Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt
Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt một trong nhưng địa danh linh thiêng cho du khách. Đây là một trong ba thiền viện của nước ta bên cạnh Trúc Lâm Tây Thiên (Vĩnh Phúc), Trúc Lâm Yên Tử (Quảng Ninh). Mỗi năm nơi đây tiếp đón hàng trăm nghìn du khách cả trong nước và nước ngoài, vừa là nơi tâm linh để các tín đồ phật giáo đến hành hương.
NỘI DUNG CHÍNH BÀI VIẾT
1. Thiền viện Trúc Lâm ở đâu của Đà Lạt?
Thiền viện Trúc Lâm được du khách bình chọn là một trong top 20 địa điểm du lịch không nên bỏ lỡ. Khi đến với thành phố ngàn hoa, du khách tha hồ lựa chọn những địa điểm thăm thú phong cảnh hữu tình.
Là chốn cửa phật yên bình và thanh thản, đến đây du khách sẽ cảm thấy thoải mái tạm rời xa những muộn phiền và bộn bề của cuộc sống tấp nập ngoài kia.
Đây là cụm công trình phật giáo lớn nhất thuộc phường 3 thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng. Nằm cách trung tâm thành phố Đà Lạt khoảng 6 km về phía đèo Pren – Một trong những con đèo đẹp nhất Đà Lạt.
Thiền Viện tọa lạc trên ngọn núi Phượng Hoàng hùng vĩ trùng điệp, Trúc Lâm thiền viện nhìn ra hồ Tuyền Lâm trong xanh và thơ mộng.
2. Đường đi Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt
Với những điều thú vị thu hút sự quan tâm của du khách thì câu hỏi được quan tâm nhất vẫn là đường đi tới Trúc Lâm Thiền viện như thế nào? Có khó khăn không? Có kẹt xe không?
Xin khẳng định với các bạn rằng đường đi tới thiền viện rất dễ dàng, dễ tìm, toàn bộ cung đường là đường nhựa, khung cảnh nên thơ. Dưới đây là hình ảnh cụ thể chỉ dẫn.
2.1 Giá tham quan là bao nhiêu?
Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt là chốn cửa phật bình yên thanh tính, chính vì thế KHÔNG hề thu vé ra vào cổng thiền viện. Hãy mang một tinh thần thoải mái nhất khi tới đây. Khi vào trong thiền viện có 2 cách cho bạn di chuyển.
Cách 1: Để di chuyển lên thiền viện, bạn có thể đi theo con đường đi bộ đi dọc theo quốc lộ, đến con đường có tượng Phật tích ca, ngồi dưới cây bồ đề là con đường đi lên thiền viện.
Cách 2: Bạn có thể đến thiền viện bằng cáp treo, đi xe máy lên đỉnh đồi Robin rồi mua vé cáp treo với giá vé chỉ khoảng 50.000đ /lượt (vé khứ hồi).
Bạn có thể chiêm ngưỡng khung cảnh hữu tình của Đà Lạt từ trên cao. Hơn thế thế nữa, bạn có thể thuê một chiếc thuyền nhỏ dạo chơi quanh hồ Tuyền Lâm để cảm nhận được hết sự yên bình giữa mênh mông sông nước.
2.2 Kiến trúc của Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt
Được xây dựng vào năm 1933, chỉ trong một năm đã được hoàn thành dưới sự thiết kế của nhiều kiến trúc sư nổi tiếng. Thiền viện được chia ra thành 4 khu vực:
Khu vực ngoại viện Khu tịch thất hòa thượng Hòa thượng viện trưởng Khu nội viện tăng( dành cho khách tham quan trong thời gian quy định) và khu nội viện ni( dành cho nữ tu)
Nằm bên hồ Tuyền Lâm, đứng từ xa, du khách cũng dễ dàng nhận thấy bóng dáng của chùa như ẩn như hiện trong những tán cây thông cao vút. Muốn lên Thiền viện, du khách phải đi qua 140 bậc thang bằng đá. Đây là khoảng thời gian lý tưởng để bạn tập thể dục và cảm nhận sâu sắc “con đường đến với Phật”. Vượt qua những bậc thang cao, du khách sẽ thấy cổng tam quan hiện ra trước mắt.
Trong Phật giáo nói rằng, cổng tam quan là nơi dành cho Phật cũng như các Phật tử khi đến viếng chùa, thiền. Trong đó đi vào bằng cổng nhỏ bên phải và ra bằng cổng nhỏ bên trái. Còn cổng lớn chỉ dành cho Phật cũng như các cao tăng đắc đạo đi. Nên du khách chú ý vấn đề này khi viếng chùa.
Vượt qua cổng tam quan, du khách sẽ bắt gặp khu vực chính điện của thiền viện. Sở hữu diện tích 192m2, bên trong bố trí khá đơn giản, nhẹ nhàng, mang đậm ý nghĩa của nhà Phật. Hầu hết công trình đều sử dụng chất liệu gỗ và tông màu nâu trầm nhẹ, nên cũng tạo được sự cổ điển và truyền thống trong kiến trúc.
Nhìn chếch qua hướng bên phái của chính điền là lầu chuông. Nếu may mắn đến chùa vào khoảng thời gian gõ chuông bạn sẽ cảm nhận rõ sự thanh bình và nhẹ nhàng trong tâm hồn. Chuông nặng 1.1 tấn, thu hút với những nét chạm khắc tinh tế. Bên cạnh là bức phù điêu mang đậm ý nghĩa Phật giáo.
Hầu hết trong các khu vực như chính điện, điện thờ,… du khách không được phép chụp ảnh. Nên thay vào đó bạn nên đến vườn hoa của chùa. Khác với những nơi khác, vườn hoa ở đây được các tăng ni ướm trồng, cấy ghép, tạo nên những giống hoa đẹp, lạ và đầy ấn tượng. Và tất nhiên bạn có thể thoải mái chụp ảnh ở khu vực này. Nhưng nhớ giữ im lặng nhé!
Được hòa thượng mang từ các nơi trên thế giới về với những loại hoa như: sim tím, bông gòn Úc, phù dung,.. tạo nên một không gian thư giãn, ngắm hoa thưởng trà. Có hẳn album check in siêu chất đúng không nào?
2.3 Lưu ý khi đến Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt
Du khách không mặc quần áo, váy ngắn vào trong thiền viện Khi đến chính điện phải bỏ giày dép bên ngoài, không được quay phim chụp hình Khu nội viện tăng và khu nội viện nhi không được tham quan Đến thiền viện được giữ xe miễn phí Giờ mở cửa từ 5 giờ sáng cho đến 21 giờ hàng ngày
3. Các địa điểm ăn uống quanh Thiền Viện
Bên ngoài thiền viện có nhiều nhà hàng phục vụ cùng với quà lưu niệm. Du khác có thể chọn để dừng chân ăn bữa nhẹ.
Nếu du khách có nhu cầu cao hơn có nhà hàng cạnh cáp treo trước cổng, Bên cạnh đó còn có rất nhiều nhà hàng và các quán cà phê với nhiều món ăn và đồ uống đặc sản Đà Lạt.
Với những thông tin trên chúng tôi hi vọng các bạn sẽ có một cái nhìn tổng quan và đầy đủ về Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt. Chúc bạn sẽ có những lựa chọn tốt nhất cho chuyến đi của mình để cùng… lưu lại những khoảnh khắc đẹp nhất ở Đà Lạt.
Xuân Trinh