Sau thành công của "Lang Nha Bảng" - Hồ Ca sẽ trở lại màn ảnh nhỏ với dự án phim Trung Quốc "PHỒN HOA" đóng cùng Mã Y Lợi, Tân Chỉ Lôi và Đường Yên

Sau thành công của "Lang Nha Bảng" - Hồ Ca sẽ trở lại màn ảnh nhỏ với dự án phim Trung Quốc "PHỒN HOA" đóng cùng Mã Y Lợi, Tân Chỉ Lôi và Đường Yên Phim truyền hình Trung Quốc "Phồn Hoa" sẽ xoay quanh nhân vật trung tâm là A Bảo (do Hồ Ca thủ vai), kể câu chuyện về một triệu phú tự thân bí ẩn, về hành trình tái thiết của anh từ một người trẻ tuổi biết nắm bắt cơ hội với quá khứ đầy biến động đi đến đỉnh cao của thành phố Thượng Hải mạ vàng. Lấy bối cảnh tăng trưởng kinh tế lớn vào những năm 1990 ở Thượng Hải, loạt phim hé lộ sự quyến rũ theo sau sự giàu có rực rỡ và vướng mắc của anh với bốn người phụ nữ tuyệt vời đại diện cho những sự theo đuổi trong cuộc đời anh: phiêu lưu, danh dự, tình yêu và sự ngây thơ. Trong tiểu thuyết gốc thì tận 3 nam chính, nhưng nhân vật trung tâm cũng là A Bảo, không rõ phim...

Phim truyền hình Trung Quốc "Phồn Hoa" sẽ xoay quanh nhân vật trung tâm là A Bảo (do Hồ Ca thủ vai), kể câu chuyện về một triệu phú tự thân bí ẩn, về hành trình tái thiết của anh từ một người trẻ tuổi biết nắm bắt cơ hội với quá khứ đầy biến động đi đến đỉnh cao của thành phố Thượng Hải mạ vàng. Lấy bối cảnh tăng trưởng kinh tế lớn vào những năm 1990 ở Thượng Hải, loạt phim hé lộ sự quyến rũ theo sau sự giàu có rực rỡ và vướng mắc của anh với bốn người phụ nữ tuyệt vời đại diện cho những sự theo đuổi trong cuộc đời anh: phiêu lưu, danh dự, tình yêu và sự ngây thơ.

Sau thành công của

Trong tiểu thuyết gốc thì tận 3 nam chính, nhưng nhân vật trung tâm cũng là A Bảo, không rõ phim "Phồn Hoa" sẽ cải biên như thế nào. Cuốn tiểu thuyết xoay quanh cuộc đời của 3 chàng trai A Bảo, Hỗ Sinh và Tiểu Mao. Số phận đã đem họ tới những ngã rẽ khác nhau. A Bảo xuất thân trong gia đình tư bản, ông nội của cậu là đại tư sản. Cha của A Bảo từng hoạt động tình báo, nhưng khi thành lập nhà nước mới, ông lại bị hắt hủi. Cả gia đình phải chuyển từ khu tô giới Pháp tới vùng ven đô Tào Dương xa xôi.

Khi còn nhỏ, A Bảo kết thân với hai người bạn là Hỗ Sinh và Tiểu Mao. Hỗ Sinh xuất thân trong gia đình cán bộ không quân, sống ở chung cư Lạp Đức trong khu tô giới. Vì vụ án Lâm Bưu, gia đình mới sa sút, phải chuyển đến khu chung cư nhỏ tồi tàn.

Tiểu Mao sinh ra trong gia đình công nhân, sống ở ngõ hẻm ẩm mốc thuộc khu Hỗ Tây. Thời niên thiếu, cậu thích đọc sách cổ và giỏi võ nghệ. Một sự tình cờ đã khiến 3 đứa trẻ ấy gặp gỡ và trở nên thân thiết.

Đặt cuộc đời, số phận của A Bảo, Hỗ Sinh và Tiểu Mao cạnh nhau, Kim Vũ Trừng đã tạo nên sự soi chiếu đa chiều trong đời sống thị dân Thượng Hải ở cả khu tô giới thượng lưu và khu dân nghèo thành thị.

Ba chàng thiếu niên ấy được xem như "tâm điểm" để từ đó tác giả soi chiếu, quan sát và suy ngẫm về cuộc sống, con người, cùng bao đổi thay của thành phố Thượng Hải trong suốt 30 năm biến động, từ thập niên 60 đến những năm 90 của thế kỷ XX.

TÁC GIẢ CỦA TIỂU THUYẾT GỐC - KIM VŨ TRỪNG NÓI VỀ "PHỒN HOA": VƯƠNG GIA VỆ NỖ LỰC KHÔI PHỤC MỘT THƯỢNG HẢI CŨ CHÂN THẬT

- Câu hỏi số 1: Bộ phim "Phồn Hoa" của đạo diễn Vương Gia Vệ đã khởi động, lại đem ngài và tác phẩm này kéo đến một khung cảnh náo nhiệt.

- Kim Vũ Trừng: Tin tức này tôi cũng biết, tôi không có nhiều nội dung để nói, nhưng tôi biết vì quay chụp phim, đạo diễn ( Vương Gia Vệ ) vẫn luôn nỗ lực để khôi phục lại những niên đại đó, đặc biệt chú trọng cảm giác chân thật của thời đại, tuyệt đối cố gắng hết sức.

Lần đầu tiên chúng tôi gặp mặt và nói về "Tâm trạng khi yêu", cậu ấy hỏi tôi một câu: "Điểm nào khiến anh ấn tượng sâu nhất ở phần mở đầu?" Tôi nói tôi nghĩ không ra. Cậu ấy nói: "Nồi cơm điện trong bếp lúc mở đầu." Thế nên, hầu hết mọi người có thể không để ý đến điều mà đạo diễn chú ý đến, nghe nói phải mất rất nhiều công sức mới có thể tìm ra nồi cơm điện có niên đại 1970 này, vì sao? Có nồi cơm điện, phụ nữ Hong Kong buổi chiều sẽ có thời gian ra ngoài chơi, được giải phóng, đây là đồ vật quan trọng của thời đại. Khi đạo diễn nói ra, tôi hiểu nỗi ám ảnh của cậu ấy về "vật", và cậu ấy phải đặt ra những điều cụ thể này để xác định, bất chấp người khác có nhìn ra hay không.

Trong một lần khác, đạo diễn lấy ra 100 bức ảnh của *Thạch khố môn và nói: "Anh có thể chọn ra năm bức ảnh đẹp nhất được không?" Tôi đây cũng vừa nhận ra rằng, tác giả văn tự, căn bản là thiếu đi sự nhạy cảm thị giác với hình ảnh cụ thể, làm thế nào chọn ra? Tôi nói "Khẳng định chọn không ra". Cậu ấy nói "Em có thể chọn ra được."

Vô số cảnh quay, vô số cảnh cũ, đồ vật cũ, tình cảm cũ, phải tốn bao nhiêu tâm tư, làm bao nhiêu việc? Nhìn lại thể loại phim điện ảnh và truyền hình, phải tìm căn cứ phóng to các chi tiết cụ thể, so với văn tự còn khó hơn nhiều.

Sau thành công của

- Câu hỏi số 2: Mối quan hệ giữa tác giả gốc và biên kịch hoặc đạo diễn phim tương đối sâu xa phức tạp, có tác giả sẽ đặc biệt để ý, hơn nữa muốn khống chế chặt chẽ, có lẽ họ cho rằng phim ảnh cũng là một sinh mệnh khác của tác phẩm cá nhân; nhưng có tác giả sẽ cho rằng phim ảnh là bộ mặt khác của tác phẩm, với bản thân không quan hệ. Ngài giữ tâm thái thế nào? Cũng sẽ tham gia tương đối nhiều thậm chí khống chế công việc sáng tác phim sao?

- Kim Vũ Trừng: Tôi chưa bao giờ có ý định tham gia, phim và tiểu thuyết hoàn toàn không giống nhau, ngoài ra, những người như đạo diễn (Vương Gia Vệ), sẽ không tới hỏi tôi: "Anh cảm thấy nên quay chụp thành thế nào?" Phim và tiểu thuyết là hoàn toàn tách ra. Chúng tôi đàm luận một vài vấn đề về chi tiết, miễn là tôi có thể trả lời tôi sẽ trả lời, tôi không hỏi bất cứ điều gì, không hiếu kỳ, cũng không muốn quấy rầy, ban đầu đã làm vài lần phác thảo đơn giản, nhưng tôi đã không tham gia nữa, nói đi nói lại, điều này hoàn toàn khác nhau.

Tại Triển lãm sách Hồng Kông 2014, câu đầu tiên của đạo diễn khi nhìn thấy tôi là, "Tiểu thuyết của anh không hề có khuynh hướng ảnh thị (điện ảnh và truyền hình)", tôi vẫn luôn cảm thấy đây là lời khen ngợi của cậu ấy, tôi thích chính là tiểu thuyết, với phim ảnh tôi vô cảm, tôi cũng hiểu, cái gọi là giới tiểu thuyết niên đại 1990 toát ra khuynh hướng ảnh thị (điện ảnh và truyền hình) là sự dụ dỗ của thời đại phát triển kinh tế - điện ảnh và truyền hình có nhiều khả năng chuyển đổi lợi ích hơn, nhưng ở trước mặt chúng, ngôn ngữ tiểu thuyết và văn phong trở nên vô bổ, ảm đạm thất sắc, điểm quan trọng trong bộ phim là câu chuyện. Tôi không cần quan tâm điện ảnh.

- Câu hỏi số 3: Trước mắt vai nam nữ chính mọi người quan tâm đều đã xác định, công bố. Đạo diễn khi trước có đến lấy ý kiến ​​của ngài về những diễn viên này không? Nói cách khác, những diễn viên chính này có phù hợp với ý tưởng của ngài khi viết tiểu thuyết "Phồn Hoa" không?

- Kim Vũ Trừng: Phương diện này đúng là từng bàn qua, nhưng tôi trợ giúp không nhiều. Vì sao? Bởi vì nhân vật trong đầu tác giả không có khả năng... hiện ra rõ ngũ quan và khí chất cụ thể trong ống kính …… Ngay cả khi có nguyên mẫu cũng không thể biến đoạn văn miêu tả về anh (chị) thành người thật, căn bản làm không được, đặc biệt đặc điểm khí chất rất khó có thể... hiện ra.

Một vấn đề nữa là tôi hoàn toàn xa lạ với các diễn viên, dù là trong giới phim ảnh hay bạn bè bình thường, hễ nói về diễn viên cụ thể thì người này đẹp, người kia đẹp, khá chán, vì tôi căn bản không biết ai là ai, mặt và tên cũng thế, mơ hồ, tôi quả thật không hứng thú.

- Câu hỏi số 4: Tôi đang nghĩ đến một câu hỏi chuyên môn: Trong tiểu thuyết, bởi vì một số nhân vật nam chính nổi bật hơn, nhân vật nữ nào được coi là nữ chính? Có rất nhiều nhân vật nữ rất đặc biệt trong tiểu thuyết.

- Kim Vũ Trừng: Chuyển thể là một loại thay đổi. Văn tự của một cuốn sách trở thành diễn giải 3 chiều của "công tắc âm tường", cần thiết thay đổi, đây là lý do tại sao điện ảnh và truyền hình chuyển thể từ tiểu thuyết lại thu hút khán giả hơn, khán giả muốn xem chính là loại thay đổi này, chờ mong chính là loại diễn giải hoàn toàn mới này, sẽ không lặp lại đồng nhất cách sắp xếp của nguyên tác, mọi thứ là sự lựa chọn và sắp xếp khác. Tôi lạc quan và cũng hi vọng phim thành công.

Có gần một trăm phụ nữ trong "Phồn Hoa" , quan trọng nhất có Lý Lý, Uông tiểu thư và bà chủ của "Đêm Đông Kinh". Kỳ thực tôi và mọi người giống nhau, là nhìn đến đoàn phim quan tuyên Hồ Ca, mới biết được cuối cùng đã định ra tới, khác chính là tôi vừa rồi nói, với diễn viên tôi không nhạy cảm, bởi vậy đều không khớp.

- Câu hỏi số 5: Cuốn tiểu thuyết này ra mắt không bao lâu thì đạo diễn Vương Gia Vệ đã tìm đến ngài và bắt lấy bản quyền khi "Phồn Hoa" chưa có sức ảnh hưởng lớn như ngày nay. Tại sao ngài ấy quan tâm đến cuốn tiểu thuyết này, hai ngài lúc sau đã nói với nhau những gì?

- Kim Vũ Trừng: Đơn bản (tankobon) xuất bản tháng 3 năm 2013, tháng 6 ra phiên bản Đài Loan, bản chữ phồn thể. Đạo diễn là ở tháng 12 cùng năm, thông qua người khác tìm được tôi, vừa hay hôm đó chính là sinh nhật tôi. Cậu ấy nói "Tôi đọc kiểu sắp chữ dọc, tại sao Thượng Hải không ra kiểu sắp chữ dọc?" "Tôi đến Thượng Hải, giới thiệu cho vài người đọc, trong giới điện ảnh nhiều người cũng không biết (cuốn tiểu thuyết này)", đây là nguyên văn lời nói.

Có một câu lúc đó tôi không nói với đạo diễn, thời điểm tôi viết "Phồn Hoa" , suy nghĩ sâu sắc nhất trong lòng tôi là: Muốn cho người đọc của tôi, những người "có tên có họ" đó đều thích - tức là tôi hy vọng người đọc "Phồn Hoa" là người tôi thích, ví dụ như, trong cuốn tiểu thuyết có Vương Gia Vệ, có Thượng Hải Bảo gia (tiểu Bảo), Thẩm Hoành Phi, ..., không có suy nghĩ muốn cuốn sách này được các nhà phê bình văn học thích, tôi hy vọng được đàn ông ở mọi tầng lớp có càng nhiều kinh nghiệm, có càng nhiều cá tính sống yêu thích, đây gọi là phạm vi "người đọc lý tưởng" của tác giả. Lúc đó chính là tưởng tượng như vậy, không nghĩ đến chuyện đạo diễn thật sự tìm tới, tôi rất vui.

Sau thành công của

- Câu hỏi số 6: Ngài kỳ vọng, cuộc sống hàng ngày ở Thượng Hải được quay bởi đạo diễn Vương Gia Vệ có thể sẽ như thế nào?

- Kim Vũ Trừng: Chúng ta thường nói những năm 90. Ví dụ như con đường Hoàng Hà ở Thượng Hải những năm 90, hiện giờ ngẫm lại năm đó thực sự có loại huy hoàng này, nếu không được ghi lại thực sự sẽ không còn nữa. Ví dụ như đường Hoàng Hà, đường Sạ Phổ, mùng 5 Tết đón Thần Tài, chủ của mỗi nhà hàng ở hai bên đường đều đốt một lượng lớn pháo hoa, giống như thi đấu, có chủ quán nâng lên cả dây pháo hoa lớn có kích thước ngang một chiếc giường, hiện tại thực khó có thể tưởng tượng được cảnh tượng như thế này, buông xuống đêm nay, cả con đường chất đống tàn pháo hoa như đồi núi vào ngày hôm sau, và rồi mở ra buổi sáng nhộn nhịp nhất của những người quét dọn...

Cảnh đêm năm đó, đi trên hai con đường Hoàng Hà và Sạ Phổ luôn có một loại cảm giác, giống như dáng vẻ của "Kim Bình Mai", ở thời bình, cổ đại hay hiện đại đều giống nhau, dưới nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng không khí nhất định, hoa hòe lòe loẹt động thực vật, vi sinh vật gì đó đều xuất hiện, đó chính là "bộ mặt thành phố" trong phương ngữ Thượng Hải, một khi bộ mặt thành phố không đúng, khí hậu không đúng, động thực vật vi sinh vật là nhạy cảm nhất, đầu tiên chúng rút lại các xúc tu nhạy cảm của mình, rồi ngừng hoạt động...

Có thể diễn tả những hình ảnh đó bằng lời, có lẽ diễn tả bằng miệng là có sức tưởng tượng nhất, có lần Chu Gia Ninh, một nữ nhà văn sau thập niên 80 nói... vừa nghe đã thấy hấp dẫn, năm đó ba cô ấy phải lo sắp xếp chuẩn bị các bữa ăn khác nhau, luôn rất bận rộn. Đúng rồi, ba cô ấy thậm chí còn nhờ cô ấy mang đến cho tôi một chai rượu. Năm đó cái gọi là phồn hoa của niên đại 90 chính là bữa ăn, việc quan trọng nhất ở Trung Quốc, điều quan trọng nhất với mọi người, đều là nói trong bữa ăn, phòng khách của người Trung Quốc chính là bữa ăn. Tôi và đạo diễn có nói qua, khó nhất chính là sự thể hiện trước ống kính, tôi nói và viết là ngẫu hứng, nhưng trước ống kính là khung cảnh thật, cảnh đêm ở đường Hoàng Hà hoặc đường Sạ Phổ, sắc vàng kim rực rỡ và ánh đèn hồng nhạt luân phiên nhau - vàng rực rỡ là nhà hàng tiệm cơm, hồng nhạt chính là tiệm mát xa…… Nhưng hiện tại đã không còn ảnh chụp.

"Hải thượng hoa" của Hầu Hiếu Hiền thể hiện trạng thái cuộc sống dưới sự ồn ào, không khác với hiện tại là mấy, phần lớn cuộc sống chính là tán gẫu, làm việc nhà, "Anh không cần phải buồn, cứ uống một chén thì có sao?" Phần lớn thời gian là ở dưới trạng thái vô nghĩa như vậy, hoàn thành một bữa ăn có ý nghĩa, có mưu đồ, chúng ta diễn quá nhiều rồi, phần lớn bữa ăn đều không có mục đích gì, cuộc sống chính là trong hoàn cảnh vô nghĩa như vậy mà kéo dài, ví dụ như hiện giờ muốn xem một video ghi hình bữa ăn của anh vào những năm 90, anh khẳng định khinh thường, có bữa ăn này sao? Bởi vì hoàn toàn đã quên nó - bởi vì có ý nghĩa anh mới nhớ rõ, nhưng là vừa nhìn vào nó, ý nghĩa đã hiện ra, bên trong gương mặt, cách ăn mặc, ngôn ngữ, không khí, từ từ đều đã trở lại, làm anh nghĩ đến rất nhiều chuyện cũ, thậm chí mất ngủ, ý nghĩa là ở chỗ này, trong vô nghĩa, những phong tục có thể hiện ra, những lời bàn tán, những cử động nhỏ, những kiểu tóc, ánh mắt…… Những nét tầm thường đặc thù đó là những nội hàm quan trọng nhất trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta, từ những năm 90 cho đến nay, những khung cảnh cơ bản thật sự đều kéo dài như thế này.

--------------

Nguồn tin tham khảo: Hồ Ca - Hu Ge - 胡歌 - Hugh

 

 

 

Có thể bạn muốn xem