Nét văn hóa độc đáo của những làng nghề ở Tây Ninh

Bên cạnh những điểm du lịch nổi tiếng hay những món ăn thơm ngon thì các làng nghề ở Tây Ninh cũng có một sức hút khó cưỡng với du khách. Những làng nghề ở Tây Ninh nức tiếng gần xa 1. Làm bánh tráng phơi sương Làng nghề ở Tây Ninh có rất nhiều nhưng nổi tiếng nhất có lẽ là nghề làm bánh tráng phơi sương. Được biết, bánh tráng phơi sương đã được xuất hiện khá lâu từ thời nhà Trần, không chỉ là món ẩm thực mà còn được xem là thuộc chữa bệnh, nên mặc cho các nhà máy sản xuất hiện đại được ra đời thì làng nghề làm bánh tráng truyền thống ở

Bên cạnh những điểm du lịch nổi tiếng hay những món ăn thơm ngon thì các làng nghề ở Tây Ninh cũng có một sức hút khó cưỡng với du khách.

Những làng nghề ở Tây Ninh nức tiếng gần xa

1. Làm bánh tráng phơi sương

Làng nghề ở Tây Ninh có rất nhiều nhưng nổi tiếng nhất có lẽ là nghề làm bánh tráng phơi sương. Được biết, bánh tráng phơi sương đã được xuất hiện khá lâu từ thời nhà Trần, không chỉ là món ẩm thực mà còn được xem là thuộc chữa bệnh, nên mặc cho các nhà máy sản xuất hiện đại được ra đời thì làng nghề làm bánh tráng truyền thống ở Trảng Bàng vẫn được bà con dày công giữ gìn và phát triển.

Bánh tráng ban đầu cũng được sử dụng loại bột nếp nhuyễn mịn và tráng trên một tấm vải mỏng trong nước sôi cho đến khi chín. Nhưng khi đem ra phơi thì sẽ công phu hơn ở những vùng khác là họ sẽ phơi 2 lần, lần đầu tiên phơi nắng cho khô, đem nướng qua, rồi lại mang đi phơi trong sương đêm để những giọt "tinh túy" của trời tạo cho bánh độ mềm dẻo và hương vị đặc trưng nhất định.

Bánh được phơi qua một lớp sương đêm

Có thể nói, quả không phụ sự kỳ công tỉ mẩn và nghiêm túc với nghề của những người nông dân khi mà món bánh tráng phơi sương đã trở thành món đặc sản nổi tiếng của Tây Ninh mà ai ghé thăm cũng không thể không thưởng thức. Hơn nữa là còn được xuât khẩu ra thị trường quốc tế, vì vậy đây là một làng nghề truyền thống ở Tây Ninh rất đáng để ghé thăm.

Địa chỉ: ấp Lộc Du, thị trấn Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh và cách trung tâm thành phố Tây Ninh khoảng 40km.

2. Làm muối ớt tôm

Nhắc đến Tây Ninh người ta sẽ nghĩ ngay đến muối tôm, nó được xem là một thương hiệu bảo chứng cho chất lượng "thử là mê, ăn là nghiền". Vì vậy, sẽ thật là thiếu sót nếu nhắc đến các làng nghề nổi tiếng ở Tây Ninh mà bỏ qua nghề làm muối tôm.

Chẳng biết nghề làm muối tôm Tây Ninh đã có từ bao giờ, chỉ biết rằng nó đã trở thành một món ăn đi cùng sự trưởng thành của biết bao thế hệ để rồi giờ đây đã được sản xuất theo quy mô, công nghệ và nhãn hiệu riêng, mà không nơi nào có được.

Muối ớt Tây Ninh có màu bắt mắt (Ảnh: Báo Ảnh Việt Nam)

Để làm được món ăn này, người ta phải chọn những hạt muối trắng sạch nhất, những con tôm tươi ngon nhất và những quả ớt chín đỏ nhất, sau đó hòa quyện lại theo một tỉ lệ nhất định với một công thức tiêng mà phải đến tận làng nghề ở Tây Ninh để chứng kiến thì bạn mới biết được. Và thành phẩm cho ra chính là những hạt muối có màu gạch bắt mắt và hương thơm đặc trưng, khiến ai trước khi ra về xũng phải xúng xính trên tay vài túi “mới chịu”.

Địa chỉ: các hộ gia đình ở huyện Trảng Bàng, Gò Dầu hay thị xã Tây Ninh...tỉnh Tây Ninh.

3. Làm mây, tre, nứa

Trong khi những làng nghề thủ công đang bị mai một dần thì làng nghề đan mây, tre, nứa ở Tây Ninh lại cực kỳ phát triển, nhất là trong thời điểm xã hội đang chuộng những đồ vật thân thiện với môi trường như hiện nay.

Đến với làng nghề ở Tây Ninh này, du khách sẽ phỉa choáng ngợp trước sự phong phú và đa dạng của các sản phẩm: từ những chiếc giỏ, chiếc rá nhỏ xinh cho đến những đồ vật lớn hơn như tủ, kệ, bàn ghế, hay thậm chí là salon đều được tạo thành vô cùng đẹp mắt và chắc chắn từ đôi bàn tay tinh tễ, công phu và tỉ mỉ của các nghệ nhân.

Những sản phẩm đan từ , mêu, tre, nứa đẹp mắt

Nó không chỉ được sử dụng trong đời sống hàng ngày của mọi người trong vùng, mà còn được cuất khẩu ra nhiều nước trên thế giới để quảng quá vắn hóa Việt Nam. Vì vậy, dù mỗi sản phẩm làm ra tốn khá nhiều công sức, cũng như thời gian nhưng người dân vẫn rất vui vẻ và tự hào. Đó là lý do ai đặt chấn đến Tây Ninh cũng không quên ghé qua làng nghề này và mua vài sản phẩm về làm quà.

Địa chỉ: xã Long Thành Trung, huyện Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh.

4. Làm hương (nhang)

Nói đến làm hương có lẽ ai cũng nghĩ ngay đến xứ Huế mộng mơ, với vô vàn những bó hương đủ sắc màu như: đỏ tươi, đổ gạch, xanh chuối, xanh đậm hay vàng, tím...đã tạo nên những bức ảnh "thần thánh" nổi danh trong cộng đồng quốc tế. Nhưng ít ai biết rằng, Tây Ninh cũng là vùng đất có làng nghề làm hương nổi tiếng nhất tại miền Nam.

Nhang ở Tây Ninh chỉ có 2 màu đặc trưng là vàng nâu và hồng của lá và hoa khô. Theo đó, để làm ra những cây nhang này thì người ta sẽ đi thu gom lá gòn về phơi khô, rồi đem xay nhuyễn thành bột. Sau đó đem đi trộn với nước và cho thêm bột quế và bột trầm vào để tạo mùi thơm. Chính vì vậy, mùi hương của nhang không nồng đậm mà cực kỳ nhẹ nhàng, dễ chịu.

Hình ảnh phơi hương đẹp mắt (Ảnh: NatGeo)

Ngoài ra, khi đem nhang đi phơi người ta cũng không buộc thành bó mà trải dài trên một tấm phản, nên khi chụp từ trên cao xuống nó tạo thành một bức ảnh cực kỳ nghệ thuật. Thậm chí, bức ảnh chụp hương đang phơi của làng nghề ở Tây Ninh này còn từng được lọt vào top ảnh đẹp nhất tuần do trang National Geographic bình chọn. Vì thế, khi đến thăm đất Thánh, bạn nhất định không được bỏ qua hoạt động ấn tượng này đâu đấy.

Địa chỉ: ấp Long Tân, xã Long Thành Bắc, huyện Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh.

5. Chằm nón lá

Nón là một vật dụng khá quen thuộc trong cuộc sống của người dân Việt Nam, nó thậm chí còn đã từng đi vào trong những lời thơ, câu hát để tôn vinh nét văn hóa độc đáo của dân tộc. Trong đó, chiếc nón bài thơ hay nón quai thao có lẽ đã quá nổi tiếng, nhưng nếu muốn xem một chiếc nón mang thương hiệu Tây Ninh là như thế nào thì bạn hãy ghé thăm làng nghề chằm nón lá ngay lập tức. 

Theo đó, khi đặt chân đến làng nghề thủ công này ở Tây Ninh, du khách sẽ được tự tay trải nghiệm các bước để làm ra một chiếc nón như: lựa lá mật cật để lót, làm khung nón sao cho thật tròn và đều, sau đó khâu thật khéo theo từng hàng thẳng tăm tắp để được một chiếc nón không chỉ tốt về chất lượng mà còn phải đẹp về hình thức.

Những chiếc nón lá xinh xắn

Ấn tượng nhất là tại đây, các bé gái chỉ 5 - 6 tuổi cũng có thể thoăn thoắt, điêu luyện làm ra những chiếc nón lá duyên dáng chẳng kém bàn tay người lớn, khiến ai cũng phải trầm trồ, thán phúc không thôi. Thế mới thấy, sự yêu nghề của các làng nghề truyền thống tại Tây Ninh nó in sâu vào máu đến thế nào.

Địa chỉ: ấp An Phú, xã An Hòa, hay thị xã Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh.

Mong rằng trong tương lai những làng nghề ở Tây Ninh vẫn luôn được giữ gìn và phát triển để những nét đẹp và giá trị văn hóa sâu sắc có thể trường tồn mãi với thời gian và vươn xa ra thế giới.

Thúy Quỳnh (Tổng hợp) - GTOPVN.com.vn

Ảnh: Internet

Có thể bạn muốn xem