Những thức ăn người cao huyết áp không nên động vào, món đầu tiên nhà nào cũng nấu
Thứ Ba, ngày 26/04/2022 01:00 AM (GMT+7)
Tăng huyết áp đang là đại dịch toàn cầu, hàng năm có 7 triệu người chết và 1,5 tỷ người bị ảnh hưởng bởi bệnh này.
Huyết áp cao là nguy cơ lớn nhất gây tử vong do bệnh tim, đột quỵ, bệnh thận và tiểu đường.
Đa số bệnh nhân tăng huyết áp thường không có triệu chứng, nhiều người hoàn toàn không biết mình bị cao huyết áp. Họ thường chỉ phát hiện ra bệnh khi khám sức khỏe, vì vậy huyết áp cao còn được mệnh danh là "kẻ giết người thầm lặng"...
Một số người không biết mình bị cao huyết áp cho đến khi họ bị đau tim, đột quỵ hoặc suy thận cần lọc máu. Do đó, người lớn nên đo huyết áp bình thường ít nhất hai năm một lần.
Chúng ta đều biết người mắc cao huyết áp không được ăn đồ nhiều muối. Trên thực tế, đồ ăn nhiều đường cũng có thể gây ra những tác hại nghiêm trọng cho bệnh nhân tăng huyết áp, vì chế độ ăn nhiều đường sẽ thúc đẩy quá trình xâm nhập natri vào tế bào, dẫn đến cơ thể thừa natri và làm tăng nguy cơ cao huyết áp.
Ngoài ra, quá nhiều đường fructose còn kích hoạt angiotensin (một loại protein có tác dụng gây co thắt mạch máu và tăng huyết áp) làm mất tác dụng giãn mạch (để giảm huyết áp), hệ thần kinh giao cảm có thể bị kích thích quá mức và dẫn đến tăng huyết áp.
Một cơ chế khác có thể xảy ra là tiêu thụ quá nhiều đường cũng làm tăng lượng insulin, kích hoạt hệ thần kinh giao cảm, tăng nhịp tim và tăng huyết áp.
Những thực phẩm chống chỉ định cho người cao huyết áp
1. Thịt kho, thịt xào chua ngọt
Từ quan điểm dinh dưỡng, thịt lợn kho không phải là một món ăn tốt cho sức khỏe. Nó chứa nhiều chất béo, đường và muối, rất bất lợi cho việc kiểm soát của người tăng huyết áp.
Đặc biệt các đầu bếp nhà hàng thích dùng nhiều đường để tăng hương vị, một số món còn cho thêm 25 đến 30 gam đường, 40 đến 50 gam trong thịt kho, cao nhất là sườn xào chua ngọt và thăn heo xào chua ngọt, có thể nêm nếm lên tới 75 gam đường.
2. Bột quả óc chó, bột vừng
Chủ yếu là do lượng đường trong máu khi ăn bột óc chó và bột vừng tăng quá nhanh.
Tương tự như vậy là các loại rau củ chứa nhiều tinh bột như khoai tây, khoai môn, tinh bột trong các loại thực phẩm này sau khi vào cơ thể cũng sẽ nhanh chóng chuyển hóa thành đường glucose, gây tăng lượng đường trong máu và huyết áp.
3. Thực phẩm giàu calo
Glucose, sô cô la,... có thể gây béo phì, và tỷ lệ tăng huyết áp ở người béo phì cao hơn nhiều so với người bình thường. Hầu hết bệnh nhân tăng huyết áp đều thừa cân hoặc béo phì. Do đó, nên hạn chế thực phẩm có hàm lượng calo cao trong chế độ ăn.
4. Thức ăn quá mặn
Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo không quá 6g muối mỗi người mỗi ngày. Đối với người cao huyết áp, không nên ăn hoặc rất hạn chế các món dưa muối, đồ chua, nước chấm...
Thực phẩm nhiều muối thường gặp bao gồm: dưa chua, thịt xông khói, xúc xích, thịt nướng, đồ chiên, đồ ăn nhanh, súp, nước sốt,...
5. Quả ngọt quá
Chẳng hạn như kiwi và bưởi, hàm lượng đường của chúng thực sự cao hơn dưa hấu. Hàm lượng đường trong dưa hấu là 4,2%, trong khi quả kiwi có vị chua hơn nhưng hàm lượng đường là 10%. Quả hồng, nhãn, chuối, quả dâu tây, lựu và các loại trái cây khác chứa hơn 14% đường.
Nguồn: https://giadinh.suckhoedoisong.vn/nhung-thuc-an-nguoi-cao-huyet-ap-khong-nen-dong-vao-mon-dau-ti...Nguồn: https://giadinh.suckhoedoisong.vn/nhung-thuc-an-nguoi-cao-huyet-ap-khong-nen-dong-vao-mon-dau-tien-nha-nao-cung-nau-172220424230216609.htm
Khả năng sinh sản liên quan đến tăng huyết áp có thể ảnh hưởng đến cả cha và mẹ. Bên cạnh tình trạng bệnh, các loại thuốc dùng để điều trị tăng huyết áp cũng có thể...