Các nước châu Á ăn bánh gì dịp đầu năm mới?

Tết âm lịch là một dịp rất đặc biệt trong văn hóa của nhiều nước châu Á. Các món bánh truyền thống được ăn trong dịp tết cũng là lời nguyện cầu về một cuộc sống nhiều may mắn, hạnh phúc. Bánh chưng - Việt Nam Ăn bánh chưng vào dịp tết đã trở thành một nét văn hóa lâu đời của người Việt. Sự xuất hiện của bánh chưng trên bàn thờ tổ tiên hay trong mâm cỗ tết là sự thể hiện lòng biết ơn của thế hệ con cháu đối với bậc cha ông đi trước. Bánh chưng có hình vuông, được làm từ các nguyên liệu như gạo nếp, thịt lợn, đậu xanh, gói bằng lá

Tết âm lịch là một dịp rất đặc biệt trong văn hóa của nhiều nước châu Á. Các món bánh truyền thống được ăn trong dịp tết cũng là lời nguyện cầu về một cuộc sống nhiều may mắn, hạnh phúc.

Bánh chưng - Việt Nam

Ăn bánh chưng vào dịp tết đã trở thành một nét văn hóa lâu đời của người Việt. Sự xuất hiện của bánh chưng trên bàn thờ tổ tiên hay trong mâm cỗ tết là sự thể hiện lòng biết ơn của thế hệ con cháu đối với bậc cha ông đi trước. Bánh chưng có hình vuông, được làm từ các nguyên liệu như gạo nếp, thịt lợn, đậu xanh, gói bằng lá dong và đem đi nấu chín. Nếu như người miền Bắc vẫn giữ hình dạng bánh chưng truyền thống thì người miền Nam biến tấu thành món bánh tét.

Bánh gạo - Hàn Quốc

Bánh gạo hay còn gọi là bánh tteok là một món ăn không thể thiếu trong bất kì dịp lễ tết nào của người Hàn Quốc vì nó tượng trưng cho những điều may mắn. Bánh gạo được làm từ bột nếp. Với nhiều cách chế biến khác nhau, người Hàn đã biến tấu món ăn này thành nhiều hình dáng, hương vị khác nhau: bánh gạo viên, bánh gạo hình bán nguyệt, bánh gạo rượu…

Bánh mochi - Nhật Bản

Mặc dù người Nhật đón tết theo Dương lịch như các nước phương tây nhưng người dân quốc gia này vẫn còn giữ những nét văn hóa truyền thống. Vào dịp tết, người Nhật thường ăn bánh mochi – theo tiếng Nhật có nghĩa là “vọng” để cầu mong về một cuộc sống nhiều may mắn, thành công. Bánh mochi được làm bằng bột gạo nếp với nhân có nhiều hương vị khác nhau: đậu đỏ, trà xanh…

Bánh Nian Gao - Trung Quốc

Người Trung Quốc ăn bánh Nian Gao (bánh tổ) vào dịp đầu năm mới để mong cầu tình cảm gia đình sẽ “bền chặt” như chiếc bánh. Bánh tổ cũng tượng trưng cho sự tiến bộ, thịnh vượng. Bánh được làm từ bột gạo nếp, bột mì, đường và nước.

Bánh buuz - Mông Cổ

Vào dịp tết cổ truyền của người Mông Cổ, ngoài những món ăn như thịt cừu, thịt bò, cơm ăn với sữa đông thì gia đình nào cũng có món bánh Buzz. Bánh có dạng giống bánh bao nhưng kích thước nhỏ hơn và được làm từ bột mì với nhân là thịt cừu băm nhuyễn với hành tây.

Bánh tang yuan – Singapore

Bánh tang yuan (Bánh trôi tàu) là một món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ tết của người Singapore. Bánh được làm từ bột gạo với nhân khoai môn, vừng, trà xanh, đậu đỏ, đậu phộng… Người Singapore ăn bánh trôi vào dịp tết mang ý nghĩa về sự đoàn viên.

Có thể bạn muốn xem