4 đặc sản dân dã ở miền Nam ‘gây thương nhớ’ biết bao du khách
Trải qua hành trình khám phá du lịch với điểm nhấn là các đặc sản dân dã ở miền Nam hấp dẫn, lôi cuốn luôn là lựa chọn thú vị được nhiều du khách ưa chuộng.
Nhiều du khách vi vu du lịch tại miền Nam chắc chắn không khỏi nhớ thương các món ăn đặc sản mang dư vị mùa hè hấp dẫn. Đừng quên lên toplist các đặc sản dân dã ở miền Nam thú vị để hành trình khám phá ẩm thực địa phương của bạn có thêm nhiều trải nghiệm mới mẻ nhé.
Trải nghiệm ẩm thực với đặc sản dân dã ở miền Nam luôn mang đến nhiều trải nghiệm thưởng thức mới mẻ, thú vị đến từ hương vị độc đáo và cách chế biến mới lạ, riêng biệt chắc chắn đủ sức “hạ gục” mọi thực khách có cơ hội nếm thử trong chuyến du lịch thú vị.
Khám phá các đặc sản dân dã ở miền Nam để hành trình du lịch thêm phần hấp dẫn
1. Cơm cháy kho quẹt
Cơm cháy kho quẹt chắc chắn là đặc sản dân dã ở miền Nam đã quá đỗi nổi tiếng với du khách thập phương có cơ hội du lịch tại khu vực này. Món ăn này là một trong những hương vị dân dã quen thuộc phổ biến tại miền Nam, đặc biệt là vùng sông nước Tây Nam Bộ.
Cơm cháy kho quẹt chắc chắn là đặc sản mùa hè ở miền Nam đã quá đỗi nổi tiếng. Ảnh: nauankhongkho
Trước đây, cơm cháy kho quẹt luôn là món ăn xuất hiện trong mâm cơm gia đình bình dị và cho đến tận bây giờ, hương vị này vẫn tồn tại như một cách để nhắc nhở về những kí ức tuổi thơ tuy nghèo khó nhưng ấm áp tình người. Ngày nay, món ăn đặc sản ở miền Nam trên còn xuất hiện trong cả thực đơn của các nhà hàng như một điểm nhấn độc đáo và đã được biến tấu bằng những nguyên liệu phong phú, hấp dẫn hơn.
Món ăn này là một trong những hương vị dân dã quen thuộc phổ biến tại miền Nam, đặc biệt là vùng sông nước Tây Nam Bộ. Ảnh: Ẩm Thực
Cách làm đặc sản dân dã ở miền Nam nổi tiếng trên vô cùng đơn giản khi bạn có thể tận dụng được cả phần cơm nguội còn dư sau những bữa ăn chính. Điểm nhấn của món ăn này là kho quẹt được chế biến theo công thức chuẩn miền Tây với phần nước thịt kho quẹt được chế biến đến khi đặc quánh, sền sệt và mang đến hậu vị cay, mặn lcùng vịt ngọt rất thích hợp để ăn kèm với cơm cháy giòn tan.
Điểm nhấn của món ăn này là kho quẹt được chế biến theo công thức chuẩn miền Tây với phần nước thịt đặc quánh. Ảnh: MIA.vn
2. Lẩu cá kèo lá giang
Lẩu cá kèo lá giang là một trong những đặc sản dân dã ở miền Nam nổi tiếng luôn được gợi ý trong danh sách “must-try” đến các vị khách có cơ hội ghé thăm nơi đây. Món ăn hấp dẫn này sở hữu nguyên liệu chính là loại cá kèo thịt ngọt, có hương vị đặc trưng và có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe như dưỡng can thận, giúp gân xương chắc khỏe, thông huyết mạch…
Lẩu cá kèo lá giang là một trong những đặc sản dân dã ở miền Nam luôn được gợi ý trong danh sách “must-try”. Ảnh: cachlambep
Cá kèo thịt ngọt, có hương vị đặc trưng và có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Ảnh: Nhà Hàng Quá Ngon
Cá kèo có thể chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn khác nhau, trong đó, lẩu là hương vị đặc sản ở miền Nam luôn được nhiều thực khách ưa chuộng và lựa chọn trải nghiệm trong tour du lịch miền Tây. Một nồi lẩu cá kèo đầy đủ bao gồm cá kèo tươi sống, các loại rau rừng, ớt cay, lá giang…Phần cá vừa chín tới, thịt ngọt mềm kết hợp với nước lẩu có vị chua cay thanh thanh và thường được ăn kèm cùng bún.
Một nồi lẩu cá kèo đầy đủ bao gồm cá kèo tươi sống, các loại rau rừng, ớt cay, lá giang…Ảnh: Nhà hàng Phương Nam
Du khách du lịch Sài Gòn có thể tham khảo một số địa chỉ quán ăn nổi tiếng để thưởng thức được hương vị món ăn đặc sản này như Lẩu cá kèo Bà Huyện Thanh Quan (87 Bà Huyện Thanh Quan, phường 7, quận 3), Lẩu cá kèo Sài Gòn số 10 (10A Sư Thiện Chiếu, quận 3), Quán lẩu cá kèo Mưa Rừng (4 Sư Thiện Chiếu, quận 3), Lẩu cá kèo Sóc Trăng (6 Sư Thiện Chiếu, quận 3), Lẩu cá kèo Tài (14-16 Phạm Ngũ Lão, phường 3, Gò Vấp)…
Phần cá thịt ngọt mềm kết hợp với nước lẩu có vị chua cay thanh thanh và thường được ăn kèm cùng bún. Ảnh: Yêu Trẻ
3. Bánh tráng Trảng Bàng
Thêm một đặc sản dân dã ở miền Nam luôn “gây thương nhớ” với nhiều thực khách chính là bánh tráng Trảng Bàng được làm ra vô cùng công phu dưới bàn tay những người thợ chuyên nghiệp.
Bánh tráng Trảng Bàng được làm ra vô cùng công phu dưới bàn tay những người thợ chuyên nghiệp. Ảnh: Vietnam Plus
Để tạo nên bánh tráng – đặc sản dân dã ở miền Nam nổi tiếng này thì bao gồm nhiều bước công phu như vo sạch gạo, ngâm kỹ với nước trong vòng 2 ngày và phải thay nước liên tục. Sau đó, đem gạo đi xay nhuyễn với bột mì hoặc bột sắn để thu được bột nước sền sệt. Phần bột nước này sẽ được dùng để tráng một lớp mỏng lên tấm vải căng kín miệng nồi hấp, đậy lại trong vòng 1 phút đến khi bánh chín, đem ra phơi nắng. Khi bánh tráng đã khô sẽ được nướng qua lửa cho phồng rộp rồi đợi đến sáng sớm, sương rơi nhiều thì đem ra phơi.
Bánh tráng Trảng Bàng ăn kèm với các nguyên liệu theo khẩu vị như bò tơ Củ Chi, ba chỉ heo quay, ba chỉ luộc, chân giò luộc...Ảnh: skyhubvn
Bánh tráng Trảng Bàng từ vùng Tây Ninh thường ăn kèm với các nguyên liệu theo khẩu vị như bò tơ Củ Chi, ba chỉ heo quay, ba chỉ luộc, chân giò luộc, cá lóc nướng...là một trong những món ăn được ưa thích nhất vào mùa hè khô nóng. Các nguyên liệu chính của món ăn đặc sản ở miền Nam trên sẽ được cuộn với rau quả tươi chấm mắm nêm pha chế từ dứa tươi và các loại gia vị vô cùng kích thích vị giác.
Các nguyên liệu chính sẽ được cuộn với rau quả tươi chấm mắm nêm pha chế từ dứa tươi và các loại gia vị. Ảnh: Vinpearl
4. Canh chua cá lóc
Một trong những đặc sản dân dã ở miền Nam mà du khách không nên bỏ lỡ trải nghiệm thưởng thức trong hành trình du lịch thú vị chính là canh chua cá lóc, món ăn thân thuộc tại các tỉnh miền Nam, dễ nấu và dễ ăn.
Du khách không nên bỏ lỡ trải nghiệm thưởng thức canh chua cá lóc trong chuyến du lịch miền Nam. Ảnh: Tasty Kitchen
Canh chua cá lóc là món ăn sở hữu hương vị thanh mát đặc trưng và cung cấp đầy đủ chất bổ dưỡng nên thường góp mặt trong bữa cơm gia đình với công dụng giải nhiệt cơ thể. Người Nam Bộ có thói quen sử dụng đường khi nấu ăn nên hương vị canh chua - đặc sản ở miền Nam chuẩn vị sẽ ngọt nhẹ và thường sử dụng thêm me để tăng chua và giúp cân bằng lại vị ngọt cho món ăn.
Canh chua cá lóc, món ăn dân dã tại các tỉnh miền Nam rất dễ nấu và dễ ăn. Ảnh: Công Nghệ
Món ăn vừa sở hữu hương vị thanh mát, vừa cung cấp đầy đủ chất bổ dưỡng với tác dụng giải nhiệt cơ thể. Ảnh: aFamily
Bạn cùng người thân chế biến món ăn mùa hè ở miền Nam trên nên lưu ý không nên sử dụng bột ngọt (mì chính) cho những món chua nhất là canh chua, bởi vì bột ngọt là gia vị không dễ hòa tan trong môi trường axit khiến món ăn bị giảm hương vị đi rất nhiều. Đặc biệt, không nên ướp cá với muối, bột nêm sẽ khiến cho thịt cá săn lại, ngăn chặn cá ngấm thêm các gia vị khác và nên thay thế muối bằng các gia vị khác như nước mắm.
Người Nam Bộ có thói quen sử dụng đường và me khi nấu ăn nên hương vị canh chua càng thêm phần đặc sắc. Ảnh: Công Nghệ