web stats

Những điều có thể bạn chưa biết về Potala

Thứ Năm, ngày 28/04/2022 19:00 PM (GMT+7) Toạ lạc tại Lhasa – thủ phủ của Tây Tạng, vậy nên cung điện Potala cũng nghiễm nhiên trở thành cung điện nằm ở nơi cao nhất thế giới. Cung điện Potala được đặt tên theo núi Potalaka, trong truyền thuyết là nơi ở của Quan Thế Âm Bồ Tát. Nơi đây đã được xây dựng từ thế kỷ thứ 7 bởi vua Songtsen Gampo, tuy nhiên sau đó từng có khoảng thời gian dài nó bị bỏ hoang. Mãi đến năm 1642, cung điện Potala mới được xây dựng lại dưới sự chỉ đạo của Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 5. Cung điện là nơi ở của 10 vị Đạt Lai

Thứ Năm, ngày 28/04/2022 19:00 PM (GMT+7)

Toạ lạc tại Lhasa – thủ phủ của Tây Tạng, vậy nên cung điện Potala cũng nghiễm nhiên trở thành cung điện nằm ở nơi cao nhất thế giới.

Cung điện Potala được đặt tên theo núi Potalaka, trong truyền thuyết là nơi ở của Quan Thế Âm Bồ Tát. Nơi đây đã được xây dựng từ thế kỷ thứ 7 bởi vua Songtsen Gampo, tuy nhiên sau đó từng có khoảng thời gian dài nó bị bỏ hoang. Mãi đến năm 1642, cung điện Potala mới được xây dựng lại dưới sự chỉ đạo của Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 5. Cung điện là nơi ở của 10 vị Đạt Lai Lạt Ma trong hơn 317 năm. Dưới đây là những sự thật thú vị về cung điện Potala mà có thể bạn chưa biết.

Trong khu vực, không có toà nhà nào được phép cao hơn cung điện Potala

Potala là một trong những cung điện lớn nhất thế giới, trải dài trên diện tích 130m2. Đây cũng là cung điện cổ cao nhất trên thế giới. Nằm trên một ngọn núi cao 117m, chỉ riêng việc đến được cổng trước của cung điện bạn đã phải leo tới 432 bậc thang. Nơi đây có 13 tầng với hơn 1000 căn phòng và có khoảng 200.000 bức tượng. Là một nơi có vai trò quan trọng về mặt tôn giáo, ở Lhasa không có bất kỳ công trình nào cao hơn đỉnh của cung điện Potala. Đây được xem là một sự tôn trọng dành cho thánh địa thiêng liêng này.

Từng bị bỏ hoang trong 8 thế kỷ

Vua Songstan Gampo là vị vua thứ 33 của triều đại Tubo đã dời đô đến Lhasa vào thế kỷ thứ 7 sau Công nguyên và cho xây dựng một cung điện xa hoa để đóng đô. Tuy nhiên trải qua nhiều biến cố lịch sử cùng với sự sụp đổ của triều đại Tubo vào thế kỷ thứ 9, Potala đã bị phá huỷ và bỏ hoang trong suốt hơn 800 năm cho đến khi Đức Đạt Lai Lạt Ma đến và cho trùng tu lại cung điện.

Những bức tường của cung điện được sơn bằng sữa

Trước ngày 22 tháng 9 hằng năm (theo lịch Tây Tạng), những bức tường của cung điện Potala sẽ được quét lên mình một lớp sơn mới. Tuy nhiên lớp sơn này vô cùng đặc biệt, nó được trộn từ hỗn hợp sữa, đường, mật ong, một số loại thảo mộc và vôi trắng. Công thức sơn tường đặc biệt này vẫn được giữ nguyên suốt hàng thế kỷ. Ngày nay, để sơn hết toàn bộ các bức tường trong cung điện chỉ tốn thời gian khoảng 10 ngày, tuy nhiên vào thời chưa có sự hỗ trợ của những trang thiết bị hiện đại, người ta phải mất tới hơn một tháng mới có thể hoàn thành xong công việc này.

Là nơi chứa đựng xác ướp của một số vị Đạt Lai Lạt Ma

Trong cung điện Potala có 8 bảo tháp linh thiêng chứa đựng thi thể của 8 vị Đạt Lai Lạt Ma. Mỗi bảo tháp đều được trang trí lộng lẫy bằng vàng, ngọc trai, san hô, kim cương, … Trong đó, bảo tháp dành riêng cho vị Đạt Lai Lạt Ma thứ 5 là nổi bật nhất bởi nó được phủ tới 3.700 kg vàng và hơn 18.000 viên đá quý các loại.

Cung điện là một món quà mà nhà vua Tây Tạng dành cho vị hôn thê của mình

Thực ra, kiến trúc ban đầu của cung điện Potala nhỏ hơn nhiều so với phiên bản chúng ta được nhìn thấy ngày nay. Có tài liệu ghi chép cho rằng, nhà vua Songtsan Gampo đã cho xây dựng cung điện với mục đích chào đón vị hôn thê của mình là công chúa Văn Thành, nàng vốn công chúa của nhà Đường và cũng là một đệ tử của Phật giáo.

Cung điện Potala thực chất bao gồm 2 cung điện chính

Nơi đây bao gồm hai toà cung điện khác nhau là Bạch Cung và Hồng Cung, mỗi toà lại có một chức năng riêng biệt. Bạch Cung được xem là đại diện cho lòng trắc ẩn, biểu tượng của hoà bình. Bởi vậy nơi đây có các hội trường tổ chức hoạt động tôn giáo và là nơi ở của các đời Đạt Lai Lạt Ma. Trong khi đó, Hồng Cung là toà nhà mới hơn, biểu tượng cho trí tuệ và quyền lực, nó được dành để nghiên cứu tôn giáo và từng là nơi thờ phụng của Đức Đạt Lai Lạt Ma. Nơi đây cũng cao hơn và có diện tích lớn hơn Bạch Cung, đồng thời có rất nhiều hội trường, nhà nguyện, thư viện và phòng trưng bày dọc theo những lối đi quanh co của nó.

Số lượng khách du lịch mỗi ngày bị hạn chế

Để bảo vệ cung điện, các nhà chức trách giới hạn mỗi ngày chỉ có 2300 du khách được ghé tới tham quan. Bởi vậy, các bạn cần phải đặt vé trước để chắc chắn rằng mình có thể được vào bên trong cung điện. Đồng thời, du khách cũng được yêu cầu không được phép chụp ảnh bên trong cung điện.

Nguồn: https://baogiaothong.vn/nhung-dieu-co-the-ban-chua-biet-ve-potala-cung-dien-co-cao-nhat-the-gioi...Nguồn: https://baogiaothong.vn/nhung-dieu-co-the-ban-chua-biet-ve-potala-cung-dien-co-cao-nhat-the-gioi-tai-tay-tang-d550617.html

Ở Tây Tạng, trong cùng một ngày, bạn có thể bắt gặp người du mục tươi cười chăn những chú bò trong một thung lũng xanh tươi, dòng sông băng đổ xuống từ con đèo phủ đầy...

Có thể bạn muốn xem