Mâm ngũ quả ngày Tết có ý nghĩa gì-Chọn sao chó đúng theo vùng miền?

Mâm ngũ quả là nét văn hóa không thể thiếu và vô cùng quan trọng trong ngày Tết cổ truyền của người dân Việt Nam trên mọi miền Tổ Quốc. Chính vì vậy, vào những ngày cận kề dịp Tết, người người nhà nhà chuẩn bị mâm ngũ quả ngày Tết thịnh soạn và đầy đủ theo phong tực của từng vùng miền. Chọn mâm ngũ quả ngày Tết phụ thuộc vào từng vùng miền Người ta quan niệm rằng mâm ngũ quả trước là thờ cúng tổ tiên, sau là mong cho gia đình có một năm mới an khang, thịnh vượng và ấm no. Không phải ngẫu nhiên mà người ta chọn loại quả bất kì, tất cả

Mâm ngũ quả là nét văn hóa không thể thiếu và vô cùng quan trọng trong ngày Tết cổ truyền của người dân Việt Nam trên mọi miền Tổ Quốc. Chính vì vậy, vào những ngày cận kề dịp Tết, người người nhà nhà chuẩn bị mâm ngũ quả ngày Tết thịnh soạn và đầy đủ theo phong tực của từng vùng miền.

Chọn mâm ngũ quả ngày Tết phụ thuộc vào từng vùng miền

Người ta quan niệm rằng mâm ngũ quả trước là thờ cúng tổ tiên, sau là mong cho gia đình có một năm mới an khang, thịnh vượng và ấm no.

Không phải ngẫu nhiên mà người ta chọn loại quả bất kì, tất cả đều có lí do và ý nghĩa riêng mang bản sắc tâm linh. Mỗi loại quả được lựa chọn cẩn thận, tròn trịa, không có vết thâm và đồng đều về mặt kích thước. Bởi vậy, không ít bà mẹ lựa chọn rất lâu mới được một mâm ngũ quả ưng ý để cúng gia tiên.

Mâm ngũ quả ngày Tết – giống như cái tên của nó gồm 5 loại quả khác nhau, mỗi loại tượng trưng cho một ước nguyện của chủ nhà. Ý nghĩa biểu tượng qua tên gọi và cả màu sắc đặc trưng của nó. Hơn hết từ “ngũ” trong mâm ngũ quả còn là ước muốn ngàn đời nay của người việt là đạt được Ngũ Phúc Lâm Môn: Phúc, Quý, Thọ, Khang, Ninh.

Nhưng không phải mâm ngũ quả đều giống nhau ở mỗi vùng miền, đất nước Việt Nam được phân chia thành 3 miền Bắc Trung Nam nên lựa chọn ngũ quả cũng khác nhau. Nó phụ thuộc vào địa hình, phong tục, tập quán, khí hậu và quan niệm riêng về Tết cổ truyền mà lựa chọn những loại quả cho phù hợp nhất.

Ý nghĩa của từng loại quả trong mâm ngũ quả:

Phật thủ: Bàn tay phật che chở cho cả gia đình. Bưởi: Mong muốn an khang, thịnh vượng. Chuối: Tượng trưng cho con cháu sum vầy, quây quần, đầm ấm, hứng lấy may mắn, bao bọc và chở che Quả lê hoặc dưa lê: Tượng trưng cho sự thành đạt, thăng tiến. Cam, quýt: Tượng trưng cho sự thành đạt. Táo: Phú quý, giàu sang. Thanh long: Rồng mây hội tụ, thể hiện sự phát tài phát lộc. Dưa hấu: Căng tròn, mát lành, hứa hẹn sự ngọt ngào, may mắn. Quả trứng gà: Lộc trời cho. : Vị ngọt thanh, ngụ ý việc gì cũng trơn tru, suôn sẻ. Lựu: Nhiều hạt, tượng trưng cho con đàn cháu đống. Đào: Thể hiện sự thăng tiến. Sung: Gắn với biểu tượng sung mãn, sức khỏe và tiền bạc. Đu đủ: Thịnh vượng, đủ đầy. Xoài(phát âm giống như “xài”): Cầu mong cho việc tiêu xài không thiếu thốn.

Đặc trưng mâm ngũ quả miền Bắc bạn cần biết

Theo quan niệm xa xưa của cha ông ta thì người miền Bắc bày mâm ngũ quả theo thuyết Ngũ hành trong băn hóa phương Đông, vạn vật dung hòa với trời đất.

Cũng bởi vậy mà nhìn mâm ngũ quả trong mỗi gia đình miền Bắc đều có sự hài hòa 5 màu sắc Mộc màu xanh, Thủy màu đen, Hỏa màu đỏ, Thổ màu vàng.

Sự sắp xếp các loại quả cũng vô cùng cân xứng và hài hòa mang đến nét đẹp nền nã và cân xứng rất hợp với phong thủy ngày Tết.

Thông thường mâm ngũ quả miền Bắc thường có 5 loại: Bưởi, đào, hồng, quýt, chuối.

Cách trình bày mâm ngũ quả của người miền Bắc cũng khá cân xứng: Chuối ở bên dưới đỡ lấy toàn bộ các loại quả khác. Ở giữa là quả phật thủ hoặc quả bưởi và những loại quả khác bày xung quanh.

Nếu như muốn đẹp mắt hơn nữa thì có thể bày thêm quýt vàng, hay những quả ớt màu đỏ. Đặc biệt, người ta có thể làm đa dạng thêm mâm ngũ quả bằng cách thêm vào đó nhiều loại quả nữa.

Nhưng mặc dù vậy, người ta vẫn goi đó là mâm ngũ quả truyền thống.

Đặc trưng mâm ngũ quả miền Trung bạn cần  biết

Do địa hình khí hậu của mảnh đất miền Trung nắng gió, hoa quả không nhiều nên người dân nơi đây không quá cầu kì trong việc bày biện mâm ngũ quả ngày Tết (họ quan niệm thành tâm là được, có gì cúng nấy).

Khi đến một gia đình nào đó trong miền Trung, bạn sẽ thấy mâm ngũ quả không cần thiết phải chọn theo quy chuẩn, quả nào cũng được.

Một số loại quả có thể thấy: Dứa, cam, quýt, chuối, thanh long, mãng cầu, dưa hấu…

Đặc trưng mâm ngũ quả miền Nam bạn cần biết

Mong muốn “Cầu sung vừa đủ xài” đã ăn sâu vào quan niệm của người dân miền Nam trong những ngày Tết, vì vậy họ sẽ bày mâm ngũ quả theo 5 loại quả: Mãng cầu, Sung, Dừa, Đu đủ, Xoài.

Có thể thấy mâm ngũ quả của người miền Nam khá phóng khoáng và bình dị như bản chất con người họ, không mong giàu sang phú quý chỉ mong cuộc sống “đủ”.

Tuy nhiên người miền Nam lại kiêng một số loại quả bạn cũng nên biết:

Lê, tao: Lê lết, đổ bể, dễ thất bại

Cam, quýt: Quýt làm cam chịu

Chuối: Chúi nhủi, làm ăn không phất lên được

Như vậy, mâm ngũ quả ngày Tết là nét truyền thống trong văn hóa Việt nên mỗi người nên trân trọng, giữ gìn và bảo vệ nét đẹp văn hóa đó để mong một năm mới an khang đến với mọi nhà.

Thực hiện:

Có thể bạn muốn xem