web stats

nơi giữ lửa nghề nong tằm né kén guồng tơ  

Ngắm nhìn những sợi tơ vàng óng ả dưới cái nắng vàng như rót mật, tận mắt xem tận mắt quy trình ươm kén lấy tơ là trải nghiệm khó quên với bất kỳ ai khi đến với làng nghề Hồng Lý ở Thái Bình. Vùng đất Vũ Thư của tỉnh Thái Bình xưa nay nổi tiếng với rất nhiều làng nghề truyền thống, trong đó không thể không nhắc đến làng nghề ươm tơ Hồng Lý, một nơi gắn liền với nghề nuôi tằm, ươm tơ dệt lụa nức tiếng một thời. Hồng lý là một trong những làng nghề hiếm hoi vẫn giữ được những tinh hoa của nghề ươm tơ truyền thống và dù trải qua dâu

Ngắm nhìn những sợi tơ vàng óng ả dưới cái nắng vàng như rót mật, tận mắt xem tận mắt quy trình ươm kén lấy tơ là trải nghiệm khó quên với bất kỳ ai khi đến với làng nghề Hồng Lý ở Thái Bình.

Vùng đất Vũ Thư của tỉnh Thái Bình xưa nay nổi tiếng với rất nhiều làng nghề truyền thống, trong đó không thể không nhắc đến làng nghề ươm tơ Hồng Lý, một nơi gắn liền với nghề nuôi tằm, ươm tơ dệt lụa nức tiếng một thời. Hồng lý là một trong những làng nghề hiếm hoi vẫn giữ được những tinh hoa của nghề ươm tơ truyền thống và dù trải qua dâu bể của thời cuộc thì nơi đây vẫn còn có những con người vẫn ngày đêm gìn giữ và phát triển nghề truyền thống có từ bao đời của cha ông. 

Làng nghề ươm tơ Hồng Lý là điểm đến hấp dẫn chớ nên bỏ lỡ ở Thái Bình. Ảnh: @-the_prabster.

 

Lịch sử của làng nghề ươm tơ Hồng Lý 

Không biết nghề nuôi tằm, ươm tơ ở Hồng Lý có từ bao giờ, nhưng theo lời kể của các bậc cao niên thì nghề nuôi tằm tại đây đã có từ cách nay vài trăm năm và đã có rất nhiều gia đình trải qua hàng chục đời sinh sống bằng cái nghề truyền thống này. Hồng Lý có lợi thế rất lớn để phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm nhờ có thổ nhưỡng tốt với bãi bồi nằm cạnh sông Hồng. 

Lịch sử của làng nghề đã có từ vài trăm năm. Ảnh: Trung Anh

Ở thời kỳ hoàng kim (1976-1986), nghề ươm và dệt tơ tằm xã Hồng Lý rất phát triển, xã có đến hàng trăm ha trồng dâu và có hàng ngàn gia đình cùng sản xuất và sinh sống bằng nghề này. Cứ hai đến ba hộ gia đình sẽ hình thành một tổ ươm tơ, quay tơ sau khi đã sản xuất kén. Khung cảnh làng nghề vào thời kỳ này cực kỳ nhộn nhịp, những cánh đồng dâu luôn xanh tốt và bếp than ươm tơ đỏ lửa đêm ngày.   

Ở thời kỳ cực thịnh, làng nghè đỏ lửa đêm ngày. Ảnh: FB/ Thanh Hai Nguyen Huu

Trải qua bao thăng trầm của thời cuộc, đến nay số người còn làm nghề truyền thống đã không còn nhiều, thậm chí có gia đình đã bỏ nghề bởi tác động của nhiều yếu tố, đầu ra hạn chế, sự phát triển của sản phẩm lụa công nghiệp cũng khiến làng nghề bị ảnh hưởng. Dù vậy, người dân làng nghề quyết bám trụ và lưu giữ nghề ươm tơ truyền thống của làng nghề với mong muốn giữ lại được nét tinh hoa, niềm tự hào của một làng nghề vang bóng mà ông cha đã gầy dựng và thậm chí còn giúp Hồng Lý dần trở thành một điểm đến hấp dẫn trên bản đồ du lịch của tỉnh Thái Bình. 

Sự kỳ công của nghề 'ăn cơm đứng' tại Hồng Lý 

Để tạo nên những sản phẩm chất lượng, các nghệ nhân của làng nghề ươm tơ Hồng Lý phải trải qua rất nhiều khâu rất vất vả. Đầu tiên người ta cần tạo các khung nứa để tằm có thể nhả tơ và tạp kén, tằm cần được nuôi bằng lá dâu để có kén màu vàng, nếu muốn có kén trắng thì cho ăn bằng lá sắn. Khi tằm đóng kén người nuôi cần phải canh nắng sao cho kén tạo ra phải khô, thơm để khi ươm tơ sẽ không bị tan và sợi tơ thu được sẽ có màu vàng óng ánh. 

Tằm được nuôi trên những nong tre. Ảnh: Tuổi trẻ thủ đô

Tằm ăn lá dâu sẽ cho kén vàng óng. Ảnh: Tạp chí điện tử TTV

Công đoạn ươm tơ cũng thật nhiều vất vả, để làm công việc này, người ta sẽ đun một nồi nước sôi sau đó thả kén vào rồi đảo đều cho đến khi lớp áo kén bong ra bên ngoài. Khi đó các thợ sẽ lần tìm những mối gốc của kén tơ và rút ra, chập 10 sợi lại với nhau thành 1 sợi và bắt đầu quấn vào con tơ, tơ khi được kéo ra như vậy gọi là tơ thô. Sau khi kéo tơ xong sẽ mang đi phơi trước khi mang bán hoặc làm các sản phẩm thủ công như dệt lụa… 

Cho kén vào nồi nước sôi và khuấy đều để lấy tơ. Ảnh: Tạp chí điện tử TTV

Tơ được kéo và cuốn đều. Ảnh: Báo Lao Động

Mặc dù ngày nay đã có máy móc hỗ trợ nhưng sự vất vả của người làm nghề vẫn hiện hữu, mỗi công đoạn đều cần sự chuẩn xác, đôi khi da mặt sẽ bỏng rát vì phải tiếp xúc với nước nóng nhiều. 

Thành quả là những bó tơ thô vàng óng ả. Ảnh: Báo Lao Động

Đến làng nghề ươm tơ Hồng Lý hôm nay, bạn sẽ được tận hưởng khung cảnh của một miền quê yên bình mang những nét đặc trưng của vùng đồng bằng Bắc Bộ. Trong không gian yên ả ấy, bạn sẽ được tận mắt thăm quan và tìm hiểu về quy trình tạo nên những bó tơ vàng óng phơi đầy sân và lắng nghe những câu chuyện thú vị về làng nghề. Đặc biệt, hiện tại du khách đến với làng nghề ươm tơ Hồng Lý còn thích thú với một món ăn đặc sản hấp dẫn đó là con tằm chín. Đây là thức quà được nhiều người ưa chuộng và chọn mua về làm quà sau khi ghé thăm ngôi làng truyền thống này.   

Kinh nghiệm di chuyển để check-in làng ươm tơ Hồng Lý

 Làng nghề ươm tơ Hồng Lý nằm cách trung tâm Hà Nội khoảng 90km và cách thành phố Thái Bình 20km thuộc địa phận của xã Hồng Lý, huyện Vũ Thư.  Cung đường đến với làng nghề này rất thuận tiện, bạn có thể di chuyển bằng xe máy hoặc ô tô tùy nhu cầu. 

Làng Hồng Lý chỉ cách trung tâm thành phố Thái Bình 20km. Ảnh: Vuthu.thaibinh

Để đến với làng nghề, từ TP Hà Nội bạn đi theo hướng về Nam Định qua khu vực cầu Tân Đệ vạo Thái Bình rồi tiếp tục di chuyển về hướng đê sông Hồng sau đó rẽ phải đến địa phần xã Hồng Lý rồi đến với làng nghề. Đến với Hồng Lý bạn có thể hỏi cơ sở ươm tơ của ông Nguyễn Duy Thụ để thăm quan và tìm hiểu về nghề truyền thống tại đây.

Ngoài làng ươm tơ thì cánh đồng hoa cải ở Hồng Lý cũng rất nổi tiếng. Ảnh: @ngoc_bich_0210

Ngoài các cơ sở ươm tơ đến Hồng Lý bạn có thể ghé thăm cánh đồng hoa cải tuyệt đẹp cũng là một điểm đến hấp dẫn thu hút nhiều du khách nên bạn đừng bỏ lỡ cơ hội check-in nhé. 

Nguyệt Cát (Tổng hợp) - GTOPVN.com.vn 

Ảnh: internet 

Có thể bạn muốn xem