hư yếu, hay đầy bụng đi lỏng… không nên uống nước mía tươi, nước mía để qua đêm. Nếu thích có thể dùng mía nướng, hoặc nước mía đun sôi.

- Nước mía, củ cải lợi tiểu không uống quá nhiều vào buổi tối vì thận buộc phải tăng cường bài tiết, gây gián đoạn giấc ngủ vì phải đi tiểu đêm.

- Nước mía và nước có mía chế biến xong nên uống trong vòng 15 phút. Nếu không uống ngay nên đậy kín và cho vào tủ lạnh để giữ được lâu hơn (nhưng không quá 1 buổi).

Nguồn: https://giadinh.net.vn/nuoc-mia-va-cu-cai-deu-ngon-nhung-dem-nau-voi-nhau-theo-cach-sau-thi-cuc-...Nguồn: https://giadinh.net.vn/nuoc-mia-va-cu-cai-deu-ngon-nhung-dem-nau-voi-nhau-theo-cach-sau-thi-cuc-tot-cho-suc-khoe-ma-nhieu-nguoi-khong-biet-172220307203931804.htm

Thực đơn 4 món này rất thích hợp cho gia đình có 3-4 người, đặc biệt là vào mùa dịch này nên tích cực ăn ở nhà thay vì ra ngoài hàng quán.

Có thể bạn muốn xem