Nét đẹp cổ kính của chùa Bác Ái Kon Tum giữa lòng phố núi

Về phố núi Kon Tum, ngoài được chiêm ngưỡng bức tranh phong cảnh thiên nhiên tuyệt sắc thì bạn nhớ ghé thăm chùa Bác Ái Kon Tum - ngôi chùa cổ kính lâu đời nhất ở Tây Nguyên và là niềm tự hào của người dân nơi đây. Chùa Bác Ái Kon Tum là cơ sở Phật giáo có mặt đầu tiên tại nơi đây. Ngôi chùa này sở hữu nét đẹp kiến trúc đơn sơ, mộc mạc và đã trở thành điểm đến tham quan yêu thích cho những ai muốn tìm sự thanh bình, tĩnh lặng trong tâm hồn. Là ngôi chùa đầu tiên được xây dựng tại Kon Tum với lối kiến trúc đậm chất Huế nên

Về phố núi Kon Tum, ngoài được chiêm ngưỡng bức tranh phong cảnh thiên nhiên tuyệt sắc thì bạn nhớ ghé thăm chùa Bác Ái Kon Tum - ngôi chùa cổ kính lâu đời nhất ở Tây Nguyên và là niềm tự hào của người dân nơi đây.

Chùa Bác Ái Kon Tum là cơ sở Phật giáo có mặt đầu tiên tại nơi đây. Ngôi chùa này sở hữu nét đẹp kiến trúc đơn sơ, mộc mạc và đã trở thành điểm đến tham quan yêu thích cho những ai muốn tìm sự thanh bình, tĩnh lặng trong tâm hồn. Là ngôi chùa đầu tiên được xây dựng tại Kon Tum với lối kiến trúc đậm chất Huế nên đã tạo nét đẹp riêng biệt cho ngôi chùa. Và đây cũng là một trong những ngôi chùa cổ của người dân phố núi được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia.

Chùa Bác Ái Kon Tum giữa lòng phố núi

Đôi nét về chùa Bác Ái Kon Tum

Chùa Bác Ái Kon Tum ở đâu?

Chùa Bác Ái có tọa lạc thuộc thị xã Kon Tum, tỉnh Kon Tum. Phía Đông của chùa giáp với đường Trần Phú, phía Tây của chùa giáp với đường Mạc Đĩnh Chi, phía Nam thì giáp với đường Phan Chu Trinh, phía Bắc giáp đường Bà Triệu. Đây là ngôi chùa cổ thế nên kiến trúc chùa Bác Ái vẫn được giữ nguyên vẹn như thuở ban đầu. Sắc tự, bức tượng Quan Âm, chiếc phản gỗ...vẫn là một trong những món đồ còn được giữ nguyên vẹn nơi đây.

Lịch sử hình thành chùa Bác Ái

Nằm trên ngọn đồi trước đây chính là khu rưng hoang sơ, chùa cổ Bác Ái được xây dựng vào năm 1932 theo hệ phái Bắc tông. Sau hoàn thành chùa được gọi là Tổ Đình Bác Ái. Ông Võ Chuẩn, huấn đạo tỉnh Kon Tum đã cho thiết kế và đốc cả người kinh lẫn đồng bào dân tọc thiểu số khai báo ngọn đồi già nhằm xây chùa, thiết kế theo kiểu chữ "Môn".

Chùa Bác Ái Kon Tum cổ kính

Vào năm 1931 năm Tân Mùi, những tĩnh miền Trung bộ do bị hạn hán mất mùa liên tiếp, cuộc sống của người dân lâm vào khốn khó. Thế nên, những năm cuối 1031 và 1932 một cuộc di dân lớn từ tỉnh miền trung như Huế, Đà Nẵng, Bình Định, Quảng Nam đổ xô vào vùng đất cao nguyên và Kon Tum.

Trong cuộc di dân này chiếm đến 70% số người chết đói dọc đường, 30% còn lại được đến miền đất hứa. Và để duy trì cuộc sống thường ngày, người dân này đã phá rừng làm nương rẫy. Cũng chính từ đây họ đã gặp nhiều hiểm nguy khi bị thú dữ, rắn hổ mang tấn công làm chết nhiều người.

Đến năm 1932, ông Võ Chuẩn đã thỉnh ngài Hoằng Thông thủ tọa chùa Bạch Sa, Quy Nhơn cùng các chư tăng lên Kon Tum làm chay 3 ngày để cầu siêu cho những oan hồn uổng tử. Sau trai đàn chẩn tế, ông đã cung thỉnh ngài Hoằng Thông chứng minh khai tự hiệu Bác Ái. Bác Ái có nghĩa là lòng thương bao la, không phân biệt tôn giáo kẻ Thượng, người Kinh.

Chùa cổ Bác Ái cũng được vua Bảo Đại ban tấm biển “Sắc tứ Bác Ái Tự” vào năm 1933 và tặng 2 câu đối và được khắc sơn son thiếp vàng 2 bên cột trước Đại Hùng bửu điện. Năm 1990, ngôi chùa đã được trùng tu lại với sự tổ chức của Thượng tọa trụ trì Thích Chánh Quang.

Nét đẹp kiến trúc chùa tổ đình Bác Ái Kon Tum

Lối kiến trúc của chùa Bác Ái Kon Tum được xây dựng theo hướng Bắc Nam với kiểu dáng chữ Môn. Ngay từ khi đặt chân vào chùa, du khách sẽ bắt gặp cổng Tam quan án ngự đi thắng là đến nhà Chánh điện ngay chính giữa trung tâm của chùa. Kế 2 bên tả hữu là Đông Lang và Tây Lang.

Khu vực chánh điện

Chánh điện của chùa tổ đình Bác Ái bao gồm 3 gian 2 trái. Cổ lầu được chia làm 3 gian gồm: tiền đường, trung điện và thượng điện. Ở gian này thì thờ Di Đà Tam Hôn, Tam Thế Phật, Hoa Nghiêm Tam Thánh...

Tổ Đình Bác Ái

Hầu hết mọi khu vực của chùa đều được lợp bằng mái ngái bao quanh bởi tường gạch và quét vôi nhìn rất sạch, trang nghiêm. Trần của chùa được đóng la phông, kèo, cột dầm đều được sử dụng từ những loại gỗ quý như: tía, trắc, cà chít cộng hưởng đôi bàn tay tài hoa của nghệ nhân Huế xưa mang đến những đường chạm trổ với đường nét tinh xảo, kỳ công, trau truốt từng chi tiết. Bên cạnh đó, còn có trụ gỗ biểu tượng 7 đầu lân của sĩ quan Nhật tự vẫn nơi sau chùa vào cuối thế chiến thứ 2 và một tấm bia ghi công đức của ngài Đại úy Pháp Quenin.

Chùa lợp bằng mái ngói, quét vôi trắng

Khu vực ngoài chánh điện

Bên ngoài Chánh điện chính là Hoa Viên với sự xuất hiện của nhiều bia, tháp, mộ, miếu thờ Sơn thân, Đoàn quán, Thần hoàng Bổn Cảnh và nhà trù. Vì đã được trùng tu lại nên chỉ còn xuất hiện một vài hiện vật có giá trị nghệ thuật như: Tương Quan Thế Âm, Tượng Tam tòa Thánh mẫu được làm từ chất  liệu gốm men rạn, câu đối, Hoành phi, hộp sắc phong, bửu ấn...được trưng bày trang nghiêm và phảng phất vết tích thời gian.

Tượng Phật Quan Thế Âm

Hệ thống tượng thờ

Tổ đình Bác Ái còn sở hữu hệ thống tượng thờ khi được phủ lên lớp đồng sáng bóng nên không còn giữ được nét đẹp nguyên sơ, cổ kính như thuở ban đầu. Và một vài điêu khắc như rồng chầu, dây cuốn cũng không còn.

Chùa Bác Ái Kon Tum có ý nghĩa rất to lớn đối với người Kinh khi di dơi lên mảnh đất Kon Tum sinh cơ lập nghiệp. Đây chính là tiền đề, là cơ sở để họ tìm đến giáo lý Phật pháp, tìm về truyền thống xưa cũ mà ông cha ta để lại. Từ đó đã làm phong phú thêm những giá trị màu sắc văn hóa tâm linh của người Kon Tum nói riêng và mảnh đất Tây Nguyên nói chung. Đó cũng chính là giá trị đặc sắc, là niềm tự hào của người dân phố núi mà chùa Bác Ái có được trong tiến trình hình thành, phát triển cho đến tận ngày hôm nay.

Và nếu có dịp về với mảnh đất Kon Tum đầy nắng và gió thì bạn nhớ ghé thăm Tổ Đình Bác Ái để có cơ hội được chiêm ngưỡng vẻ đẹp kiến trúc của ngôi chùa cổ xưa và biết thêm về một danh lam mới khi trải qua nhiều thăng trầm, biến cố nhưng vẫn giữ được nét đẹp cổ kính, trầm lặng cho đến ngày nay.

Có thể bạn muốn xem