Thương nhớ món bánh ép Huế, thức quà đặc sản độc đáo của miền cố đô

Tuy được chỉ được chế biến từ những nguyên liệu hết sức giản đơn và quen thuộc, nhưng bánh ép Huế từ lâu đã luôn là một trong những món đặc sản được lòng các du khách gần xa. Bánh ép Huế, đặc sản bình dân độc nhất vô nhị của miền cố đô Trước mỗi chuyến du lịch Huế, hầu hết du khách đều hẹn nhau phải thưởng thức cho bằng được những món đặc sản nức tiếng của miền cố đô như bún bò, bún hến, cơm hến, chè bột lọc heo quay,… Nhưng ít ai biết đến món bánh ép Huế dân dã mà sở hữu hương vị thơm ngon và hấp dẫn này.   Có lẽ

Tuy được chỉ được chế biến từ những nguyên liệu hết sức giản đơn và quen thuộc, nhưng bánh ép Huế từ lâu đã luôn là một trong những món đặc sản được lòng các du khách gần xa.

Bánh ép Huế, đặc sản bình dân độc nhất vô nhị của miền cố đô

Trước mỗi chuyến du lịch Huế, hầu hết du khách đều hẹn nhau phải thưởng thức cho bằng được những món đặc sản nức tiếng của miền cố đô như bún bò, bún hến, cơm hến, chè bột lọc heo quay,… Nhưng ít ai biết đến món bánh ép Huế dân dã mà sở hữu hương vị thơm ngon và hấp dẫn này.  

Có lẽ ít ai biết đến món bánh ép Huế dân dã mà sở hữu hương vị thơm ngon và hấp dẫn này. Ảnh: amthuchue.info

Bánh ép Huế không chỉ là một trong những món ăn phổ biến đã gắn liền với biết bao thế hệ người dân địa phương mà còn là món ăn vặt được các bạn học sinh, sinh viên lựa chọn cho món ăn xế chiều bởi giá thành rẻ mà còn chất lượng. Chính vì thế mà ở đây có vô vàn quán ăn từ vỉa hè cho tới cửa hàng khang trang phục vụ món bánh độc đáo này.   

Bánh ép không chỉ là một trong những món ăn phổ biến đã gắn liền với biết bao thế hệ người Huế. Ảnh: Bánh Ép Cầu Hai

Nhiều tín đồ ẩm thực Huế nói rằng, bánh ép có xuất xứ từ vùng Thuận An và đây cũng được cho là nơi đem lại hương vị bánh ngon nhất. Những chiếc bánh vàng ươm nhỏ nhắn nhưng lại có đủ vị béo ngậy, dai dai của bánh, trứng và hải sản thêm vị chua chua giòn giòn của đu đủ ngâm quả thật khiến thực khách ấn tượng ngay từ lần đầu tiên thưởng thức.  

Nhiều tín đồ ẩm thực Huế nói rằng, bánh ép có xuất xứ từ vùng Thuận An. Ảnh: Bánh Ép Cầu Hai

Cách làm bánh ép Huế chuẩn vị truyền thống 

Thoạt đầu nhìn món bánh ép Huế này khá giống với bánh xèo nhưng nguyên liệu và cách chế biến lại hoàn toàn khác biệt. Trước đây, nguyên liệu chế biến bánh rất đơn giản và quen thuộc vì chỉ bao gồm bột lọc, trứng, rau sống và chén nước mắm ngọt.   

Bánh ép Huế khá giống với bánh xèo nhưng nguyên liệu và cách chế biến lại hoàn toàn khác biệt. Ảnh:  Khamphahue

Sau này, nhằm tăng thêm sự hấp dẫn cho món bánh ép ở Huế, thì nhiều hàng quán đã biến tấu thêm đủ loại tooping như tôm, xúc xích, thịt, pate,… để thực khách lựa chọn theo khẩu vị của mình. Tuy nhiên, để làm nên một chiếc bánh ép ngon đúng điệu thì không phải ai cũng biết cách làm.  

Để làm nên một chiếc bánh ép ngon đúng điệu thì không phải ai cũng biết cách làm. Ảnh: lyly_food_diary

Người làm bánh phải biết cách chọn nguyên liệu tươi ngon, đồng thời biết canh khuôn ép sao cho đủ độ nóng, đủ lực và lật trở liên tục bánh chín đều. Cũng chính vì cách chế biến này mà món đặc sản Huế mới có cái tên thân thương là “bánh ép”.  

Người làm bánh phải biết cách chọn nguyên liệu tươi ngon, đồng thời biết canh khuôn ép sao cho đủ độ nóng, đủ lực và lật trở liên tục. Ảnh: baothuathienhue

Đầu tiên chủ quán sẽ vo sẵn những viên bột nhỏ để làm bánh, bên trên sẽ cho thêm một thịt heo rim và hành lá. Đến khi có khách đến gọi món thì họ sẽ cho cục bột ấy vào giữa hai tấm gang nóng đỏ để trên bếp lửa, rồi kẹp và ép thật chặt trong vòng 5 đến 6 giây.   

Nhờ cách chế biến này mà món đặc sản của xứ Huế mới có cái tên thân thương là “bánh ép”. Ảnh: hiddencornerrr

Tiếp đến, họ mở một bên khuôn gang ra để cho thêm quả trứng cút sống rồi tiếp tục ép thêm một lần nữa. Và trong cả quá trình ép bánh, người ta thường sẽ lật trở khuôn gang 2 đến 3 lần để đảm bảo bánh chín đều mà không bị cháy.  

Phải lật trở khuôn gang 2 đến 3 lần để đảm bảo bánh chín đều mà không bị cháy. Ảnh: Bánh Ép Cầu Hai

Ngoài ra, nếu bạn muốn ăn bánh dẻo dẻo thì có thể nói với quán để khi ép bánh họ không giữ quá lâu, còn nếu muốn bánh có độ giòn thì sẽ để bánh lâu hơn một chút.  Có thể nói, khâu chế biến này tốn khá nhiều thời gian nhưng hầu hết các hàng quán đều không ép sẵn bánh mà phải đợi khi có khách đến ăn mới làm để giữ được độ nóng giòn.   

Khâu chế biến tốn khá nhiều thời gian nhưng hầu hết các hàng quán đều không ép sẵn bánh mà phải đợi khi có khách đến ăn mới làm. Ảnh: Bánh Ép Cầu Hai

Thế nên nếu đến vào lúc đông khách, bạn sẽ phải đợi khá lâu và có phần hơi sốt ruột một chút, nhưng nhờ mùi thơm phức của bánh cùng với tiếng xèo xèo bắt tai khiến ai cũng không nỡ rời đi.  

Bánh được phục vụ ngay khi còn nóng. Ảnh: bachuaviahe 

Những chiếc bánh sau khi đã ép chín sẽ được đặt vào những cái dĩa nhựa và đem đi phục vụ cho thực khách ngay khi còn nóng. Bên cạnh đó, quán còn phục vụ thêm đu đủ ngâm chua ngọt, dưa leo bào lát mỏng cùng chút rau răm để thực khách cuốn với bánh ăn chống ngấy.  

Bên cạnh đó, không thể thiếu đu đủ ngâm chua ngọt, dưa leo bào lát mỏng cùng chút rau răm để thực khách cuốn với bánh ăn chống ngấy. Ảnh: toplist

Đặc biệt không thể thiếu đi chén nước mắm tỏi ớt chua ngọt cay cay, yếu tố quyết định đến độ ngon của món bánh ép Huế. Từng cuốn bánh ép nóng hổi, dai dai quyện cùng vị béo ngậy thơm phức của bột, trứng và các loại topping, vị chua chua ngọt ngọt của đu đủ cùng cái vị cay cay của tỏi ớt thơm thơm của nước quả thực khiến bao thực khách mê mẩn.   

Đặc biệt, linh hồn của món ăn này chính là chén nước mắm tỏi ớt chua ngọt cay cay. Ảnh: khamphahue

Những chiếc bánh ép Huế này có giá rất rẻ, chỉ khoảng 2.000đ - 3.000 đ với bánh nhỏ và 5.000đ cho bánh loại to mà thôi. Bởi thế nên bánh ép ở cố đô Huế phù hợp với túi tiền của nhiều người và nhất là các bạn học sinh sinh viên.   

>> Xem thêm: 5 quán bún ngon ở Huế nhất định phải thử khi du lịch

Gợi ý những địa chỉ bánh ép nổi tiếng nhất ở Huế

Theo kinh nghiệm du lịch Huế thì không khó để bạn tìm thấy một hàng bán bánh ép Huế ở cố đô, nhưng không phải quán nào cũng ngon chuẩn vị và đảm bảo chất lượng. Và dưới đây là gợi ý một số địa chỉ bán bánh ép được lòng các tín đồ ẩm thực Huế.  

Không khó để bạn tìm thấy một hàng bán bánh ép Huế ở cố đô. Ảnh: Huế trong tôi là

Bánh ép Gia Di Huế, 52 Bà Triệu, TP. Huế Giờ mở cửa: 14:30 - 21:00 Khoảng giá: 1.000 - 10.000 VNĐ

Bánh ép Dì Mai, Đối diện Trường THCS Duy Tân, TP. Huế Giờ mở cửa: 14:00 - 20:00 Khoảng giá: 2.000 - 2.500 VNĐ

Bánh Ép Cây Dừa, 73 Tùng Thiện Vương, TP. Huế Giờ mở cửa: 14:30 - 20:00 Khoảng giá: 1.500 - 10.000 VNĐ

Bánh Ép Chị Huệ, 116 Lê Ngô Cát, TP. Huế Giờ mở cửa: 14:00 - 21:00 Khoảng giá: 2.000 - 2.000 VNĐ

Bánh Ép Boo, 58 Trường Chinh, TP. Huế Giờ mở cửa: 14:00 - 21:00 Khoảng giá: 4.000 - 10.000 VNĐ

Bánh Ép Cầu Hai, 09 Trương Định, TP. Huế Giờ mở cửa: 14:00 - 21:00 Khoảng giá: 20.000 VNĐ/ dĩa  

Nếu có dịp du lịch Huế, bạn nhất định không được bỏ qua món đặc sản bình dân này nhé. Ảnh: toplist

Ẩm thực Huế đâu chỉ có bún bò, cơm hến, bánh bèo, bánh lọc,… mà nó còn vô vàn những món đặc sản hấp dẫn chẳng hề kém cạnh và một trong số đó là bánh ép. Vậy nên nếu có dịp du lịch Huế, bạn nhất định không được bỏ qua món đặc sản bình dân này nhé!

Minh Nguyên

(Theo Báo Thể Thao Việt Nam)

Có thể bạn muốn xem