Nhà lưu niệm cụ Huỳnh Thúc Kháng

Nhà lưu niệm cụ Huỳnh Thúc Kháng Huỳnh Thúc Kháng sinh năm 1876, tại làng Thạnh Bình, tổng Tiên Giang Thượng, huyện Hà Đông, phủ Thăng Bình nay là xã Tiên Cảnh, huyện Tiên Phước. Năm 1904, ông đậu Tiến sĩ; năm 1908, ông đứng đầu phong trào Duy Tân ở miền Trung, bị Pháp bắt đày đi Côn Đảo 13 năm mới được trả tự do. Năm 1926, ông đắc cử dân biểu rồi được cử làm Viện trưởng Viện Dân biểu Trung Kỳ. Ông cương quyết tranh đấu trong nghị trường, rồi nhân việc chống lại Khâm sứ Pháp, ông từ chức. Năm 1927, ông thành lập tờ báo Tiếng Dân nhằm tuyên truyền đấu tranh yêu nước. Sau cách mạng tháng 8 năm 1945, ông làm Bộ Trưởng Bộ Nội vụ. Đến năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh sang Pháp đàm phán, ông Huỳnh Thúc Kháng được cử làm Quyền Chủ tịch nước...

Huỳnh Thúc Kháng sinh năm 1876, tại làng Thạnh Bình, tổng Tiên Giang Thượng, huyện Hà Đông, phủ Thăng Bình nay là xã Tiên Cảnh, huyện Tiên Phước. Năm 1904, ông đậu Tiến sĩ; năm 1908, ông đứng đầu phong trào Duy Tân ở miền Trung, bị Pháp bắt đày đi Côn Đảo 13 năm mới được trả tự do.

Năm 1926, ông đắc cử dân biểu rồi được cử làm Viện trưởng Viện Dân biểu Trung Kỳ. Ông cương quyết tranh đấu trong nghị trường, rồi nhân việc chống lại Khâm sứ Pháp, ông từ chức.

Năm 1927, ông thành lập tờ báo Tiếng Dân nhằm tuyên truyền đấu tranh yêu nước. Sau cách mạng tháng 8 năm 1945, ông làm Bộ Trưởng Bộ Nội vụ. Đến năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh sang Pháp đàm phán, ông Huỳnh Thúc Kháng được cử làm Quyền Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa một thời gian.

Năm 1947, ông mất tại Quảng Ngãi khi đi kinh lý Miền Trung. Làm theo tâm nguyện của ông, nhân dân đã an táng ông trên đỉnh núi Thiên Ấn, nơi đây là đệ nhất thắng cảnh của Quảng Ngãi.

Với tài năng, đức độ và lòng yêu nước, người dân thường nhắc đến ông với một tên gọi gần gũi: Cụ Huỳnh. Tri ân và ghi nhận công lao, đóng góp to lớn của cụ Huỳnh, ngày 27/12/2012, Chủ tịch nước đã truy tặng Huân chương Sao vàng cho ông.

Có thể bạn muốn xem