web stats

Phở khô làng Đợi – thức quà đậm vị quê hương hấp dẫn du khách gần xa

Phở khô làng Đợi - sản phẩm riêng biệt mang đậm hương vị quê hương Vốn nổi danh với những sản vật từ lúa gạo, thôn Phụ Đại được biết đến nhiều nhờ đặc sản phở khô. Từ lâu phở đã trở nên quen thuộc trong gian bếp gia đình đến những quán ăn bình dân hay nhà hàng sang trọng. Bánh phở chính là thành phần chính và quyết định hương vị của những bát phở. Phở khô làng Đợi - thức quà mang đậm dư vị quê hương. Ảnh: Phạm Hường. Xưa kia, với phương thức thủ công, để làm ra những bánh phở chất lượng, người dân làng Đợi phải dậy từ 3 – 4h để ngâm

Phở khô làng Đợi - sản phẩm riêng biệt mang đậm hương vị quê hương

Vốn nổi danh với những sản vật từ lúa gạo, thôn Phụ Đại được biết đến nhiều nhờ đặc sản phở khô. Từ lâu phở đã trở nên quen thuộc trong gian bếp gia đình đến những quán ăn bình dân hay nhà hàng sang trọng. Bánh phở chính là thành phần chính và quyết định hương vị của những bát phở.

Phở khô làng Đợi - thức quà mang đậm dư vị quê hương. Ảnh: Phạm Hường.

Xưa kia, với phương thức thủ công, để làm ra những bánh phở chất lượng, người dân làng Đợi phải dậy từ 3 – 4h để ngâm gạo và kịp các công đoạn. Nguyên liệu chính làm nên sản vật này là gạo tẻ. Cô Nguyễn Thị Sóng, một công nhân tại xưởng cho biết: "Phở khô làng Đợi phải làm từ những loại gạo tẻ rắn như gạo kháng dân, quảng tế hay Q. Nhưng làm ngon nhất vẫn là gạo Q. Nếu lấy những loại gạo dẻo hay gạo nếp thì khi tráng nó sẽ rất dính không làm được."

Trước đây, bánh phở khô được làm hoàn toàn bằng thủ công. Nhưng hiện nay, công nghệ phát triển, với kỹ thuật sản xuất theo dây chuyền đã giảm bớt sự vất vả cho con người và tăng năng suất. Theo lời cô Sóng, trước kia làm thủ công thì một ngày mỗi hộ chỉ làm được 2 tạ, nhưng hiện nay có thể lên đến 4 -5 tấn.

Làm phở khô có đến 16, 17 công đoạn, một dây chuyền cả người đóng gói và vận chuyển cần đến trên dưới 20 người. Phở là một trong những món ăn được ưa chuộng, đặc biệt là được dùng nhiều vào mùa lạnh nên vào mùa các xưởng cần tăng cường để kịp sản lượng xuất đi. Hôm nào chạy hàng, người thợ phải làm đến sáng để đủ sản phẩm. 

Làng Đợi là nơi duy nhất trong tỉnh  sản xuất phở khô nên sản phẩm tạo ra bao nhiêu là xuất đi bấy nhiêu, nói không với hàng tồn. Đặc sản phở làng Đợi được nhiều đại lí trong tỉnh kí hợp đồng, xuất đi các tỉnh khắp cả nước và cả ra nước ngoài.

Đặc sản không có hóa chất chinh phục mọi du khách gần xa

Phở Phụ Đại có màu trắng như màu của gạo làm ra nó. Khi ăn, ta rửa phở khô cho sạch rồi tráng lại bằng nước sôi khoảng 2- 3 phút để phở nở ra và chín. Sợi phở mềm vừa mà không bị dai.

Cô Nguyễn Thị Mến, chủ cơ sở sản xuất phở khô Phong Mến chia sẻ: " Hiện nay, chúng tôi hoàn toàn là không dùng hóa chất hay chất tẩy trắng, màu của phở là màu của gạo. Một 1kg phở khi cắt tươi, phơi được khoảng 8 lạng phở khô.  

Giá bán của chúng tôi dao động từ 14.000 đồng đến 19.000 đồng tùy số lượng. Trừ chi phí nguyên liệu, máy móc, nhân công đi thì mỗi 1kg lãi không đáng mấy. Nhà tôi lãi là vì bán với số lượng lớn. Nếu mà dùng chất tẩy trắng thì sẽ tốn thêm chi phí mà chất lượng, sản lượng không hơn. 

Hơn nữa là nếu chúng tôi mà tăng giá sản phẩm thì dân chê đắt, ít người mua đi và cũng khó cạnh tranh với các xưởng khác nữa." Cô mến cũng cho biết, ngày nào xưởng nhà cô cũng xuất đi, mỗi ngày xuất đi  từ 2 đến 3 tấn, mùa đông thì khoảng 5 – 6 tấn.

Phở khô làng đợi có màu trắng tự nhiên và không dùng hóa chất. Ảnh: Phạm Hường.

Cụ Lê Thị Hương, một người dân trong làng kể lại: " Nghề này có từ rất lâu đời rồi, tôi cũng không nhớ rõ nữa. Ngày xưa kinh tế khó khăn, việc làm ít, nghề này đã nuôi sống bao thế hệ trưởng thành. Những người xa quê có dịp  đều chọn mua làm quà. 

Tuy không có nhiều giá trị kinh tế nhưng đây là là món quà mang đậm hương vị quê hương." Phở khô rất tiện cho các gia đình mà đảm bảo vệ sinh. Nó đã chinh phục được những khách hàng và thị trường khó tính.

Hiện nay, làng Đợi còn khoảng 5 xưởng sản xuất phở khô. Nghề này đã tạo thu nhập cho những người dân quanh vùng khi nghề cấy lúa không còn phổ biến và họ không phù hợp với các khu công nghiệp. Cô Nguyễn Thị Sóng chia sẻ: " Thu nhập của chúng tôi khoảng 3 triệu đến 4, 5 triệu/tháng. 

Mức thu nhập này không phải là cao nhưng tôi thấy nó không bị gò bó như các công ty. Tôi cũng chủ động được việc gia đình. Hơn nữa, nó cũng phù hợp với những đối tượng quá tuổi lao động, sức khỏe không còn nhanh nhạy như tôi nữa".

Phở khô làng Đợi chinh phục vị giác thực khách. Ảnh: Phạm Hường.

Cảm nhận hương vị phở khô làng Đợi, anh Nguyễn Văn Bình (du khách Hà Nội) chia sẻ: "Trong lần tình cờ ghé thăm làng, tôi đã có dịp thưởng thức đặc sản phở khô làng Đợi. Cảm thấy hợp với khẩu vị của mình, tôi đã tìm hiểu và được biết món phở quê hương được sản xuất bằng phương pháp thủ công, an toàn. Từ đó, tôi là khách hàng quen thuộc của phở khô làng Đợi. Đặc biệt, cả gia đình và những người bạn của tôi đều rất thích món đặc sản phở khô này".

Có thể bạn muốn xem