Top 22 tháp Chăm Việt Nam
- 1-Tháp Po Sah Inu
- 2-Tháp Po Klong Garai
- 3-Tháp Po Nagar
- 4-Tháp Nhạn
- 5-Tháp Po Rome
- 6-Tháp Hòa Lai
- 7-Tháp Cánh Tiên
- 8-Tháp Liễu Cốc
- 9-Tháp Mỹ Khánh
- 10-Tháp Mắm
- 11-Tháp Bàng An
- 12-Tháp Mỹ Sơn
- 13-Tháp Chiên Đàn
- 14-Tháp Khương Mỹ
- 15-Tháp Phú Lốc
- 16-Tháp Bánh Ít
- 17-Tháp Thủ Thiện
- 18-Tháp Dương Long
- 19-Tháp Bình Lâm
- 20-Tháp Đôi
- 21-Tháp Po Dam
- 22-Tháp Yang Prong
Tháp Chăm không chỉ là một nét đẹp văn hóa của người Việt Nam, mà còn là dấu ấn lưu giữ lại hình ảnh của một thời lao động đầy miệt mài và sáng tạo của những người con đất Việt. Trong bài viết này, hãy để đưa bạn đến với top 22 những tháp Chăm Việt Nam-sự bảo chứng của nghệ thuật đích thực nhé.
1-Tháp Po Sah Inu
Địa chỉ: Phường Phú Hải, Phan Thiết, Bình Thuận Thuộc địa phận tỉnh Phan Thiết có tháp Chăm Po Sah Inu được xây dựng khá lâu đời, đó là từ thế kỉ IX. Tháp Chăm được mô phỏng theo phong cách Hòa Lai Phong cách Hòa Lai là một phong cách nghệ thuật đặc trưng của người Chăm Pa cổ, vì lẽ đó, ngọn tháp này cũng được nhận xét là công trình vĩ đại và đồng thời là biểu tượng của người Chăm thời đó.
Ngày nay, tháp Po Sah Inu mặc dù không còn giữ được vẻ đồ sộ, bề thế như các cụm tháp khác, ấy thế nhưng vẫn còn lưu giữ được những nét tinh hoa và uy nghiêm hiếm có.
2-Tháp Po Klong Garai
Địa chỉ: Phường Đô Vinh, Phan Rang-Tháp Chàm, Ninh Thuận Chỉ nằm cách trung tâm thành phố có 5km về phía Bắc, tháp Po Klong Garai cũng là ngọn tháp Chăm đẹp được nhiều du khách quan tâm. Cụm tháp vẫn được bảo tồn nguyên vẹn Trải qua nhiều thăng trầm của những tháp Chăm Việt Nam, tháp Poklong Garai vẫn còn lưu lại được những đường nét hoa văn vô cùng tinh xảo, được chạm khác tỉ mỉ trên vòm cửa, trụ ốp, diềm mái,…
Bên cạnh đó, ngọn tháp này cũng phần nào nói lên được sự kỳ công và khéo léo của những người thợ xưa kia.
3-Tháp Po Nagar
Địa chỉ: Nha Trang, Khánh Hòa Là một ngôi đền nằm trên đỉnh một ngọn đồi nhỏ, tháp bà Po Nagar cũng là một điểm thăm quan đẹp mà bạn không nên bỏ lỡ khi tới Nha Trang. Ngọn tháp gồm 3 tầng với cầu thang dốc Vốn dĩ ở tầng thấp ngang mặt đất bằng còn có một cổng vào, tuy nhiên, qua nhiều năm biến hóa của thời gian, ngày ngay ngọn tháp Chăm đã mất đi chiếc cổng này. Chỉ cần leo lên được tầng trên cùng thôi, bạn sẽ cảm nhận được sự yên tĩnh và thanh bình hiếm có.
4-Tháp Nhạn
Địa chỉ: Tuy Hòa, Phú Yên Ai bảo ở Phú Yên chỉ có “hoa vàng, cỏ xanh”? Ấy là bạn chưa biết tới tháp Chăm Nhạn-một hình ảnh tiêu biển của du lịch tỉnh Phú Yên đó rồi nhé. Nhìn từ xa, ngọn tháp trông giống như một con chim nhạn đang sải cánh Tháp được dựng từ thời chúa Nguyễn với kiến trúc gồm 3 phần. Theo quan điểm của người Chăm, 3 tầng này đại diện cho trần tục, tâm linh và thần linh, đồng thời cũng thể hiện trình độ kiến trúc vô cùng điêu luyện của người xưa.
5-Tháp Po Rome
Địa chỉ: Làng Hậu Sanh, Xã Phước Hữu, Ninh Phước, Ninh Thuận Là một ngọn tháp cổ còn khá nguyên vẹn, được xây dựng rất mới, đó là từ thế kỉ 17, tháp Po Rome cũng khiến nhiều tín đồ du lịch phải “sục sôi” trước vẻ đẹp của nó. Ngọn tháp được dùng để thờ vua Po Rome Tháp được xây thành 4 tầng, có một cửa chính với cấu trúc dạng vòm và có gắn phù điêu thần Shiva phía trên. Ở khu vực tầng 3, tầng 4, bạn có thể chiêm ngưỡng những mái vòm hình vòng cung được đẽo gọt rất tỉ mỉ, có gắn tượng người phía dưới tạo nên vẻ uy nghi và trầm mặc hiếm có.
6-Tháp Hòa Lai
Địa chỉ: Làng Tam Tháp, Xã Tân Hải, Ninh Hải, Ninh Thuận Ở Ninh Thuận không thiếu những tháp Chăm Việt Nam đẹp, trong số đó không thể không kể tới cái tên tháp Hòa Lai. Cụm tháp được xây dựng từ thế kỉ 19 Đây là một quần thể tháp rất có giá trị về mặt kiến trúc, đồng thời thể hiện được những nét điêu khắc tinh tế và tỉ mẩn của người Chăm. Ngọn tháp này gồm 3 tháp chính là tháp Bắc, tháp Giữa và tháp Nam, tuy nhiên tháp Giữa hiện nay chỉ còn lại nền tháp mà thôi.
7-Tháp Cánh Tiên
Địa chỉ: Xã Nhơn Hậu, Huyện An Nhơn, Bình Định Được xây dựng từ thế kỉ 10, tháp Cánh Tiên cũng là một ngọn tháp Chăm đẹp tọa lạc tại tỉnh Bình Định. Tháp có hoa văn và phù điêu bằng đá được trang trí trên các vòm cửa Ở tháp Cánh Tiên, không khó để bạn có thể bắt gặp hình ảnh những vũ nữ nhảy múa, tượng thần Shiva, Ganesa được chạm khắc trên đá. Có thể nói, tháp Cánh Tiên đã đóng góp một phần không nhỏ vào đời sống tinh thần của người dân Bình Định.
8-Tháp Liễu Cốc
Địa chỉ: Xã Hương Xuân, Huyện Hương Trà, Thừa Thiên-Huế Mặc dù là một trong những tháp Chăm Việt Nam công trình đặc trưng của văn hóa Chăm Pa, ấy thế nhưng tháp Liễu Cốc qua nhiều năm thăng trầm của thời gian, nay đã chẳng còn nguyên vẹn như xưa. Tháp Chăm Liễu Cốc chỉ còn là hoang tàn di tích Ở tháp Liễu Cốc vẫn còn lưu giữ được những phế tích như một đoạn vòm cuốn gạch của đỉnh tháp cũng như kết cấu vô cùng đặc trưng của một công trình kiến trúc-văn hóa tôn giáo. Toàn bộ ngọn tháp được lát bằng gạch với tường tháp khá dày và diện tích lòng tháp thì nhỏ.
9-Tháp Mỹ Khánh
Địa chỉ: Thôn Mỹ Khánh, Xã Phú Diên, Huyện Phú Vang, Thừa Thiên-Huế Được coi là di sản văn hóa của tỉnh Thừa Thiên-Huế, tháp Mỹ Khánh là điểm đến lý tưởng của nhiều dân du lịch bụi. Tháp Mỹ Khánh được thiết kế theo kiến trúc hình chữ nhật Với chiều dài lên tới 8,22m, chiều rộng 7,12m, đây là một trong những ngọn tháp Chăm lớn ở Việt Nam và đồng thời cũng là ngọn tháp có niên đại sớm nhất. Ngọn tháp này có kiến trúc khá độc đáo, đó là dần dần thu nhỏ phần thân tháp lên phía trên, và thuộc nhóm tháp lùn trong kiến trúc tháp Chăm.
10-Tháp Mắm
Địa chỉ: Xã Nhơn Hậu, Huyện An Nhơn, Bình Định Là quần thể tháp Chăm ở tỉnh Bình Định, lại ngay gần khu vực Đồ Bàn, tháp Mắm hay còn gọi tháp Mẫm mang vẻ đẹp tiêu biểu đại diện cho những tháp Chăm được xây dựng từ thế kỉ XII. Tháp Mẫm chỉ còn lại phế tích là gò đất với cây cối um tùm Đặc điểm của tháp chính là các tượng được điêu khắc rất dày, nặng nề, nhiều chi tiết được chạm trổ khá tỉ mỉ và chi li. Tuy nhiên, điểm chung của những đường nét chính là đều theo hướng mô tả thần thoại, hoang đường hóa, phóng đại nhiều hơn là hiện thực, khiến cho phong cách trang trí của ngọn tháp này rất mới lạ. Nhưng đến nay nó chỉ còn lại là phế tích.
11-Tháp Bàng An
Địa chỉ: Xã Điện An, Huyện Điện Bàn, Đà Nẵng Là 1 trong những tháp Chăm Việt Nam hiếm hoi còn sót lại ở Đà Nẵng, tháp Bàng An cũng là một điểm thăm quan mà bạn đừng quên lưu lại trong list của mình khi tới thành phố biển này chơi nhé. Tháp Bàng An rêu phong cổ kính Tháp được xây dựng rất lâu đời, đó là từ thế kỉ 12. Đây là ngọn tháp sở hữu kiến trúc độc đáo theo hình linga thẳng đứng, được xây dựng theo hình bát giác với mỗi cạnh rộng đến 4m. Ngọn tháp có chóp nhọn, thon và bên trong thờ vị thần Shiva tượng trưng cho sức mạnh của con người, phía trước tháp có bày sư tử và voi bằng đá.
12-Tháp Mỹ Sơn
Địa chỉ: Xã Duy Phú, Huyện Duy Xuyên, Quảng Nam Chỉ cách thành phố Đà Nẵng có 70km còn có cụm tháp Mỹ Sơn bao gồm rất nhiều đền đài Chăm Pa cổ. Đây là trung tâm đền đài chính của Ấn Độ giáo trong khu vực Đông Nam Á Đồng thời, cụm tháp Mỹ Sơn cũng được nhiều cư dân mạng trong nước và nước ngoài đánh giá là di sản duy nhất của Ấn Độ giáo tại Việt Nam. Trong khu thánh địa có rất nhiều cụm tháp, bố cục là một cụm tháp chính và rất nhiều tháp con vây xung quanh. Những điêu khắc trên các cụm tháp đều rất tỉ mỉ, mang đậm dấu ấn hoàng kim của các triều đại Chăm Pa xưa.
13-Tháp Chiên Đàn
Địa chỉ: Làng Chiên Đàn, Xã Tam An, Thị xã Tam Kỳ, Quảng Nam Không chỉ sở hữu quang cảnh đẹp, thiên nhiên thơ mộng và ở Quảng Nam, bạn cũng có thể đến thăm tháp Chiên Đàn-một di tích tháp Chăm rất đẹp ở nơi đây. Tháp Chiên Đàn là một ngọn tháp gồm 3 ngôi tháp lớn Tuy nhiên, xét đến thời điểm hiện tại, chỉ còn ngôi tháp trung tâm là còn nguyên vẹn và vẫn giữ được hình thù nguyên vẹn của phần thân và một tầng tháp phía trên. Cả ba ngọn tháp đều được xây dựng song song, sát theo một hàng theo trục Bắc-Nam và cùng hướng mặt về phía Đông.
14-Tháp Khương Mỹ
Địa chỉ: Thôn 4, Xã Tam Xuân 1, Huyện Núi Thành, Quảng Nam Cùng nằm ở tỉnh Quảng Nam còn một khu tháp Chăm cũng khá có tiếng khác, đó chính là tháp Khương Mỹ. Nhóm tháp gồm 3 công trình kiến trúc xếp thành hàng ngang Đây là một ngọn tháp Chăm truyền thống với mặt bằng được xây dựng gần vuông, cửa ra vào được xếp theo hướng Đông-hướng đón ánh nắng mặt trời. Khi đến chơi và thăm quan ở tháp Khương Mỹ, chắc chắn bạn sẽ bị ấn tượng trước hình ảnh 3 tầng tháp được chạm trổ khéo léo với tầng trên là hình ảnh thu nhỏ của tầng dưới và tầng trên cùng là chóp tháp bằng sa thạch.
15-Tháp Phú Lốc
Địa chỉ: Làng Phú Thành, Phường Nhơn Thành, Thị xã An Nhơn, Bình Định Tuy là một ngọn tháp Chăm, ấy thế nhưng tháp Phú Lốc lại mang một phần ảnh hưởng của phong cách xây dựng tháp Angkor của người Khmer, giúp ngọn tháp này sở hữu kiến trúc rất mới lạ. Tháp Phú Lốc được xây dựng trên một đỉnh đồi cao Nhìn từ xa, tháp Phú Lốc tựa như một ngọn hải đăng khổng lồ vì ngọn đồi mà ngọn tháp này tọa lạc lớn hơn rất nhiều những đồi tháp khác ở Bình Định. Tháp Phú Lốc tuy đã bị hư hại nặng nhưng tầng nền và phần nền sảnh vẫn giữ nguyên được nét chạm trổ đẹp mắt được điêu khắc từ đá cao.
16-Tháp Bánh Ít
Địa chỉ: Thôn Đại Lộc, Xã Phước Hiệp, Huyện Tuy Phước, Bình Định Sở hữu một cái tên có phần độc đáo, tháp Bánh Ít, hay còn gọi là tháp Bạc là một cụm tháp cổ Chăm Pa đẹp mắt. Kiến trúc tháp thuộc phong cách chuyển tiếp từ tháp Mỹ Sơn Tháp Bánh Ít gồm có tháp chính, tháp mái và tháp cổng, tất cả vẫn còn giữ được những nét chính nguyên vẹn. Các tầng kiến trúc bên dưới của tháp được chạm trổ rất công phu, với tháp cổng có hình dạng và cấu trúc tựa tháp chính cùng những khối cong nhịp nhàng, khiến đường nét ngọn tháp trở nên mềm mại hơn rất nhiều.
17-Tháp Thủ Thiện
Địa chỉ: Làng Thủ Thiện, Xã Bình Nghi, Huyện Tây Sơn, Bình Định Không như những tháp Chăm Việt Nam khác, tháp Thủ Thiện vẫn còn giữ nguyên được những đường nét khá nguyên vẹn, tuy nhiên toàn bộ di tích rất nhỏ vì chỉ có duy nhất một tháp chính. Tháp Thủ Thiện nằm dưới bóng một cây đa đồ sộ Tháp Thủ Thiện được thiết kế theo kiến trúc tầng vuông, gồm thân và ba tầng phía trên mô phỏng than tháp. Toàn bộ các cửa giả của khu tháp đều nằm ở ba mặt hướng Tây, Nam Bắc, cửa chính nằm ở phía Đông và được thiết kế theo hình cung nhọn lớn, thoạt nhìn tưởng như một mũi giáo khổng lồ vậy.
18-Tháp Dương Long
Địa chỉ: Huyện Tây Sơn, Bình Định Có thể nói, Bình Định là nơi tập hợp rất nhiều ngọn tháp Chăm đẹp, trong đó không thể không kể tới tháp Dương Long. Khu di tích gồm ba tháp Chăm được xây dựng thẳng hàng trên gò cao Tháp Dương Long được xây dựng vào thời kì văn hóa Chăm Pa rực rỡ nhất, đó là vào thế kỉ 12. Ba cụm tháp ở đây được thiết kế rất tinh xảo, chạm trổ công phu với tháp giữa cao tới 39m, và hai ngọn tháp phụ cao 32m. Nguyên liệu xây dựng của 3 ngọn tháp này đa phần là từ gạch với những đường nét, hoa văn được khắc trực tiếp từ đá.
19-Tháp Bình Lâm
Địa chỉ: Thôn Bình Lâm, Xã Phước Hòa, Huyện Tuy Phước, Bình Định Cũng góp mặt trong danh sách những tháp Chăm đẹp nhất Việt Nam còn có tháp Bình Lâm-một ngọn tháp nằm ngay trong đồng bằng và cực gần khu dân cư. Ngọn tháp cao đồ sộ 20m với nhiều chi tiết cổ đẹp mắt Tháp Bình Lâm gồm 3 tầng theo hình bình đồ vuông, thân tháp cao, gợi cảm giác thanh thoát, càng lên cao tháp lại càng được thu nhỏ dần một cách đều đặn. Ở mỗi cửa của tháp Bình Lâm đều được xây dựng và chạm trổ theo lối truyền thống, tái hiện lại những giai đoạn lịch sử của người Chăm Pa qua những bức vẽ điêu khắc đầy lý thú.
20-Tháp Đôi
Địa chỉ: Phường Đống Đa, Quy Nhơn, Bình Định Được các chuyên gia trùng tu lại vào năm 1990, tháp Đôi là nơi duy nhất ở Bình Định còn lưu giữ được trọn vẹn vẻ đẹp của nền văn hóa Chăm Pa cổ kính.
Ngọn tháp chỉ có hai tháp quay mặt về hướng Nam Tuy có cùng hình dạng và cấu trúc là than hình khối vuông, mái công, ấy thế nhưng ngọn tháp phía Bắc lại được xây dựng cao hơn ngọn tháp phía Nam một chút. Nhiều chuyên gia từng nhận xét rằng, ngọn tháp này có dáng vẻ của những ngôi đền Khmer cổ với hình ảnh chim thần Garuda bằng đá được chạm khắc tỉ mỉ và đem trang trí khắp các góc tháp hơn là một ngôi tháp Chăm hoàn toàn.
21-Tháp Po Dam
Địa chỉ: Làng Lạc Trị, Xã Phú Lạc, Huyện Tuy Phong, Bình Thuận Được xây dựng để thờ vua Po Dam, tháp Chăm này mang vẻ đẹp khác biệt hơn khi so với những tháp Chăm thông thường với cửa chính quay về hướng Nam. Toàn cảnh quần thể di tích tháp Po Dam Tuy chưa xác định được rõ thời gian xây dựng tháp, ấy thế nhưng theo phỏng đoán của các nhà khảo cổ học thông qua việc tìm hiểu về phong cách nghệ thuật xây dựng, ngọn tháp này có cùng niên đại với tháp Hòa Lai ở Ninh Thuận. Tháp Po Dam có diện tích khá nhỏ, là một ngọn tháp lùn với nguyên liệu xây dựng chủ yếu đó là từ gạch nung.
22-Tháp Yang Prong
Địa chỉ: Xã Ea Roks, Huyện Ea Súp, Đăk Lăk Chỉ cách trung tâm thị trấn Ea Sup 15km, tháp Yang Prong đang là điểm thăm quan thu hút được lượng lớn những du khách đam mê sử học. Tháp được xây trên một ngọn đồi cao, trong bóng mát của những tán cổ thụ rừng già Ngọn tháp rêu phong, cổ kính này có chiều cao lên tới 9m, đáy vuông mỗi cạnh dài 5m và chỉ có một cửa ra vào duy nhất ở phía Đông. Trong tháp thờ thần Shiva với đa số những nét chạm trổ, điêu khắc đều được dùng để mô tả về câu chuyện cuộc đời của thần. Nếu có dịp đến những địa danh kể trên chơi, các bạn đừng quên bỏ ra chút thời gian ghé xem những ngọn tháp Chăm nổi tiếng này nhé. Chuyến đi của bạn sẽ càng trở nên có ý nghĩa và vui vẻ hơn khi được lồng ghép những tìm hiểu về các kiến trúc lịch sử này đó. Tác giả: Hồng Hạnh Nguyễn