Nhà tù Tà Lài Đồng Nai và những dấu tích kháng chiến không thể xóa nhòa

Không quá nổi tiếng nhưng di tích nhà tù Tà Lài ở Đồng Nai cũng đã phần nào tái hiện quá khứ kiên cường của người miền Nam Việt Nam trong chiến tranh, khiến ai ai cũng phải nể phục và ngưỡng mộ. Đôi nét về nhà tù Tà Lài trong hồi ức Nhà tù Tà Lài là một công trình được xây dựng vào tháng 11 năm 1940 tại khu rừng miền Đông, bên bờ sông Đồng Nai của xã Tà Lài, huyện Tân Phú (trước năm 1945 thuộc thành phố Biên Hòa), tỉnh Đồng Nai, để giam giữ các đảng viên cộng sản và những chí sí yêu nước của Việt Nam trong thời kỳ cách mạng.  Tuy

Không quá nổi tiếng nhưng di tích nhà tù Tà Lài ở Đồng Nai cũng đã phần nào tái hiện quá khứ kiên cường của người miền Nam Việt Nam trong chiến tranh, khiến ai ai cũng phải nể phục và ngưỡng mộ.

Đôi nét về nhà tù Tà Lài trong hồi ức

Nhà tù Tà Lài là một công trình được xây dựng vào tháng 11 năm 1940 tại khu rừng miền Đông, bên bờ sông Đồng Nai của xã Tà Lài, huyện Tân Phú (trước năm 1945 thuộc thành phố Biên Hòa), tỉnh Đồng Nai, để giam giữ các đảng viên cộng sản và những chí sí yêu nước của Việt Nam trong thời kỳ cách mạng. 

Tuy nhiên, những nhân chứng đã từng bị giam tại đây lại thường gọi là Căng Tà Lài (“Căng” gọi lái từ “Camp”) hay Trại lao động đặc biệt, vì tên do chính quyền thực dân Pháp đặt cho nó là “Camp des travailleurs Talai” (Trại công nhân Tà Lài) để che mắt báo chí nhân quyền quốc tế.

Được biết, xưa kia, Tà Lài là một chốn rừng thiêng nước độc, với nhiều chướng khí, sương muối độc hại, nhiều thú rừng ăn thịt và vắt hút máu, lại có địa thế hiểm trở gần như là một ốc đảo độc lập với thế giới bên ngoài, trong bán kính 125km xung quanh đó không hề có người sinh sống, chỉ toàn đá tảng và cây dày đặc, nên thực dân Pháp đã lựa chọn để xây nhà ngục Tà Lài với ý định dễ hành hạ, dễ kiểm soát và khó bị phát hiện.

Tà Lài từng là nơi rừng thiêng nước độc khi chưa bị khai phá

Trên một khoảng đất rộng từ 7 đến 8 mẫu đất, chúng xây 3 căn nhà trệt làm bằng gỗ và lợp mái ngói để quan Pháp và lính khố xanh có nhiệm vụ canh giữ nhà tù nghỉ ngơi. Còn những người bị giam sẽ phải ở nhà dài làm bằng tre, gỗ và lợp mái tranh, mỗi căn chứa từ 50 đến 70 người, nếu số lượng người vượt quá thì lại dựng thêm một trại khác.

Xung quanh nhà tù Tà Lài thì được đặt một hàng rào dây kẽm bằng gai bao bọc xunh quanh để tránh cho tù nhân chạy thoát. Ngoài ra, còn có cả một nhà bếp và trạm y tế bằng tre đơn giản, nhưng tất nhiên đó chỉ là cách để qua mặt truyền thông mà thôi, chứ sẽ chẳng có tù nhân nào được sử dụng cả.

Mặc dù nó không được được xây theo cách tra tấn độc ác, man rợ đến rùng mình như nhà tù Côn Đảo, nhưng một khi đã phải vào đây thì ai cũng đều bị hành hạ đau đớn, dù có thoát ra được thì cũng sớm muộn trở thành “mồi” cho thú dữ hay bị nhiễm trùng đến chết do vắt cắn.

Đặc biệt, ngục giam Tà Lài xưa kia đã từng giam cầm hơn 400 chiến sĩ cách mạng được thực dân xem là “nguy hiểm”, tiêu biểu như: nhà cách mạng Dương Quang Đông – nguyên ủy viên xứ ủy Nam Kỳ, một trong những đảng biên Đảng cộng sản đầu tiên hay nhà sử học Trần Văn Giàu và đồng chí Tô Kỳ…

Nhà tù Tà Lài ngày nay và sự kiện vượt ngục đáng nhớ

Ngay khi chính quyền Pháp buộc rút khỏi Việt Nam từ năm 1954 thì nhà tù Tà Lài đã bị bỏ hoang. Cộng với sự khắc nghiệt của thiên nhiên, những biến động của thời gian và sự tàn phá của cuộc kháng chiến chống Mỹ về sau đã khiến những cơ sở vật chất làm từ chất liệu tre, gỗ yếu ớt của nhà tù bị hư hại và không để lại dấu vết gì.

Chính vì vậy, sau năm 1975 ngày đất nước thống nhất thì chính quyền đã đưa người Xtiêng, người Mạ và một số dân tộc thiểu số khác đến sinh sống và khai hoang vùng đất đai khô cằn của khu vực này. Do đó nếu không được kể lại qua hồi ức của những người từng bị giam may mắn sống sót thì khó ai biết đây đã từng là một nơi “hút máu người” tàn bạo đến thế nào.

Giờ cộng đồng dân tộc đã sinh sống tại đây

Nhưng điều đó không có nghĩa là nhà giam Tà Lài đã đi vào dĩ vãng. Bởi vào năm 2000, nhân dịp kỷ niệm 110 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, cũng trong khu vực này, huyện Ủy huyện Tân Phú đã xây dựng một tấm bia lưu niệm ghi dấu sự kiện vượt ngục Tà Lài thành công của 11 chiến sĩ cộng sản đêm 21/03/1941 để trở về với cách mạng và làm lực lượng nòng cốt củng cố Xứ ủy Nam Kỳ.

Vị trí nhà tù đã được đặt bia tưởng niệm

Tấm bia kỷ niệm đặc biệt này có diện tích 32 m2 và được đặt trên một ngọn đồi cao vừa phải trong khuôn viên rộng lớn có diện tích lên đến gần 4.500 m2 để dễ dàng nhìn thấy. Hơn nữa, nó còn được làm hoàn toàn bằng đá tảng lớn nên mặc gió bão mưa giông thì vẫn đứng hiên ngang ở đó.

Xung quanh bia đều được lát gạch men sáng bóng và có người thường xuyên đến quét dọn. Hình ảnh những người chiến sĩ cách mạng thì được khắc tạc tinh xảo trên một tấm đồng nổi bật ở mặt trước. Vì vậy, dù chiến tranh đã lùi xa thì mỗi khi đứng trước tấm bia đá ghi dấu nhà tù Tà Lài, lòng ta lại trào lên niềm tự hào và biết ơn trước tinh thần chiến đấu bất khuất của ông cha. 

Bia đá vững chãi hiên ngang

Đặc biệt, vào ngày 12/3/2021 UBND tỉnh Đồng Nai còn quyết định xếp nơi này là Di tích lịch sử cấp tỉnh. Đây có thể nói là cách rất tuyệt vời để phát huy những giá trị lịch sử ý nghĩa cũng như giáo dục lòng yêu nước cho các thế hệ trẻ hôm nay và mai sau. 

Có thể nói, mặc dù không mang quá nhiều giá trị về kiến trúc nhưng giá trị nhân văn mà nhà tù Tà Lài ở Đồng Nai cũng như các di tích lịch sử  khác mang lại là rất to lớn. Vì nó đánh thức trách nhiệm của mỗi cá nhân, qua đó, giúp ta có động lực phấn đấu xây dựng và giữ gìn từng tấc đất mà người xưa đã phải dùng cả máu để bảo vệ.

Thúy Quỳnh (Tổng hợp) - GTOPVN.com.vn

Ảnh: Internet

Có thể bạn muốn xem