web stats

Sáng rực trong tà áo dài cổ phục

Khoác lên mình màu huyền bí hoang sơ, chùa Từ Hiếu luôn là điểm đến hoài cổ cho những trái tim yêu nét đẹp của vùng đất Cố Đô Huế.    Khung cảnh nên thơ cùng sự yên bình nơi Từ Hiếu Tự đã trở thành điểm đến của các bạn trẻ. Ảnh: Ngoc Oanh Dao Lần theo dấu thời gian tìm về nơi tọa lạc của chùa Từ Hiếu Nằm cách trung tâm thành phố Huế tầm 15 phút xe máy, chùa Từ Hiếu tọa lạc tại phường Xuân Thủy của thành phố Huế mộng mơ.  Lui mình sau rừng thông bao la bát ngát, nét cổ kính của ngôi chùa đẹp một cách đầy “liêu trai”. Chùa Từ

Khoác lên mình màu huyền bí hoang sơ, chùa Từ Hiếu luôn là điểm đến hoài cổ cho những trái tim yêu nét đẹp của vùng đất Cố Đô Huế.   

Khung cảnh nên thơ cùng sự yên bình nơi Từ Hiếu Tự đã trở thành điểm đến của các bạn trẻ. Ảnh: Ngoc Oanh Dao

Lần theo dấu thời gian tìm về nơi tọa lạc của chùa Từ Hiếu

Nằm cách trung tâm thành phố Huế tầm 15 phút xe máy, chùa Từ Hiếu tọa lạc tại phường Xuân Thủy của thành phố Huế mộng mơ. 

Lui mình sau rừng thông bao la bát ngát, nét cổ kính của ngôi chùa đẹp một cách đầy “liêu trai”. Chùa Từ Hiếu được biết đến với câu chuyện cảm động về lòng hiếu thảo lấy đi nước mắt của người đời, nơi đây cũng là ngôi chùa độc nhất trở thành nơi an nghỉ của các vị thái giám dưới vương triều nhà Nguyễn.   

Không ồn nhộn nhịp, đâu đó nơi thành phố Huế, chùa Từ Hiếu vẫn lặng mình đón tiếp khách đến thăm. Ảnh: Ngoc Oanh Dao

Nét kiến trúc nhuốm màu cổ xưa nhưng đẹp đến xiêu lòng của chùa Từ Hiếu

Chùa Từ Hiếu nằm trong không gian rộng gần 8 mẫu, Khuôn viên chùa rộng chừng 8 mẫu, phía trước có khe nước uốn quanh, phong cảnh thơ mộng, hữu tình động lòng người.   

Chính không gian rộng lớn cùng ảnh sắc tuyệt vời nơi đây đã lấy lòng biết bao du khách gần xa. Ảnh: Ngoc Oanh Dao

Thật không quá lời khi nói chùa Từ Hiếu là sự kết hợp hoàn mỹ giữa cảnh và sắc. Cảnh ở đây chính là hơi thở của thiên nhiên trong lành, của sự yên ả đất trời, sắc chính là nét chạm nét khắc điêu luyện đầy tinh tế của kiến trúc vùng đất Cố đô Huế, kiến trúc vương triều nhà Nguyễn.

Chính sự kết hợp đến hoài hòa và đầy khéo léo này khiến lòng người như được lạc vào chốn mộng giữa đời thường mỗi khi có dịp ghé thăm chùa Từ Hiếu.

Du lịch Huế luôn mang đậm phong cách kiến trúc vương triều Nguyễn và chùa Từ Hiếu cũng không ngoại lệ. Ảnh: Ngoc Oanh Dao

Sự gần gũi đến giản dị của chùa toát lên với lối kiến trúc chữ “khẩu” ba căn hai mái truyền thống, phía trước thờ Phật, phía sau thờ Tổ.

Lối kiến trúc quen thuộc tạo sự ấm áp cho ngôi chùa cũng chất chứa nét mới lạ cho chính điện nơi đây bởi ngoài việc thờ tượng Tam thế Phật, Phật Thích Ca thì chùa Từ Hiếu chọn thờ tranh thay Phật để tạo nên sự gần gũi  giữa chốn uy nghiêm.   

Ảnh: Ngoc Oanh Dao

Men theo con đường mát rợp bóng cây, khuất sau chính điện là dãy Nhà hậu hay còn gọi là Quảng Hiếu đường hiện ra trong tầm mắt. Đây chính là nơi thờ phụng các vị thiền sư đã để lại chùa Từ Hiếu của ngày hôm nay.

Không gian cổ kính như được tô điểm hơn bởi hồ sen thuần thiết còn lất phất sương mơ làm lòng người như được rọi rửa bụi hồng trần. Cõi mộng giữa chốn xô bồ chính là đây, không lẫn vào đâu được.

Nét đặc trưng khi đến dạo chơi Từ Hiếu Tự chính là nụ cười, nụ cười của sự thoải mái an yên. Ảnh: Ngoc Oanh Dao

Nơi tìm về tâm hồn tự tại giữa chốn xô bồ

Chùa Từ Hiếu luôn đón lượng lớn khách du lịch trong và ngoài nước hằng năm nếu không nói là đông nhất cố đô Huế.

Tương truyền rằng, chùa Từ Hiếu trước đây chỉ là một Thảo Am do thiền sư Thích Nhất Định lập nên để ngày đêm tu hành và phụng dưỡng mẹ già. Do tuổi già bệnh nặng nên hằng ngày thiền sư phải vượt hơn 5km bằng rừng vượt núi tìm cá tìm thịt cho mẹ già có thực dưỡng bệnh.

Ao sen giếng nước nơi hồ như cất lên tiếng nhạc du dương hòa vào khúc nhạc êm đềm của mây trời. Ảnh: Ngoc Oanh Dao

Cũng vì đó mà lời đàm tiếu không hay về vị hòa thượng ăn mặn của người đời đến được tai vua Tự Đức. Nhờ cái nhìn thấu dân hiểu đạo của nhà vua và tính thương dân như con nên sau khi thiền sư viên tịch, nhà vua đã cho trung tu và đặt tên cho nơi đây là "Từ Hiếu Tự".

Từ đó, chùa Từ Hiếu còn được biết đến là nơi tu dưỡng và giáo dục con người ta về nghĩa sống, về đạo làm người.

Khoác lên mình tà áo dài cổ phục thanh tao, lất phất trong làng gió nhẹ, dạo bước quanh chùa Từ Hiếu thì còn gì đẹp hơn. Một nét Việt Nam trong làng văn hóa Việt, đẹp đến an yên tâm hồn.

Xuất phát từ  phong tục của dân gian mà chiếc áo dài khóe léo ăn sâu và gốc rể của mỗi người con đất Việt. Ảnh: Ngoc Oanh Dao

Không ngẫu nhiên mà người ta yêu thương tà áo cổ phục, cũng không quá trùng hợp khi đến chùa Từ Hiếu nhất định phải khoác cổ phục một lần mà đó chính là sự đồng điệu, đồng điệu với cảnh với tình. 

Chính địa thế đẹp, yên tĩnh nhưng không hề hiu quạnh lại chẳng cô lập giữa thành phố nên đây là địa điểm du lịch Huế lý tưởng cho những tâm hồn yêu cái đẹp.

Thật hoàn hảo khi vương triều Nguyễn đã thêu dệt nên cho Xuân Thủy một nơi tiên cảnh giữa chốn dân gian thực tại này. Ảnh: Ngoc Oanh Dao

Dạo thăm chùa Từ Hiếu không quên những chốn đẹp cận kề

Du lịch Huế, tìm về vùng đất cố đô chính là cơ hội để bạn có thể hòa mình vào thiên nhiên nên thơ hữu tình và đầy hùng anh nơi đây. Dạo thăm thành phố, thả dáng với 7749 kiểu ảnh tại những nơi làm trứ danh thành phố Huế sẽ là một trải nghiệm khiến bạn bị mê hoặc.

Kinh thành Huế

Là di sản văn hóa văn thế giới, kinh thành Huế là một trong những địa danh đáng đi hàng đầu ở Huế.

Trước khi rời chân khỏi kinh thành Huế, bạn đừng quên lưu giữ lại cho mình một bức ảnh thật kiêu sa tiểu thư đài cát nhé. Ảnh: Kieu My

Chính sắc màu rực rỡ của làng nghề trăm tuổi vang bóng vùng đất cố đô đã tạo nên sự trẻ trung cho cảnh sắc nơi đây. Ảnh: Vnexpress.net

Với nghề làm hương trầm hàng trăm năm tuổi, làng hương Thủy Xuân luôn là điểm check in quen thuộc của các bạn trẻ yêu cố đô, yêu du lịch Huế.

Một làng nghề nhưng 7749 kiểu ảnh là có thật ở làng hương Thủy Xuân. Ảnh: Lacaf.vn

Khác với kinh thành nhuộm màu thời gian thì chợ Đông Ba lại là một trung tâm náo nhiệt nhưng chất chứa cả tinh hoa của vùng đất cố đô. Ảnh: svhtt.thuathienhue.gov.vn

Có thể bạn muốn xem