Những phong tục tập quán đặc biệt bạn cần hiểu rõ trước khi đến Thái Lan

Phong tục chào hỏi Một trong những điểm đặc trưng nhất của phong tục Thái là vái (tiếng Thái: wai), gần giống như cách cúi chào của người Ấn (Tiếng Hindi: namaste). Cử chỉ này được sử dụng khi gặp mặt, chia tay hoặc xác nhận, với nhiều dạng khác nhau phụ thuộc và vị trí xã hội của người đó, nhưng nhìn chung, thường là cử chỉ giống như đang lễ với hai tay chắp lại, đưa lên ngực hoặc đầu và cúi đầu chào. Phong tục, cử chỉ Wai được áp dụng ở mọi nơi trên Thái Lan và là dấu hiệu bày tỏ lòng kính trọng cũng như chào đón hoặc cảm ơn. Lòng tôn kính đối

Phong tục chào hỏi

Một trong những điểm đặc trưng nhất của phong tục Thái là vái (tiếng Thái: wai), gần giống như cách cúi chào của người Ấn (Tiếng Hindi: namaste). Cử chỉ này được sử dụng khi gặp mặt, chia tay hoặc xác nhận, với nhiều dạng khác nhau phụ thuộc và vị trí xã hội của người đó, nhưng nhìn chung, thường là cử chỉ giống như đang lễ với hai tay chắp lại, đưa lên ngực hoặc đầu và cúi đầu chào. Phong tục, cử chỉ Wai được áp dụng ở mọi nơi trên Thái Lan và là dấu hiệu bày tỏ lòng kính trọng cũng như chào đón hoặc cảm ơn.

Lòng tôn kính đối với Hoàng gia

Hoàng gia là nền tảng trong văn hóa Thái Lan, những người trong hoàng gia luôn được người dân Thái Lan kính trọng nhất. Hình ảnh của nhà Vua được dùng để tô điểm cho rất nhiều nơi. Chính vì vậy, sẽ là một sai lần lớn nếu bạn có những nhận xét xấu về đức Vua hay bất kì ai trong hoàng tộc, dù chỉ là đùa. Cách tốt nhất là bạn nên tỏ long kính trọng họ và có những hành xử đúng mực.

Khi vào thăm Hoàng Cung (Bangkok) nên ăn mặc lịch sự, phụ nữ không được mặc váy ngắn, áo hở cổ, dép phải có quai hậu. Nếu vi phạm điều này bạn sẽ không được vào bên trong tham quan.

Một trong những phong tục khác của Thái là phải đứng khi hát bài 'hoàng ca' ở các sự kiện thể thao, phim ảnh hay các sự kiện công khai khác. Nếu bạn đi du lịch Thái Lan, khi họ hát bài hát “Hoàng ca” bạn nên dừng lại giữ trật tự để tỏ lòng tôn kính.

Khi chụp ảnh bạn không trèo lên các tượng Phật để chụp hình. 

Bài hát quốc ca

Thái Lan là đất nước tôn kính Phật giáo và Hoàng gia, nên tất cả những gì liên quan đến đất nước họ đều được tôn trọng. Bài hát quốc ca của họ được phát hai lần mỗi ngày. Bài hát quốc ca Thái Lan mỗi khi được phát lên thì mọi người dân dù đang ở đâu cũng phải ngừng lại, đứng thẳng với niềm tự hào dân tộc. Bạn cũng nên thực hiện điều đó khi bài hát quốc ca vang lên ở nơi bạn đến để thể hiện sự tôn trọng.

Các ngày lễ quan trọng ở Thái Lan

Các dịp lễ quan trọng trong văn hóa Thái gồm có Tết Năm Mới Thái hay còn gọi là Songkran, được chính thức công nhận là vào ngày 13 đến 15 tháng 4 hàng năm. Ngày lễ này rơi vào mùa khô, thuộc vào mùa nóng trong năm ở Thái Lan nên luôn có tục té nước rất huyên náo. Tục té nước bắt nguồn từ nghi thức tắm tượng Phật và vẩy nước thơm lên tay người già. Một ít bột thơm cũng được dùng trong nghi thức tắm rửa hàng năm. Nhưng trong những thập kỷ gần đây, việc sử dụng nước được tăng cường với đủ loại vòi, xô, súng bắn nước, ống xả nước và một lượng lớn bột.

Một lễ hội khác là Loi Krathong được tổ chức vào 12 ngày rằm theo âm lịch Thái. Dù rằng không phải là kỳ nghỉ lễ chính thức theo quy định của Chính phủ, nó vẫn là một mỹ tục, mà "loi" có nghĩa là "thả trôi" và "krathong" nghĩa là một cái bè nhỏ, theo truyền thống được làm từ một khúc thân cây chuối, được trang trí bằng các lá chuối được xếp gấp tỉ mỉ, hoa, nến, hương...Việc thả đèn này là biểu tượng của việc để cho những hận thù, giận dữ và sự ô uế trôi đi để mà người ta có thể bắt đầu bước tiếp cuộc đời họ một cách thanh sạch hơn.

Nhà sư ở Thái Lan có một vị trí vô cùng quan trọng

Theo kỷ luật tôn giáo, các nhà sư bị cấm có bất cứ một tiếp xúc cơ thể nào với nữ giới. Phụ nữ, do đó, phải đứng xa khi sư đi qua để chắc rằng các tiếp xúc dù vô ý cũng không thể xảy ra. Một loạt các phương cách vẫn được thực hiện để tránh xảy ra mọi sự tiếp xúc dù vô tình (hay thậm chí chỉ là các hành vi có vẻ như là tiếp xúc) giữa giới nữ và các nhà sư. Khi phụ nữ dâng lễ cho nhà sư, họ phải đặt đồ lễ dưới chân của sự hoặc trên một tấm vải trải trên sàn hay trên bàn. Các nhà sư ban phúc lành cho phụ nữ bằng một số loại bột hoặc cao được chấm vào đầu nến hoặc đầu đũa. Mọi người phải ngồi hoặc đứng với đầu thấp hơn đầu nhà sư. Trong chùa, có khi các nhà sư ngồi trên bệ cao để nguyên tắc này được thực thi.

Hãy lưu ý với cái đầu và đôi chân

Chuẩn mực xã hội Thái cho rằng sờ vào đầu một ai đó là vô lễ. Cũng là mất lịch sự khi đặt chân cao hơn đầu ai đó, đặc biệt nếu người đó có địa vị xã hội cao hơn. Đó là bởi vì người Thái cho rằng chân là bộ phận dơ bẩn và thấp kém nhất trên cơ thể, còn đầu là bộ phận cao nhất và đáng kính nhất. Nguyên tắc này cũng ảnh hưởng đến cách người Thái ngồi trên sàn- chân của họ để vào trong hay ra đằng sau mà không chĩa vào người đối diện. Chĩa vào hay chạm vào bất cứ cái gì bằng chân đều bị xem là mất lịch sự.

Chính vì vậy, khi đến Thái Lan, bạn tuyệt đối không được dùng chân để chỉ người hoặc đồ vật. Khi ngồi không bao giờ bạn được để bàn chân hướng vào tượng Phật hoặc ảnh của nhà vua và cũng không nên chĩa vào người đối diện. Chĩa hay chạm vào bất cứ cái gì bằng chân đều là mất lịch sự, bạn nhớ nhé.

Một trong những phong tục nhạy cảm khác mà khách du lịch cần phải biết là cởi giày và để ngoài cửa trước khi vào các công trình tôn giáo hay nhà của bất cứ ai, và cũng không được giẫm lên bậc cửa.

Bất cứ ai cũng không được giẫm lên tiền

Trên tiền Thái Lan in hình nhà vua. Trong khi đó, người dân xứ sở Chùa Vàng rất coi trọng hoàng gia nên thậm chí việc giẫm lên tiền Bath sẽ bị xem là xúc phạm vua, khi quân phạm thượng. Nếu là hành động cố tình, bạn còn có thể bị bắt tù vài ngày đấy!

Bạn nên chú ý không dùng tay trái để đưa đồ cho người khác

Điều kiêng kị này cũng giống như ở quốc gia Phật giáo Manmar. Người Thái Lan quan niệm tay trái không sạch sẽ vì thế không nên dùng khi tặng quà cho đối phương. Trong đó, tặng quà bằng tay phải là thể hiện sự tôn trọng cần thiết với người nhận.

Chú ý cách ăn mặc

Vì là một đất nước Phật giáo lâu đời nên người Thái hay đánh giá thông qua diện mạo và bề ngoài của con người. Bạn nên ăn mặc gọn gàng để thể hiện lòng kính trọng đối với tôn giáo của họ, việc bạn ăn vận luộm thuộm được xem như không tôn trọng họ và sẽ khiến họ phật ý. Các khu vực tôn giáo rất nhạy cảm về việc ăn mặc. Đến đây bạn phải kín đáo, những người mặc quần ngắn, váy ngắn, áo dây, áo ba lổ có thể bị từ chối vào các đền chùa đến khi nào có sự thay đổi phù hợp.

Hãy thể hiện sự vui vẻ và biết kiềm chế cảm xúc

Cãi vả hay thể hiện sự tức giận là một điều kiêng cữ trong văn hóa Thái, và, cũng như các nền văn hóa châu Á khác, cảm xúc trên khuôn mặt là cực kỳ quan trọng. Vì lý do này, du khách cần đặc biệt chú ý tránh tạo ra các xung đột, thể hiện sự giận dữ hay khiến cho một người Thái đổi nét mặt. Sự không đồng tình hoặc các cuộc tranh chấp nên được giải quyết bằng nụ cười và không nên cố trách mắng đối phương.

Thường thì, người Thái giải quyết sự bất đồng, các lỗi nhỏ hay sự xui xẻo bằng cách nói "Mai pen rai", nghĩa là "Không có gì đâu mà". Việc sử dụng phổ biến thành ngữ này ở Thái Lan thể hiện tính hữu ích của nó với vai trò một cách thức giảm thiểu các xung đột, các mối bất hòa và than phiền; khi một người nói "mai pen rai" thì hầu như có nghĩa là sự việc không hề quan trọng, và do đó, có thể coi là không có sự va chạm nào và không làm ai đổi nét mặt cả.

Một điều mà bạn cũng cần lưu ý là không nên thể hiện tỉnh cảm quá thân mật trước mặt người khác, như thế là không tôn trọng nền văn hóa tôn kính của đất nước họ. Ở Thái Lan, người ta chỉ thường thấy bạn bè nắm tay nhau, còn các cặp đôi rất ít khi làm thế trừ khi họ đang ở những nơi Tây hóa.

Màu sắc trang phục của người dân Thái Lan trong tuần

Nhắc tới Thái Lan,  người ta thường nhắc tới những gam màu ấn tượng, xuất hiện thường nhật trong đời sống người dân. Ở đất nước Phật Giáo này, họ sử dụng màu sắc để thể hiện “thương hiệu” riêng của mình. Việc sử dụng màu sắc đã trở thành nghệ thuật và biểu hiện rất rõ ràng trong đời sống sinh hoạt và cả trong chính trị.

Vào thứ hai, toàn bộ người dân sẽ mặc áo màu vàng. Vì đó là màu biểu tượng cho hào quang của đức vua, ngày đức vua Bhumibol Adulyadej (Hay còn gọi là vua Rama IX) sinh ra – Thư Hai ngày 5/12/1927.

Màu xanh biểu trưng cho màu sắc của hoàng hậu, vợ vua Bhumibol Adulyadej.Người dân thường chọn ưu tiên màu xanh vào các ngày thứ 3 để cầu chúc sức khỏe cho hoàng hậu.

Hiện nay màu tím được quy định mặc tại toàn bộ nơi công sở vào thứ 4,,5,6. Đó là màu quyền lực của công chúa Maha Chakri Sirindhorn.

Màu đỏ là màu sắc được ưu tiên trong những ngày nghỉ cuối tuần. Nó mang ước nguyện và thể hiện sự tôn kính với trời đất. (Sunday- ngày mặt trời).

Nhưng điều đáng nói nhất ở đây là sự tôn kính không phải làm theo luật cũng không phải quy tắc bắt buộc, mà điều này hoàn toàn xuất phát từ thực tế, từ sự tự giác và sự kính trọng của người dân.

Khi tới bất cứ nhà hàng hay cửa hàng nào, bạn không nên dùng tay để gọi phục vụ

Đối với người phục vụ tại Thái, bạn đừng bao giờ gọi họ bằng cách dùng tay ra hiệu với các ngón tay hướng lên (ngửa) bởi điều này sẽ bị xem là bất lịch sự, không tôn trọng người khác. Bạn có thể gọi nhân viên phục vụ bằng cách nắm bàn tay lại khi vẫy gọi hoặc sấp bàn tay lại.

Quy tắc khi đi ăn uống

Trong mỗi bữa ăn của người Thái đều có đầy đủ các dụng cụ và có công dụng riêng nhưng bạn nên thử tìm ra cái nào phù hợp với món mình đang ăn. Ví dụ, khi ăn bún có thể dùng đũa và khi ăn cơm có thể dùng muỗn và nĩa. Thức ăn trong nhà hàng thường được phục vụ trong dĩa lớn, từ đây mọi người mới lấy về chén của mình. Họ xem những người lấy nhiều thức ăn và ăn nhanh là những người thô lỗ. Một trong những truyền thống khác của Thái là chừa lại một ít thức ăn trên dĩa ở cuối bữa ăn để nói rằng đã ăn đủ và không cần dọn thêm thức ăn nữa.

Mặc cả

Người Việt ta thường có thói quen mặc cả mỗi khi mua hàng hóa gì đó, người Thái cũng có thói quen như vậy. Những nơi có giá niêm yết thường là nhà hàng và siêu thị, nhưng ở những nơi không có nhãn giá, như chợ, hay lúc thuê xe đạp, nên mặc cả để có giá tốt nhất. Cũng nên nhớ rằng, tip không phải là hành động phổ biến, không ai mong chờ điều này cả, vì thế bạn đừng lạm dụng quá khi đi du lịch.

Quà tặng

Khi tặng quà ở Thái Lan, món quà không bao giờ được gói trong giấy màu xanh lá, đen và xanh dương vì những màu này liên quan đến đám tang. Tương tự như vậy, không bao giờ chọn hoa vạn thọ hay cẩm chướng vì hai loại hoa này cũng gợi nhớ đến đám tang. Theo văn hóa Thái, những món quà tốt nhất là chocolate, các loại hoa phù hợp hoặc là trái cây. Bạn không nên mở quà ngay trước mặt người tặng và hãy chắp tay trước ngực để thể hiện sự cảm ơn.

Có thể bạn muốn xem