Tham quan nhà hát Thành phố Hồ Chí Minh chiêm ngưỡng kiến trúc độc đáo & xem show đặc sắc
Nếu có dịp ghé thăm thành phố mang tên Bác bạn hãy một lần ghé thăm nhà hát thành phố, để cùng chiêm ngưỡng kiến trúc độc đáo và thưởng thức các show diễn đặc sắc. Nào, hãy bắt đầu hành trình khám phá Nhà hát Thành phố Hồ Chí Minh qua bài viết sau nhé.
Địa chỉ Nhà hát Thành phố Hồ Chí Minh
Nhà hát Thành phố Hồ Chí Minh còn được gọi là Nhà hát Lớn hay Nhà hát Thành phố, có địa chỉ tại số 7 đường Công Trường Lam Sơn, phường Bến Nghé, Quận 1. Nhà hát là nơi thường xuyên tổ chức các tiết mục biểu diễn nghệ thuật và sự kiện lớn thu hút du khách như: Opera, cải lương, kịch nói, múa bale... Để thưởng thức các tiết mục biểu diễn tại Nhà hát Thành phố bạn cần mua vé tùy theo tiết mục, khoảng 700.000đ/người.
- Thời gian mở cửa Nhà hát từ: 9h - 16h30 (ngày thường) và từ 9h - 12h (cuối tuần).
Nhà hát Thành phố Hồ Chí Minh còn được gọi là Nhà hát Lớn hay Nhà hát Thành phố
Cách di chuyển tới Nhà hát Thành phố Hồ Chí Minh
Kinh nghiệm đi Sài Gòn, để tới được Nhà hát Lớn Thành phố Hồ Chí Minh bạn có thể lựa chọn nhiều loại phương tiện khác nhau như:
- Xe bus: Hiện tại có các tuyến xe bus số 02, 03, 19, 45 và 53 có lịch trình di chuyển gần nhất tới Nhà hát. Cụ thể bạn sẽ dừng tại các điểm trung tâm Vincom, sở kế hoạch và đầu tư, công trường Mê Linh khoảng 2 - 4 phút đi bộ là tới.
- Xe tự lái: Để chủ động bạn có thể đi xe ô tô tự lái theo hướng đường như sau: Xuất phát từ trung tâm Quận 1 bạn đi theo hướng đường Lê Thánh Tôn đi phía Nam Kỳ Khởi Nghĩa -> rẽ phải vào đường Nguyễn Trung Trực -> rẽ phải hai đường giao nhất thứ nhất và đường Lý Tự Trọng -> rẽ phải để tới được đường Đồng Khởi.
- Taxi: Nếu không biết đường đi tới Nhà hát Thành phố Hồ Chí Minh, bạn có thể thuê taxi là thuận tiện nhất. Giá dao động 10.000đ/km.
Cách di chuyển tới Nhà hát Thành phố Hồ Chí Minh
Tham quan Nhà hát Thành phố Hồ Chí Minh
Tham quan Nhà hát Lớn Sài Gòn bạn sẽ được chiêm ngưỡng công trình kiến trúc độc đáo, tìm hiểu về lịch sử hình thành và xem các show biểu diễn đặc sắc.
Lịch sử hình thành Nhà hát Lớn Sài Gòn
Nhà hát được xây dựng vào ngày 1/1/1900 do thực dân Pháp với mục đích trở thành trung tâm giải trí cho lính viễn chinh. Trong thời gian diễn ra cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất và thứ hai, thực dân đã đưa các gánh hát từ Pháp đến biểu diễn cho các nhân vật sang trọng. Sau một thời gian hoạt động, nhà hát chỉ hoạt động ở mức cầm chừng và chuyển sang thành nơi hòa nhạc. Năm 1944 nhà hát bị tàn phá nặng nề và ngừng hoạt động. Tới năm 1955 được tu sửa và sử dụng với chức năng là tòa trụ sở Quốc hội và tới năm 1975 nhà hát được hoạt động với đúng chức năng.
Lịch sử hình thành Nhà hát Lớn Sài Gòn
Chiêm ngưỡng kiến trúc độc đáo Nhà hát Thành phố Hồ Chí Minh
Nhà hát Thành phố Hồ Chí Minh có gì? Về tổng thể, Nhà hát Lớn Sài Gòn có kiến trúc Gothic thịnh hành của Pháp từ cuối thế kỷ 19 và có nét tương đồng về mặt kiến trúc với nhà hát Lớn Hà Nội. Nhà hát có tổng diện tích 2016m2, gồm tất cả 900 chỗ ngồi. Phía cửa mặt tiền của nhà hát được thiết kế theo phong cách Petit Palais, khu vực bên trong được trang bị đầy đủ tiện nghi hiện đại. Khu vực ngoài tầng trệt gồm 2 tầng lầu, với 1800 chỗ ngồi. Toàn bộ đồ nội thất bên trong nhà hát đều được trang trí bởi họa sĩ nổi tiếng người Pháp vô cùng tỉ mỉ và sang trọng.
Chiêm ngưỡng kiến trúc độc đáo Nhà hát Thành phố Hồ Chí Minh
Vào năm 1943 nhà hát được tu sửa với theo xu hướng trẻ trung hơn về kiến trúc, đặc biệt tại khu vực mặt tiền được đánh giá là rườm rà với những bức tượng phù điêu giống như tòa thị chính. Tới năm 1998 nhân dịp thành lập Sài Gòn, chính quyền đã cho trang trí thêm các tượng nữ thần nghệ thuật gồm hai cây đèn, dây hoa.
Khu vực bên trong nhà hát Địa điểm sống ảo nổi tiếng ở Sài Gòn. Ảnh: tintuc.hahalolo
Thưởng thức các tiết mục biểu diễn tại Nhà hát Thành phố
Kinh nghiệm đi Nhà hát Thành phố Hồ Chí Minh, bạn không nên bỏ qua các tiết mục biểu diễn hấp dẫn tại khu vực tầng trệt và hai tầng lầu của nhà hát như: Ca nhạc, múa bale, cải lương, kịch nói, Opera, dân tộc do các đoàn trong nước, quốc tế biểu diễn. Bên cạnh đó, nhà hát còn thường xuyên các buổi trình diễn thời trang, lễ kỷ niệm, buổi mít tinh và hội thảo lớn.
Thưởng thức các tiết mục biểu diễn tại Nhà hát Thành phố
Những show diễn đặc sắc nên xem khi tới Nhà hát Lớn Sài Gòn:
- The Mist: Đây là show biểu diễn thể hiện về cuộc sống của con người Việt Nam đặc trưng với nghề trồng lúa nước. Bên cạnh đó, du khách còn được thưởng thức các tiết mục biểu diễn tân cổ điển kết hợp hiện đại về người nông dân, cảnh thu hoạch nông nghiệp.
- À Ố Show: Show diễn thể hiện về cuộc sống của người dân vùng Nam Bộ và sử dụng các loại đạo cụ dân gian gồm tre nứa đặc sắc.
- Opera Gala: Với những bản nhạc giao hưởng đặc sắc của các nhà soạn nhạc nổi tiếng trên thế giới như Mozart, Bach, Beethoven.
- Vũ kịch, nhạc kịch: Bạn còn được thưởng thức các tiết mục vũ kịch đặc sắc do những diễn viên chuyên nghiệp thể hiện.
- Biểu diễn âm nhạc Việt Nam: Thưởng thức các tiết mục ca ngợi con người, quê hương qua diễn xuất, lời ca tiếng hát.
Những show diễn đặc sắc tại nhà hát
Một số lưu ý khi tham quan Nhà hát Thành Phố Hồ Chí Minh
Cùng tham khảo những lưu ý dưới đây khi có dịp tham quan Nhà hát Lớn Sài Gòn:
- Du khách sẽ không được mang theo đồ ăn uống vào nhà hát.
- Ăn mặc lịch sự, gọn gàng, đặc biệt vào các dịp biểu diễn trang trọng.
- Không nói chuyện to khi các đoàn biểu diễn thể hiện trên sân khấu.
- Nên tới trước thời gian biểu diễn khoảng 15 - 30 phút để tham quan, chụp hình và lựa chọn chỗ ngồi.
- Chuẩn bị sẵn điện thoại và máy ảnh để giao lưu với các nghệ sĩ sau khi biểu diễn.
Nhà hát Thành phố Hồ Chí Minh là địa điểm tham quan và giải trí lý tưởng mà bạn không nên bỏ qua khi có dịp ghé thăm thành phố mang tên Bác. Hy vọng với những thông tin ở trên sẽ giúp bạn có chuyến đi khám phá nhiều trải nghiệm tại địa điểm nổi tiếng này của du lịch Sài Gòn.
Phương Nga (tổng hợp) - luhanhvietnam.com.vn
Ảnh: Internet