Tết Nguyên Đán cúng bao nhiêu lần mới đủ? Cúng thế nào cho đúng?
Những phong tục tập quán ngày Tết Nguyên Đán ở Việt Nam là điều mà mỗi người cần phải biết để có thể cúng và thắp hương đúng cách, mang lại một năm mới vạn sự như ý. Tuy nhiên Tết Nguyên Đán cúng bao nhiêu lần mới đủ không phải là điều ai cũng biết.
Khoảng thời gian từ 23 tháng Chạp trở đi chính là giai đoạn chuẩn bị Tết của hầu hết các gia đình. Người người nhà nhà đều bắt đầu lau dọn bàn thờ, đánh bóng lư hương, sắm sửa đồ dùng Tết để có thể đón một cái Tết an lành, thịnh vượng nhật.
Cúng ông táo ngày 23 tháng Chạp
Đây là ngày cúng đầu tiên trong dịp Tết Nguyên Đán, theo tục lệ cổ truyền dân gian thì cứ đến 23 tháng Chạp âm lịch, ông Táo cưỡi cá chép bay về trời để trình báo mọi việc xảy ra trong nhà gia chủ với thượng đế. Bởi vậy ngay từ buổi sáng ngày 23 tháng Chạp thì các bà nội trợ sẽ phải lau chùi bếp sạch sẽ để có thể tiễn ông Táo lên trời.
Cúng ông Táo làm to hay nhỏ tùy vào mỗi gia đình. Mâm lễ mặn (có thể là xôi gà, chân giò luộc, thịt ba rọi luộc,…) hay lễ chay (với trái cây, chè, xôi, bánh…) để tiễn Táo Quân. Ngoài ra, đối với những nhà có trẻ con, người ta còn cúng Táo Quân một con gà luộc, loại gà cồ ngụ ý nhờ Táo quân xin với Ngọc Hoàng Thượng Đế cho đứa trẻ sau này lớn lên có nhiều nghị lực và sinh khí hiên ngang như con gà cồ.
Bên cạnh đó, lễ vật cúng táo quân còn thêm một số thứ như mũ giấy đàn ông, đàn bà cho ông táo và bà táo lên chầu trời.
Cúng đón ông bà ngày 30 Tết
Thắp hương cho bàn thờ ngày Tết được bắt đầu từ ngày 30, với loại nhang vòng, hay nhang que loại lớn, cháy liên tục trong nhiều ngày với nhiều ý nghĩa biểu trưng như các vì tinh tú đang tỏa sáng, sự chăm lo ân cần của con cháu… Khói nhang trong ngày Tết cũng tượng trưng cho tình cảm, cho sự gắn kết tình cảm của mỗi gia đình nên vào mấy ngày Tết, người người nhà nhà đều không để cho nhà vắng khói nhang. Nó còn tượng trưng cho sự ấm áp và an lành cho một năm mới.
Mâm cơm cúng đón ông bà ngày 30 Tết thường có con gà, mâm ngũ quả, ngoài ra còn có thịt kho, canh măng, canh khổ qua trong mâm cũ.
Trong những ngày tiếp theo của Tết, gia đình bạn không nên để bàn thờ thiếu mùi khói nhang, duy trì thắp hương đến lúc tiễn ông bà đi.
Cúng giao thừa
Vào đêm giao thừa, thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới thì mỗi gia đình thường có 2 mâm cúng: mâm cũng trên bàn thờ tổ tiên và mâm để ngoài sân cúng trời đát. Một số nơi, một số gia đình cúng khá đơn giản là chén chè, đĩa xôi, bình hoa tươi và 3 nén nhang.
Cúng tiễn ông bà
Lễ cúng tiễn ông bà thường tùy thuộc vào mỗi gia đình, tuy nhiên thường diễn ra từ ngày 3 đến ngày 7. Tuy nhiên ngày nay hầu như gia đình nào cũng tiễn đưa ông bà vào ngày mùng 3 tháng Giêng; mâm cơm phải thực sự đầy đủ và sung túc. Gà cúng vào ngày này phải no tròn, chắc nịch, có cặp chân đẹp. Mâm cơm có đỗ xào, canh rau, trà rượu để ông bà có thể mát ruột mà ra đi.
Như vậy Tết Nguyên Đán cúng bao lần mới đủ bạn đã có thể hiểu được. Chúc bạn và gia đình có một năm mới Mậu Tuất 2018 thật ý nghĩa và ấm áp bên gia đình mình.
3.6 / 5 ( 5 bình chọn )